Những hạn chế khi phát triển dịch vụ NHBL

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh (Trang 65)

- Đối với hoạt động huy động vốn KHCN: hiện nay DAB Trà Vinh chưa cân đối được nguồn tiền gửi ngắn hạn và trung dài hạn. Tỷ trọng của tiền gửi ngắn hạn chiếm khoảng 75% tổng vốn huy động. Vì nguồn tiền chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn nên ngân hàng cũng chỉ có thể duyệt các khoản vay ngắn hạn, không thu hút được các khách hàng có nhu cầu vay trung và dài hạn. Một phần làm mất khách hàng tiềm năng, một phần cũng gây giảm thu nhập cho ngân hàng vì các khoản vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao. Bên cạnh đó, nếu tình hình mất cân đối này xảy ra trong thời gian dài có thể gây ra các rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.

- Đối với tình hình tín dụng cá nhân: hoạt động này vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao (khoảng 90%) so với các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. Việc này gây trở ngại cho việc thực hiện chức năng 1 NHBL tiên tiến của DAB Trà Vinh. Trong hoạt động tín dụng cá nhân này còn tồn tại một số vần đề như nợ xấu tăng qua các năm, cán bộ thẩm định còn ít so với các hồsơ vay vốn cần thẩm định nên chưa thể thực hiện đầy đủ qui trình thẩm định của tất cả các hồ sơ, nhất là hồ sơ ở các huyện ở xa. Vì vậy, có thể không xác định chính xác tình trạng, giá thị trường của các tài sản thế chấp góp phần làm tăng nợ xấu cho ngân hàng.

- Đối với hoạt động kinh doanh thẻ: các khách hàng chỉ sử dụng các dịch vụ quen thuộc, truyền thống mà chưa biết đến các dịch vụ khác của máy ATM, làm nguồn thu nhập từ mảng kinh doanh thẻ chưa tương xứng với chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa lắp đặt được máy ATM trên toàn bộ các huyện trực thuộc tỉnh. Hiện nay máy ATM chỉ có ở thành phố Trà Vinh, Càng Long, Cầu Ngang, Tiểu Cần mà chưa có ở huyện Duyên Hải, Trà Cú và Cầu Kè. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc triển khai mở thẻ và sử dụng các dịch vụ kèm theo.

- DAB Trà Vinh hiện tại chỉ có 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Do đó, việc giao dịch của khách hàng tại các khu vực ở huyện, xã còn nhiều hạn chế.

- Lượng khách hàng sử dụng các tiện ích của ngân hàng điện tử gồm internet banking, SMS banking, mobile banking, phone banking để thanh toán trực tuyến, nạp tiền điện tửchưa phổ biến.

- Số lượng nhân viên phát triển kinh doanh ở phòng KHCN của ngân hàng tuy làm việc nhiệt tình, có chất lượng nhưng còn ít nên việc tìm kiếm khách hàng chưa đạt được kết quảnhư mong đợi.

- Một số sản phẩm hiện có tại ngân hàng vẫn chưa triển khai được như cho vay mua xe ôtô liên kết với đối tác, bán chứng khoán, gói sản phẩm cho vay du học sinh, cho vay trả góp chợ.

- Đối tượng khách hàng và sản phẩm chưa được mở rộng, chủ yếu là cho vay tiêu dùng trảgóp cho các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh trà vinh (Trang 65)