4.1.2.1. Tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn
Trong hoạt động kinh doanh NHBL thì lĩnh vực tín dụng đối với đối tượng KHCN là một trong những tiêu chí đánh giá được rõ nét nhất sự thành công của mô hình bán lẻ trong hoạt động ngân hàng nên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong khi các doanh nghiệp hấp thụ vốn có phần chậm chạp thì tín dụng cá nhân đã được các ngân hàng đẩy mạnh, thậm chí là một trong những mũi nhọn tăng trưởng. Lí do lĩnh vực này được nhiều ngân hàng quan tâm đến là vì đây là lĩnh vực phân tán rủi ro cho ngân hàng với những khoản vay có số lượng tiền vay nhỏ, đối tượng đi vay tương đối đa dạng và phong phú.
DAB là một trong những ngân hàng có một nền tảng nghiệp vụ quản lý rủi ro vững chắc và luôn tập trung kiểm soát rủi ro danh mục cho vay nên nợ xấu luôn được kiểm soát tốt nhưng vẫn tăng trưởng được danh mục cho vay. Ngân hàng cũng đưa ra định hướng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiện lợi để mua sắm tài sản, kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc các nhu cầu tiêu dùng khác nhau với chính sách quản lý rủi ro phù hợp; hướng đến củng cố quy trình quản lý rủi ro mà vẫn thu hút được nhiều khách hàng thông qua các sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu. Với chiến lược bài bản và sản phẩm đa dạng thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng nên trong giai đoạn 2010 – 2012, ngân hàng DAB Trà Vinh có tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn tăng trưởng tương đối tốt. Hiện nay ngân hàng có đầy đủ khả năng để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn vì có được trụ sở khang trang góp phần tạo niềm tin và thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Ngoài ra, DAB Trà Vinh còn có cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và lực lượng nhân viên tín dụng và nhân viên xử lí nợ có trình độ chuyên môn cao có thểtin tưởng rằng tình hình tín dụng cá nhân chủa ngân hàng sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời
Bảng 4.3: Tình hình tín dụng cá nhân theo thời hạn của DAB Trà Vinh 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
1. Doanh số cho vay 330.265 100 390.154 100 453.785 100 59.889 18,13 63.631 16,30
Ngắn hạn 295.024 89,32 350.862 89,92 403.035 88,81 55.838 18,92 52.173 14,86 Trung và dài hạn 35.241 10,68 39.292 10,08 50.750 11,19 4.051 11,49 11.458 29,16 2. Doanh số thu nợ 271.911 100 311.764 100 393.002 100 39.853 14,65 81.283 26,05 Ngắn hạn 248.473 91,38 277.875 89,12 343.226 87,33 29.402 11,83 65.351 23,52 Trung và dài hạn 23.438 8,62 33.889 10,88 49.776 12,67 10.451 44,59 15.887 46,88 Dư nợ 301.498 100 379.888 100 440.671 100 78.390 26,01 60.783 16,01 Ngắn hạn 279.308 92,64 352.295 92,73 412.104 93,51 72.987 26,13 59.809 16,97 Trung và dài hạn 22.190 7,36 27.593 7,27 28.567 6,49 5.403 24,34 974 3,53
a) Doanh số cho vay
- Ngắn hạn: Vay ngắn hạn chiếm gần 90% các khoản vay của KHCN và các khỏan vay này không có sự chênh lệch nhiều trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 295.024 triệu đồng, đến năm 2011 doanh sốcho vay đã tăng thành 350.862 triệu đồng và năm 2012 thì doanh số này là 403.035 triệu đồng. Tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do thị xã Trà Vinh mới nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh nên nhu cầu vay vốn làm kinh tế, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, phát triển đời sống gia đình của người dân tăng cao. Ngân hàng cũng ưu tiên hơn cho các khoản vay ngắn hạn vì ít rủi ro, quay vòng vốn nhanh và dễ dàng kiểm soát các hồ sơ vay vốn của khách hàng để giảm nợ xấu.
- Trung và dài hạn: Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10 – 11%) trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng về mặt số lượng cũng có tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 thì ngân hàng cho vay với doanh số là 35.241 triệu đồng, năm 2011 là 39.292 triệu đồng và năm 2012 tăng lên thành 50.750 triệu đồng. Ngân hàng có các gói sản phẩm: cho vay mua xe ô tô liên kết với Trường Hải, cho vay đầu tư xây nhà, đầu tư thiết bị y tế, nhà xưởng,.. nên ngân hàng cũng dần dần thu hút các khoản vay lâu thu hồi vốn này, cụ thểlà năm 2012 doanh số tăng 29,16%. Tuy nhiên do đặc điểm là cho vay thời gian dài nên ngân hàng cũng thận trọng, thẩm định kĩ khách hàng mới tiến hành giải ngân với số tiền hợp lí với tài sản đảm bảo nên doanh số cho vay trung và dài hạn không tăng nhiều.
b) Doanh số thu nợ
- Ngắn hạn: Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tỷ lệ với doanh số cho vay nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và số tiền thu nợ của năm sau luôn cao hơn năm trước đó. Năm 2010, doanh số này là 248.473 triệu đồng, năm 2011 là 277.875 triệu đồng và đến năm 2012 là 343.226 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng gia tăng các khoản vay ngắn hạn, khách hàng giao dịch tốt, có thiện chí trả nợ đúng hẹn cùng với các cán bộ tín dụng giỏi, theo dõi các món nợ gần đến hạn và nhắc nhở khách hàng, bộ phận thu hồi nợ có sự quan tâm đúng mức và xử lí tốt các món nợ quá hạn nên giúp doanh số thu nợ của chi nhánh luôn ở mức ổn định.
