Hiện nay, ban lãnh đạo của khối NHTMCP Việt Nam đều xác định mục tiêu hoạt động tương lai là trở thành ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển sang ngân hàng đô thị đa năng .. Sau năm 2015, thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài sẽ khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào thị trường Việt Nam.
một trận tuyến mới còn bỏ ngỏ, có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới và tiêu dùng dân cư có tiềm năng phát triển cao. “ Để trở thành một NHBL tiên tiến thì thu nhập của các hoạt động dịch vụ của ngân hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập” (Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập – PGS.TS Nguyễn Thị Quy, trang 157). Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng chưa nhiều, chủ yếu là ở mảng tín dụng cá nhân.
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt đông cho vay đối với KHCN của DAB Trà Vinh 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm
2011
Năm 2012
1 Tổng vốn huy động KHCN
Triệu đồng 390.940 410.312 471.410
2 Doanh số cho vay KHCN
Triệu đồng 330.265 390.154 453.785
3 Dư nợ cho vay cá nhân
Triệu đồng 301.498 379.888 440.671
4 Dư nợ cho vay cá nhân bình quân
Triệu đồng 346.335 340.693 410.279
5 Tổng dư nợ chung Triệu đồng 898.118 1.077.696 1.716.677 6 Nợ xấu KHCN Triệu đồng 1.072 1.536 1.904 7 Doanh số thu nợ KHCN Triệu đồng 271.911 311.764 393.002 8 Dư nợ KHCN/Tổng dư nợ % 33,57 35,25 25,67 9 Hiệu suất sử dụng vốn % 77,12 92,58 93,47 10 Hệ số thu nợ % 82,33 79,90 86,60 11 Nợ xấu/Dư nợ KHCN % 0,35 0,41 0,43 12 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Vòng 0,78 0,91 0,95
Nguồn: phòng Kế toán DAB Trà Vinh, 2010 - 2012
Để thấy được rõ ràng hơn hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN của DAB Trà Vinh phải phân tích sâu hơn những chỉ tiêu sau đây:
4.2.1.1. Tỷ lệdư nợ KHCN/ Tổng dư nợ
Tỷ trọng dự nợ cho vay KHCN/ Tổng dư nợ có sự biến động thường xuyên, chưa ổn định. Năm 2011, dự nợ KHCN chiếm tỷ lệ khá cao là 35,25% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là năm 2011 các ngân hàng cho vay với lãi suất cao (17 – 19%), tình hình kinh tế có nhiều bất ổn ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Tuy dư nợ cá nhân ở mức cao nhưng cũng không đến mức phải lo lắng cho vay đối tượng này có thể phân tán rủi ro cho ngân hàng. Đối tượng này thường vay với số lượng nhỏ, thời gian ngắn và có nguồn thu nhập ổn định. Sang năm 2012, tỷ lệdư nợ KHCN/ Tổng dư nợ giảm 25,67% so với năm 2011 vì năm này Ngân hàng Nhà nước kéo giảm lãi suất, khơi lại niềm tin cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều hơn KHCN làm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao hơn.
4.2.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Trong giai đoạn 2010 – 2012, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng so sánh khảnăng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn quá thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng không hiệu quả.
Nhận xét thấy trong ba năm qua khả năng huy động vốn KHCN của ngân hàng tương đối tốt và ổn định, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động KHCN vào dư nợ KHCN. Trong ba năm vốn huy động KHCN luôn cao hơn dư nợ KHCN tại đơn vị. Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng là 92,58% và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 0,89% thành 93,47%. Điều này cho thấy ngân hàng đã tích cực trong việc huy động vốn để cho vay và chưa cần thêm nguồn vốn điều chuyển từ hội sở về, tránh được chi phí sử dụng vốn điều chuyển và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
4.2.1.3. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ tiến triển tốt và ngược lại. Năm 2011 hệ số thu nợ giảm thấp, còn 79,90% thấp hơn 2 năm 2010 và 2012. Nguyên nhân là do năm 2011 kinh tế khó khăn nên khó thu nợ được đúng hạn. Tuy hệ số thu nợ tăng trưởng không đều nhưng vẫn ở mức cao. Đạt được kết quả như vậy là do NVTD đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, chọn lọc được những khách hàng có uy tín, kiểm tra giám sát,
thường xuyên làm việc với khách hàng trả nợ khi đến hạn. Từ đó tạo uy tín cho ngân hàng, nâng cao được vị thế của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
4.2.1.4. Nợ xấu/ Dư nợ cho vay cá nhân
Nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào. Điều đáng quan tâm hơn hết là làm thế nào để giữ tỷ lệ này ở mức chấp nhận được nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng. Qua các năm, tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng luôn được khống chế ở mức thấp, nhỏ hơn 0,5%, đây là việc làm thành công của ngân hàng và cần tiếp tục giữ vững ở những năm sau.
4.2.1.5. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có lợi và ngược lại. Vòng quay tín dụng qua các năm có xu hướng tăng dần, năm 2010 là 0,78 vòng, năm 2011 là 0,91 vòng, năm 2012 là 0,95 vòng. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng khá tốt, quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có thể cho vay được khách hàng mới hoặc tăng số tiền cho vay đối với các khách hàng có uy tín dễdàng. Năm 2011 số lượng khách hàng đến giao dịch thì đông hơn nhưng do sự bất ổn của kinh tế, hoạt động SXKD khó khăn. Tuy hoạt động thu nợ không tốt nhưng do dư nợ bình quân thấp nên vòng quay có tăng so với năm 2011.. Sang năm 2012 chỉ tiêu này đang tăng lên thành 0,95 vòng do ngân hàng đã dần ổn định được hoạt động kinh doanh của mình. Vòng quay vốn qua các năm tăng, lượng vốn trong ngân hàng luôn luân chuyển chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả.