Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý như là tạo ra một sân chơi chung, trong đó các doanh nghiệp là các thanh viên. Trên thị trường, các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh phải trong khuôn khổ pháp lý đó.
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn phát triển đều phải được thực hiện trên cơ sở một môi trường pháp lý đồng bộ, rõ ràng. Đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, môi trường pháp lý có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Bởi vì, các nhà ngân hàng, các chuyên gia kinh tế có thể sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới đáp ứng được sự đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng mà luật pháp chưa cho phép thì dịch vụ đó cũng không thể đi vào thực tiễn.
Như thế, môi trường pháp lý có thể làm tăng hoặc giảm số lượng giao dịch dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, và có thể tạo điều kiện hay hạn chế việc phát triển một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới.
Môi trường kinh tế vĩ mô
Bao gồm các yếu tố như: tiền tệ ổn định, nền kinh tế phát triển vững chắc tác động trực tiếp tới sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng
Nếu nền kinh tế đang ổn định thì hoạt động thanh toán diễn ra bình thường. Nhưng khi nền kinh tế không ổn định, nhà nước can thiệp về chính sách dẫn đến các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng thay đổi. Ví dụ, Ngân hàng nhà nước hạn chế xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì lập tức các giao dịch về thanh toán xuất, nhập khẩu bị giảm đi.
Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có thể làm tăng hoặc giảm số lượng giao dịch dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Môi trường xã hội bao gồm: dân số, thu nhập, trình độ dân trí… tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cụ thể như sau: Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của công chúng cũng như sự nhận thức được những tiện ích của dịch vụ. Nếu người dân ít hiểu biết về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, họ sẽ không thấy được lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ này. Từ đó làm hạn chế quá trình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Ví dụ: dịch vụ mua hàng hóa bằng thẻ Visa của ngân hàng, nếu khách hàng dùng thể có thể thấy được lợi ích như: không phải mang tiền mặt đi mua hàng tránh mất tiền trong quá trình cầm tiền, họ có thể sử dụng được một số tiền theo hạn mức mà không bị tính lãi trong một thời gian nhất định.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp và dân cư là một nhân tố quan trọng để các NHTM có thể phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tâm lý con người lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc. Trong nền một nền kinh tế nhỏ, lạc hậu con người có xu hướng thích tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến, từ đó hạn chế tới các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Ngược lại trong nề sản xuất kinh tế hiện đại, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt rất phát triển.
Sự phát triển của khoa học công nghệ và viễn thông
Việc phát triển của khoa học công nghệ và viễn thông của thế giới đã ảnh hưởng lớn tới tất các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung. Đối với sự phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, sự phát triển về khoa học công nghệ và viễn thông giúp cho việc các ngân hàng trên toàn thế giới có thể liên kết với nhau và giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhiều hơn, đồng thời giúp cho quá trình TTKDTM của các quốc gia khác nhau được thuận tiện hơn, nhanh chóng và tin cậy hơn.
Quá trình hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội như: Mở rộng thị trường như lĩnh vực thanh toán, học hỏi những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ ngân hàng. NHTM Việt Nam có thể
phát huy lợi thế của mình đó là mạng lưới rộng lớn, am hiểu thị trường hơn các đối thủ nước ngoài… Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những nguy cơ mà các NHTM Việt Nam cũng phải đối đầu
Hội nhập là tất yếu cho quá trình phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên quá trình hội nhập diễn ra mang đến cho ngân hàng nhiều cơ hội song cũng nhiều thách thức. Do vậy, không còn cách nào khác là SACOMBANK phải sớm đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thanh toán nhằm vượt qua những thách thức, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.