Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40)

a. Về tốc độ tăng doanh số TTKDTM

Cơ cấu về doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK phát triển qua những các năm như sau.

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK giai đoạn 2010 - 2014 (Đơn vị: tỷ VND)

TIÊU CHÍ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng doanh số TTKDTM 2.525.012 2.955.304 3.553.739 4.054.672 4.271.798 Tổng doanh số thanh toán 9.986.594 10.700.57 4 11.050.12 4 11.605.17 5 11.620.517 Tỷ trọng Tổng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số thanh toán (%)

25,28 27,62 32,16 34,94 36,76

(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)

Tốc độ tăng doanh số TTKDTM phản ánh quy mô mở rộng và phát triển TTKDTM của ngân hàng, doanh số này càng cao thì thể hiện việc quy mô mở rộng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng được mở rộng.

Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT phản ánh quy mô về việc sử dụng các hình thức TTKDTM trong các hình thức thanh toán. Tỷ trọng này cao phản ánh hình thức TTKDTM được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng hóa.

Về tốc độ tăng trưởng doanh số không dùng tiền mặt giai đoạn 2010-2014, năm 2010 doanh số TTKDTM của SACOMBANK đạt tỷ trọng 25,28% so với tổng doanh số thanh toán; đến năm 2014, doanh số TTKDTM của SACOMBANK đã đạt tỷ trọng 36,76%. Điều đó phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM ngày càng được phát triển và xu hướng sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương tiện thanh toán ngày càng càng được sử dụng rộng rãi tại SACOMBANK.

b. Doanh số bình quân theo từng giao dịch TTKDTM

Để đánh giá chất lượng của từng loại hình thanh toán ta phải đưa được số liệu bình quân trên mỗi giao dịch của loại hình đó. Từ bảng số liệu trên ta đưa ra được bảng Bình quân số tiền thanh toán theo từng loại hình thanh toán như sau.

Bảng 2.6: Lượng tiền TTKDTM bình quân theo từng hình thức tại SACOMBANK giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: triệu VND)

Loại thanh toán 2010 2011 2012 2013 2014 Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ Số món Doanh số BQ SÉC 256 1,375 223 1,148 196 949 65 2,323 55 2,27 3 Thẻ thanh toán 505,203 1 756,935 1,1 954,101 1,5 982,121 2 1,140,17 4 3,3 UNC 1,182,04 7 143 1,210,20 2 167 1,213,51 4 195 1,342,1 58 241 1,399,39 0 275

UNT 90,510 33 125,970 45 105,990 46 134,284 35 135,322 36

L/C 19,020 190 19,515 216 20,105 239 21,101 237 23,304 270

(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)

Doanh số BQ phản ánh chất lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán, Số dư BQ tăng phản ánh dịch vụ thanh toán này được khách hàng thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ và ngược lại.

Thanh toán bằng Séc: Năm 2010 có 256 món thanh toán, bình quân lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán là 1.375 triệu đồng, năm 2014 chỉ có 55 món thanh toán bằng Séc và số tiền bình quân trên một món thanh toán là 2.272 triệu đồng. Như vậy, số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm rất mạnh, tuy nhiên, các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn.

Nguyên nhân số lượng thanh toán thông qua hình thức thanh toán bằng Séc có xu hướng giảm dần là do quy định của Séc còn rườm rà, tính thuận tiện và nhanh chóng của các hình thức thanh toán khác hơn hẳn so với thanh toán bằng SÉC, phạm vi ứng dụng hẹp, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác. Số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm, tuy nhiên các món thanh toán bằng SÉC lại có số dư thanh toán bình quân lớn.

Với loại hình thanh toán thẻ: Ta thấy đây là một kênh thanh toán phổ biến nhất hiện nay của các ngân hàng bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là quầy giao dịch. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy ATM như: rút tiền, chuyển khoản, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn...và nó là một công cụ quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách hàng mà SACOMBANK cần chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.

Mặc dù so với các hình thức thanh toán khác không cao, nhưng đối với riêng thanh toán thẻ vẫn tăng trưởng đều hàng năm từ doanh số 1552 tỷ VNĐ vào năm 2010, đến năm 2014 đã đạt được doanh số 3215 tỷ VNĐ. Bên canh việc tăng số lượng thẻ phát hành các năm sau thường xuyên cao hơn năm thì chất lượng thẻ cũng được đánh giá là tốt hơn thể hiện ở số dư bình quân cũng tăng.Ví dụ: năm

2011 thì số lượng thẻ phát hành: tăng 109,6% so với năm 2010. Tổng số dư bình quân một ngày trên toàn hệ thống: tăng 136% so với năm 2010. Tổng số lượng giao dịch thẻ tại ATM của SACOMBANK: tăng 130% so với năm 2010.

Thanh toán quốc tế (TTQT): Đối với dịch vụ thanh toán qua Thư tín dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu trong việc thanh toán xuất nhập khẩu. Mức độ tăng doanh số không thực sự cao và xét về tỷ trọng của nó vẫn còn rất nhỏ so với tổng giá trị thanh toán KDTM của ngân hàng tuy nhiên các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn. Một phần đối với hoạt động này SACOMBANK vẫn còn non trẻ, thị trường chưa thực sự nhiều, thêm vào đó những năm gần đây do ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phá sản hoặc ngưng sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, hoạt động thanh toán quốc tế của SACOMBANK tuy không đạt được kỳ vọng như mong muốn nhưng nhìn chung vẫn đa số giữ chân được khách hàng và do đó vẫn duy trì được mức tăng trưởng về doanh số. Nguyên nhân của sự giảm đó, do sự suy thoái kinh tế trong các năm gần đây cộng với việc hội nhập kinh tế và có nhiều ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt và nhanh hấp dẫn được khách hàng và là các đối thủ cạnh tranh của SACOMBANK trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Mặc dù không phải là loại hình thanh toán có doanh số cao nhưng về chất lượng vẫn ổn định và phát triển qua cá thời kỳ, mặc dù năm 2011 có sụt giảm nhưng là do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của kênh TTQT là rất ổn định, năm 2014 đã đạt được doanh số rất khả quan trong đó TTQT đạt 147 triệu USD và thanh toán biên mậu đạt doanh số 341 triệu USD. Mạng lưới TTQT rộng lớn với hơn 300 ngân hàng đại lý tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, đó là một lợi thể cho SACOMBANK trong lĩnh vực TTQT. Do đó, ngân hàng cần phải hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTQT và TTBM.

Thanh toán bằng UNC: Trong giai đoạn năm 2010-2014, Thanh toán bằng UNC ngày càng tăng cả về số lượng món thanh toán và số dư thanh toán bình quân trên một món thanh toán. Năm 2010, số món thanh toán đạt 1,182,047 món, số dư QB là 143 triệu đồng, đến năm 2014, số món thanh toán đạt 1.399,390 món,

tăng so với năm 2014 là 217,343 món; số dư BQ tăng 275 triệu đồng/1 món số với năm 2010.

UNC chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh số TTKDTM tại SACOMBANK là do hình thức thanh toán bằng UNC có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn và chính xác. Người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng có mở tài khoản, ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán trong khi người bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Hình thức này đảm bảo quyền lợi cho bên mua, bên bán có thể kiểm soát đựoc số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Mặt khác hình thức này được áp dụng trên phạm vi rộng rãi trong phạm vi khắp cả nước trên cùng hệ thống và khách hệ thống ngân hàng. Do đó hình thức thanh toán này được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Giai đoạn năm 2010-2014, UNC vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất và hữu hiệu nhất. Thanh toán bằng hình thức UNC đạt yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi. Do vậy loại hình dịch vụ thanh toán bằng UNC ngày càng chiếm ưu thế và là loại hình chi phối trong dịch vụ thanh toán của SACOMBANK hiện nay.

Thanh toán bằng UNT: Trong những năm gần đây, hình thức thanh toán bằng UNT, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hơn: năm 2010 có 90,510 món thanh toán với số dư BQ là 33 triệu, đến năm 2014 só món thanh toán đạt 135322 món, tăng so với năm 2010, số dư BQ tăng 3 triệu đồng/1 món so với năm 2010.

Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi giống UNC, song tỷ lệ thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của họ không được đảm bảo.

Thanh toán bằng UNT thường sử dụng cho các món thanh toán có giá trị nhỏ như những món thanh toán có tính chất định kỳ, thường xuyên. Hình thức thanh toán bằng UNT tương lai sẽ có xu hướng tăng do hệ thống CNTT của ngân

hàng được hoàn thiện và phát triển đảm bảo được tính an toàn cho khách hàng khi thanh toán.

c. Tốc độ tăng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ TTKDTM tại SACOMBANK chủ yếu tăng mạnh về thị phần thẻ thanh toán. Sau hơn 3 năm triển khai dịch vụ thẻ, SACOMBANK đã đạt được lượng khách hàng là trên 230 nghìn khách hàng.

Bảng 2.7: Số lượng thẻ giai đoạn 2010 –2014

Năm Số thẻ lũy kế

Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước

(%)2010 67.000 96 2010 67.000 96 2011 98.000 190 2012 110.000 98 2013 214.000 194 2014 426.856 ~ 200

(Nguồn:Trung tâm thẻ SACOMBANK)

Thẻ thanh toán mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng tăng trưởng đều hàng năm theo bảng số liệu trên ta thấy số lượng thẻ phát hành của SACOMBANK tăng mạnh hàng năm từ con số 67.000 thẻ vào năm 2010 đến năm 2014 đã tăng lên 426.856 thẻ và theo báo cáo của trung tâm thẻ SACOMBANK thì doanh số giao dịch bình quân, số dư bình quân trên thẻ cũng như số lượng giao dịch qua hệ thống thẻ của SACOMBANK cũng tăng mạnh hàng năm, đến cuối năm

2014 thì số dư bình quân /tài khoản thẻ đạt 300.000 đồng. Điều đó cho thấy thanh toán thẻ là công cụ thanh toán có xu hướng phát triển trong tương lai. Kết quả đạt được do ngân hàng đã thực hiện mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ thông qua phát triển them các kênh ATM/POS, tham gia đầy đủ vào các liên minh, tổ chức phát hành thẻ trong nước và quốc tế đồng thời triển khai nhiều dịch vụ, tiện ích thanh toán qua tài khoản thẻ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách hàng.

Hoạt động kinh doanh thẻ của Trung tâm thẻ SACOMBANK đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt là năm 2011, năm bản lề của hoạt động thẻ của SACOMBANK với số lượng thẻ phát hành tăng tới hơn 241% và số dư huy động tăng 229% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chỉ chiếm một thị phần nhỏ xấp xỉ 1% trên thị trường phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam, nhưng SACOMBANK đã có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng trung bình của thị trường thẻ trong giai đoạn 2010-2011. Đến thời điểm hiện tại SACOMBANK đã triển khai đựơc 200 ATM trên toàn quốc, xếp thứ 13-15 trong số 49 ngân hàng tham gia Hiệp hội thẻ. Bên canh đó, việc kết nối với các tổ chức chuyển mạch lớn trong nước như VNBC, Banknet, Smartlink cũng như ngoài nước như tổ chức thẻ quốc tế Visa đã mang lại cho SACOMBANK một vị thế mới trên thị trường thẻ. Đến cuối năm 2010, SACOMBANK đã kết nối với tất cả các hệ thống chuyển mạch trên toàn quốc. Điều này cho phép khách hàng thẻ của SACOMBANK có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại tất cả các ATM trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng, dịch vụ thẻ SACOMBANK đã có những thay đổi về chất lượng, thể hiện ở sự phát triển của các tiện ích thẻ, về chất lượng dịch vụ thẻ như việc phát triển tính năng gửi tiền tại ATM, chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản tiết kiệm, dịch vụ thấu chi, dịch vụ SMS…

d. Tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM

Bảng 2.8: Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong tổng thu nhập của SACOMBANK giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w