Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ NHBL

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh (Trang 67)

VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

- Tư vấn cho khách hàng kĩ trước khi gửi tiền để tùy vào nhu cầu và thời gian có vốn nhàn rỗi mà lựa chọn gửi tiền ngắn hạn hay dài hạn phù hợp với bản thân khách hàng, có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết, thường xuyên giao dịch với ngân hàng bằng lãi suất thỏa thuận và có quà tặng hợp lí gửi đến khách hàng vào các dịp đặc biệt như lễ, tết, chúc mừng sinh nhật khách hàng. Làm việc này vừa củng cố mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, vừa nhờ khách hàng giới thiệu thêm các khách hàng có tình hình tài chính mạnh và uy tín cao cho ngân hàng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ cho khách hàng bằng cách tăng cường các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng, lựa chọn ra một số sản phẩm lõi để tạo ra tính khác biệt và khẳng định thương hiệu của ngân hàng. Ngoài ra, để nâng cao sốlượng khách hàng sử dụng dịch vụ bán lẻ có thể khuyến khích nhân viên phát triển kinh doanh khi tư vấn cho khách hàng sử dụng một sản phẩm dịch vụ có thể giới thiệu thêm các sản phẩm chéo có liên quan để khách hàng hiểu rõ và lựa chọn các sản phẩm dịch vụ thích hợp với bản thân mình. Đồng thời cần tuyển thêm một số nhân viên tín dụng mới để có thể san sẻ công việc với các nhân viên cũ, tạo điều kiện để các nhân viên được đi học tập, đào tạo nghiệp vụđể có thể làm việc đạt hiệu quả tốt hơn. Trong công tác cho vay, cần chú trọng khâu thẩm định khách hàng để biết rõ khách hàng mà xét duyệt mức giải ngân hợp lí, tránh làm tăng dư nợ quá cao cho ngân hàng.

- Trong thời gian tới có thể tiến hành điều tra, khảo sát và lắp đặt thêm một số máy ATM ở các địa phương trọng điểm, có nhiều khách hàng giao dịch với ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được sử dụng máy. Đồng thời có thể kết hợp với các tường học, công ty lớn để tổ chức các buổi gặp gỡ, giới thiệu về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ hiện có.

- Mở rộng mạng lưới phân phối của ngân hàng đến các địa phương xa xôi của tình. Các thị trường xa xôi này người dân chưa được làm quen nhiều với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, còn nhiều tiềm năng để khai thác về khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Trong việc kinh doanh NHBL, việc tìm tòi những thị trường chưa khai phá là vấn đề quan trọng quyết định thành bại của việc kinh doanh.

- Dịch vụ bán lẻ phát triển chủ yếu dựa trên công nghệ thông tin, vì công nghệ thông tin là kênh phân phối quan trọng và không thể thiếu của ngân hàng. Cần chú trọng thật sự vào phát triển ngân hàng điện tử mặc dù việc này đòi hỏi chi phí cao từ ban đầu. Các sản phẩm internet banking, phone banking, SMS banking có khả năng phát triển trong tương lai nếu được đầu tư đúng mức, đánh vào đúng đối tượng khách hàng. Đi đôi với việc phát triển ngân hàng điện tử là vấn đề bảo mật và an toàn. Đây là rủi ro của dịch vụ ngân hàng và vấn đề chuyên viên kĩ thuật để bảo hành công nghệ.

- Nâng cao chất lượng nhân viên phát triển kinh doanh, cân bằng tỷ lệ giới tính để tiện cho việc giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, cần tăng thêm số lượng nhân viên để có thể hoàn thành chỉtiêu ngân hàng đưa ra.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khách hàng vay vốn để phát triển kinh tế cá nhân, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển phù hợp với xu thế chung của đất nước. Đời sống của người dân được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm cao cấp hơn.

- Chú trọng thị trường cũ và quan tâm thực sự tới thị trường mới trong bối cảnh cạnh tranh mạnh. Khách hàng cá nhân là khách hàng to lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ. Chú ý tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và tính sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, đối tượng nông dân có chọn lọc cũng khá tiềm năng nếu có phương án tiếp cận hợp lý.

- Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị hình ảnh ngân hàng đồng thời thường xuyên phân tích đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn thường xuyên để kịp thời đưa ra các chính sách và sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, có thể kết hợp thương mại và tài chính, các hoạt động tài chính với nhau trong mối liên hệ chung, chú trọng vào các mối liên kết mới như ngân hàng – bảo hiểm, ngân hàng - chứng khoán...

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả của quá trình phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL của DAB Trà Vinh nhận thấy ngân hàng hiệu quả cũng khá ổn định, có lợi nhuận cao nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục.