- Trung và dài hạn: Chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ nhưng cũng ở mức ổn định, không gây ra khó khăn nhiều trong việc thanh khoản của ngân hàng. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng về số tuyệt đối thì tình
doanh số vào năm 2012/2011 tương đối tốt với 46,88% do năm 2012 tình hình kinh doanh của tỉnh có dấu hiệu phát triển khả quan. Tuy nhiên, cần cân đối lại các khoản vay này vì có thời gian tồn vốn lâu, ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cho việc quản lí và thu hồi nợ.
c) Dư nợ
- Ngắn hạn: Qua số liệu bảng 4.3 về tình hình dư nợ của ngân hàng có thể nhận thấy tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng 26,13% so với năm 2011 với số tiền tăng thêm là 72.987 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ tăng 16,97% so với năm 2011 với số tiền là 59.809 triệu đồng. Nguyên nhân là ngân hàng mở rộng qui mô tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn cho các cá nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh. Điều này chứng tỏ công tác mở rộng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong những năm qua rất hiệu quảvà co xu hướng tăng trưởng ổn định.
- Trung và dài hạn: Tình hình dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng tăng dần. Trong đó, năm 2010 dư nợ trung và dài hạn là 22.190 triệu đồng, năm 2011 tăng thêm 5.403 triệu đồng và sang năm 2012 cũng tăng thêm 974 triệu đồng. Tình hình dư nợ của ngân hàng cao là vì dư nợ từcác năm trước mang sang.
4.1.2.2.Tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn cũng là một chỉ tiêu cần thiết. Ngân hàng DAB hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nên có đối tượng khách hàng tương đối đa dạng. Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có người dân gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đối tượng vay vốn của ngân hàng một phần thích ứng với đối tượng này. Do đối tượng nông dân ở các huyện ngoại thành, chưa được nhiều ngân hàng khác quan tâm nên đây là đối tượng còn nhiều tiềm năng để khai thác. Ngoài đối tượng là nông dân vay vốn đểđầu tư vào nông nghiệp – thủy sản thì còn có các đối tượng có nhu cầu vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng trả góp. Có đối tượng khách hàng đa dạng nên ngân hàng có nhiều sản phẩm phù hợp, kết hợp với tư vấn cho khách hàng khi vay vốn giúp khách hàng lựa chọn được gói sản phẩm thích hợp nhất với nhu cầu thực tế và khảnăng trả nợ cho ngân hàng khi đến thời hạn thu hồi nợ. Song song với việc mở rộng khách hàng, nâng cao được doanh số cho vay thì tình hình thu nợ cũng là một vấn đề cần quan tâm vì khách hàng ở các địa bàn xa xôi sẽ làm cho ngân hàng phải tốn nhiều chi phí cho việc thu hồi và xử lí các khoản vay khi đến hạn. Khi cân đối được tình hình giải ngân và thu hồi nợ sẽtăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 4.4: Tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của DAB Trà Vinh 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
1. Doanh số cho vay 330.265 100 390.154 100 453.785 100 59.889 18,13 63.631 16,31
SXKD 290.579 87,98 310.154 79,49 365.327 80,50 19.575 6,74 55.173 17,79 NN - TS 18.863 5,71 33.479 8,58 35.098 7,73 14.616 77,49 1.619 4,84 Tiêu dùng 20.823 6,31 46.521 11,93 53.360 11,77 25.698 123,41 6.839 14,70 2. Doanh số thu nợ 271.911 100 311.764 100 393.002 100 39.853 14,66 81.238 26,06 SXKD 231.233 85,03 254.680 81,68 318.221 80,97 23.447 10,14 63.541 24,95 NN - TS 20.203 7,43 20.512 6,57 33.274 10,45 309 1,53 12.762 62,22 Tiêu dùng 20.475 7,54 36.572 11,75 41.507 8,58 16.097 78,62 4.935 13,49 Dư nợ 301.498 100 379.888 100 440.671 100 78.390 26,00 60.783 16,00 SXKD 257.166 85,29 312.640 82,29 359.746 81,63 55.474 21,57 47.106 15,07 NN - TS 35.287 11,70 48.254 12,70 50.078 11,36 12.967 36,75 1.824 3,78 Tiêu dùng 9.045 3,00 18.994 5,01 30.847 7,01 9.949 109,99 11.853 62,40
a) Doanh số cho vay: Doanh số cho vay SXKD luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm khoảng 80% trong toàn bộ doanh số cho vay KHCN, tiếp đến là cho vay để sản xuất NN – TS và cuối cùng chiếm tỷ trọng ít nhất là cho vay tiêu dùng. Tuy có tỷ trọng khác nhau nhưng nhìn chung xu hướng cho vay cả 3 mục đích đều tăng dần qua các năm.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2010 2011 2012 SXKD NN - TS Tiêu dùng
Nguồn: phòng Kế toán DAB Trà Vinh, 2010 - 2012
Hình 4.1: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của DAB Trà Vinh 2010 – 2012
- Cho vay SXKD: Từ năm 2010, thị xã Trà Vinh chính thức lên thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh. Vì thế, Trà Vinh đang là tỉnh đang trên đà phát triển kinh tế, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đểđầu tư kéo theo sự phát triền kinh tế hộ gia đình. Người dân có điều kiện kinh doanh thuận lợi nên có nhu cầu vay vốn để mở rộng lĩnh vực SXKD. Mặt khác, các công nhân viên chức ngoài thời gian đi làm cũng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh nhỏ, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chính những lí do trên đã làm doanh số cho vay trong giai đoạn 2010 – 2012 liên tục tăng qua các năm, chỉ tiêu này năm 2012 tăng thêm 55.173 triệu đồng đưa DSCV đối tượng này lên tới 365.327 triệu đồng. Doanh số cho vay cao một mặt là dấu hiệu đáng mừng, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng trước khi giải ngân.
- Cho vay NN – TS: Trà Vinh cũng là một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và thủy sản, đa số là trồng lúa và nuôi tôm. Vì đặc thù của nông nghiệp và thủy sản là các hoạt động sản xuất diễn ra theo mùa vụ, mang tính ngắn hạn. Ngân hàng đang mở rộng đối tượng khách hàng nông dân, cho vay
để làm vốn sản xuất (85% chi phí) và thời gian hoàn trả tối đa lên đến 5 năm. Với những ưu điểm như vậy nên sản phẩm “Cho vay cùng nông dân tích lũy” được nhiều nông dân lực chọn. Những năm gần đây do chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và con giống nên nông nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn, vì thế DSCV của ngành này cũng tăng nhẹ qua từng năm. Năm 2010, DSCV NN – TS tăng nhẹ. Do năm 2011 hệ thống giao thông, kênh rạch được cải thiện đáng kể kết hợp công tác tuyên truyền kiến thức trồng trọt đến nông dân nên nông dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất làm DSCV đạt 33.479 triệu đồng, tăng lên 77,49%.
- Cho vay tiêu dùng: Đời sống ngày càng phát triển thì nhu cầu cá nhân của người dân cũng tăng lên. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh,…Và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân. Nhìn chung DSCV tiêu dùng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2010, DSCV tiêu dùng là 20.823 triệu đồng. Chỉ tiêu này năm 2011 là 46.521 triệu đồng, tăng 123,41% (25.698 triệu đồng) so với năm 2010. Đến năm 2012, tăng thêm 6.839 triệu đồng, tăng tương ứng 14,70% và đưa DSCV của năm này đạt 53.360 triệu đồng. DSCV tiêu dùng tăng qua các năm là do ngân hàng có thêm nhiều chương trình cho vay góp với đối tượng hội phụ nữ, cán bộ công nhân viên,…Mặt khác, khi thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu cá nhân của họ cũng tăng lên, họ muốn cuộc sống được tốt hơn, do đó các nhu cầu chi tiêu cho việc sinh hoạt cá nhân ngày càng tăng. Điều này cũng góp phần làm tăng DSCV tiêu dùng.
b) Doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ SXKD: Vì doanh số cho vay SXKD cao nên doanh số thu nợ SXKD cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2012, doanh số thu nợ tương đối cao tăng 24,95% so với năm 2011.Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, do đối tượng cho vay SXKD đều có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên, có khảnăng quay vòng vốn nhanh để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để không có nợ quá hạn và phải chịu tiền phạt chậm trả.
- Doanh số thu nợ NN – TS: Cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010 ngành nông nghiệp, thủy sản đạt nhiều thành tựu về sản lượng và chất lượng, giá trị xuất khẩu tăng vượt trội, đem lại thu nhập cho người dân, góp phần làm tăng DSTN ngành này. Sang năm 2011, doanh số thu nợ có tăng nhưng không nhiều là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng
không ít đến nông dân. Thêm vào đó, nông dân trồng trọt nhiều loại cây trồng nhưng có cây dài ngày nên chưa thu hoạch được ngay làm ứđọng nguồn vốn. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng 62,22% so với năm 2011 vì năm này nông dân làm được mùa và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp làm giảm bớt một phần chi phí cho nông dân, góp phần tạo điều kiện cho nông dân trả nợ ngân hàng.
- Doanh số thu nợ tiêu dùng: Đối với cho vay tiêu dùng có sựgia tăng cả