DAB Trà Vinh mặc dù đi vào hoạt động không lâu nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín, niềm tin nơi khách hàng và có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Hoạt động kinh doanh cũng có nhiều hiệu quả khả quan: tình hình huy động vốn và doanh số cho vay ổn định và có xu hướng tăng, các chỉtiêu như vòng quay vốn tín dụng hay hiệu suất sử dụng vốn tương đối tốt, công tác thu nợ được thực hiện tốt làm giảm nợ khó đòi cho ngân hàng . Bên cạnh đó, ngân hàng hoạt động tốt ở mảng kinh doanh thẻ, mang lại lợi nhuận chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Các tiện ích của ngân hàng điện tử cũng đang được tích cực triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Mặt khác, ngân hàng có mối quan hệ hợp tác khá tốt với siêu thị Co.op Mart để tiến đến làm thẻ đồng thượng hiệu trong thời gian tới, nâng cao số lượng khách hàng. Không dừng lại ở đó, để tạo đà cho sự phát triển trong những năm tiếp theo ngân hàng cần phải cố gắng và quyết tâm hơn nữa trong việc hoàn thiện những chính sách tín dụng, quy trình cũng như quy chế trong cho vay theo các phương thức khác nói chung nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tạo thêm điều kiện cho việc làm ăn sinh sống cho người dân.

Đạt được các thành tựu khả quan nhưng DAB Trà Vinh vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn trước mắt như: tình hình tài chính chưa đủ mạnh để có thể mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn toàn tỷnh, thu nhập từ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ sức cạnh tranh của ngân hàng về sản phẩm dịch vụ chưa mạnh và có sức ảnh hưởng lớn, công tác quảng cáo tiếp thị chưa được quan tâm đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên, sốlượng các nhân viên chưa đủđáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.

Phát triển dịch vụ NHBL ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Để trở thành ngân hàng bán lẻ tiên tiến trong tương lai DAB Trà Vinh cần tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có và khắc phục những điều còn tồn tại mới có thể canh tranh với các ngân hàng khác về lĩnh vực nhiều tiềm năng là sản phẩm dịch vụ.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

- Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lí về hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NNNN cần ban hành thêm các qui định mới sao cho phù hợp với tình hình kinh tế mới, với yêu cầu phát triển ngành ngân hàng, hoàn thiện các qui định về quả lí ngoại hối, cơ chế điều hòa tỷ giá, điều hòa lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hoạt động bằng cách không hạn chế mở thêm phòng giao dịch nếu ngân hàng có đủ điều kiện.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM để phát hiện kịp thời các sai sót trong công tác tín dụng, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các hành vi gây thiệt hại cho ngân hàng

- Có chính sách hạn chế việc sử dụng tiền mặt và khuyến khích thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng đểcác NHTM có thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng vay, thúc đẩy việc kết nối thanh toán thẻ.

- Bổ sung và hoàn thiện một số chính sách cho vay, cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM và môi trường kinh tế mới.

- Chỉ đạo các NHTM báo cáo rõ các vướng mắc tồn tại, bất cập nếu có trong các văn bản pháp lý đã ban hành và những yêu cầu về những vấn đề trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, để NHNN kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành mới tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

6.2.2. Đối với Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng hơn nữa trong công tác thu hồi nợ quá hạn, trong công tác xác nhận hồsơ vay vốn của khách hàng.

- Toà án nhân dân tiếp tục hỗ trợ ngân hàng trong việc khởi kiện khách hàng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đấu giá, phát mãi tài sản thế chấp nhanh chóng nhằm giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.

- Chính quyền địa phương nên có các chủ trương khuyến khích người dân hạn chế sử dụng tiền mặt để kinh doanh mà thay vào đó là sử dụng các tiện ích của ngân hàng điện tử. Việc này vừa có lợi cho ngân hàng, vừa an toàn cho tài sản của người dân.

6.2.3. Đối với DAB Trà Vinh

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, khách hàng uy tín.

- Tăng cường thông tin tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi phù hợp với đặc điểm khách hàng từng vùng, từng địa phương để mở rộng sản phẩm, dịch vụ của mình. Tiếp tục củng cố sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ như: cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, thái độ phục vụ tốt của cán bộ.

- Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, hướng tới thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong cho vay và tăng thu nhập dịch vụ.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên ngân hàng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.

- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, phát thư góp ý cho khách hàng để từđó phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm để nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hồng Mỹ (2013). Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Trà Vinh.

Đại học Trà Vinh.

2. Nguyễn Thị Qui (2005). Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu hướng hội nhập. Nhà xuất bản Lý luận chính trị

3. Võ Thị Mai Phương (2012). Luận văn: Phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại (2012). “Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại”. Tủsách Đại học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), “Quản trị Ngân hàng thương mại”. Tủsách Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)