GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1.Kiến nghị với Sacombank
Để việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt được thuận lợi hơn thì Sacombank cần thực hiện từng bước việc hiện đại hoá ngân hàng, thông qua những việc như :
• Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để thanh toán không dùng tiền mặt có cơ sở được thực hiện và được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
• Đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức và hoạt động ngân hàng , chủ động xây dựng ngân hàng theo mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại và được quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.
• Sacombank nên xây dựng cho mình một hệ thống sản phẩm TTKDTM đa dạng, phong phú, mang được bản sắc của ngân hàng đồng thời cũng thể hiện được những đặc trưng của từng nhóm khách hàng mà ngân hàng cung ứng sản phẩm.
• Nhanh chóng triển khai và đưa vào sử dụng các hình thức thẻ trên thị trường.
• Mạng lưới SACOMBANK rất rộng, bởi vậy SACOMBANK nên hợp tác với các tổng công ty như điện, nước, bưu chính viễn thông thực hiện thu tiền dịch vụ trong dân cư cho các đơn vị này dưới hình thức uỷ nhiệm thu vừa tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hình thức này vừa giúp các đơn vị trên giảm được một lượng chi phí nhân công đáng kể.
• Các ngân hàng trong hệ thống SACOMBANK vẫn chưa có thói quen chia sẻ thông tin khách hàng cho nhau. Bởi vậy SACOMBANK nên xây dựng một trung tâm thông tin khách hàng cho hệ thống SACOMBANK.
• Để tăng được doanh số thanh toán không dùng tiền mặt phải tập trung phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với đặc thù, điều kiện và khả năng của ngân hàng. Đồng thời, lựa chọn thứ tự ưu tiên phát triển cho phù hợp.
• Mở rộng, phát triển thêm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngoài các hình thức đã có để khai thác triệt để tính ưu việt của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tăng được doanh số thanh toán.
3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Với vai trò ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan hoạch định chính sách và cơ chế thanh toán thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế và tổ chức thực hiện thanh toán giữa các NHTM thông qua vai trò trung gian thanh toán cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Do đó, hoạt động của các ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của ngân hàng nhà nước.
Vì vậy, để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn nữa, ngân hàng nhà nước cũng giải quyết một số vấn đề như :
• Ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến việc thanh toán không dùng tiền mặt đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập.
• Đơn giản các thủ tục mở tài khoản, giảm chi phí giao dịch của khách hàng khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo đơn giạn, nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.
• Sửa đổi và xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với công nghệ và điều kiện của các ngân hàng.
• Ứng dụng công nghệ điện tử trong các giao dịch như phát hành các thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, internet, điện thoại, trả lương cho các công nhân viên, nộp thuế và các khoản phải nộp khác…cũng như có các chính sách khuyến khích việc mở tài khoản để thanh toán đó.
• Mở rộng phạm vi các tỉnh có thể giao dịch điện tử liên ngân hàng chứ không chỉ gói gọn trong 6 tỉnh như hiện nay bằng cách trang bị cả về vật chất lẫn nhân lực để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra sôi nổi, rộng khắp, an toàn và hiệu quả hơn nữa.
• Phối hợp với nhà nước và các cơ quan chức năng đẩy nhanh việc tiến hành cổ phần hoá SACOMBANK để huy động vốn của các cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng, tăng vị trí cạnh tranh của ngân hàng .
3.3.3.Kiến nghị với nhà nước.
• Sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật áp dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt để có thể phù hợp trong thời đại mới.
• Thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt là chủ yếu của người dân bằng cách quy định về việc trả lương của các công ty, doanh nghiệp thông qua tài khoản, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thông qua hệ thống thẻ thanh toán điện tử trong các trung tâm thương mại, siêu thị…
• Đầu tư kinh phí cho lĩnh vực ngân hàng để áp dụng khoa học công nghệ trong các giao dịch điện tử.
• Phối hợp với SACOMBANK đẩy nhanh việc tiến hành cổ phần hoá SACOMBANK để huy động vốn của các cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng, tăng vị trí cạnh tranh của ngân hàng .
Với những giải pháp, kiến nghị được đề xuất ở trên cùng với sự nỗ lực không ngừng của Sacombank nói riêng và hệ thống SACOMBANK nói riêng trong công cuộc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Em hy vọng hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại chi nhánh sẽ phát triển mạnh mẽ trong một tương lai không xa.
KẾT LUẬN
Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các giao dịch mang tính chất thương mại, mà kết quả là dẫn tới sự gia tăng trong lĩnh vực thanh toán. Sự phát triển của kinh tế không bao giờ ngừng nên nhu cầu về thanh toán cũng vì thế mà tăng mãi. Điều này đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng phải đổi mới liên tục để nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán làm cho cơ chế thanh toán trở nên sống động hơn, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phức tạp của nền kinh tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Ngân hàng mà là của cả Chính phủ, các tổ chức kinh tế cũng như từng người dân trong toàn xã hội.
Trong thời gian qua, công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank đã khẳng định được rõ tầm quan trọng của nó trong thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ của nền kinh tế nói chung. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đã trở nên quen thuộc với mọi người, nó đã góp phần không nhỏ vào những thành công trong kinh doanh của Ngân hàng. Cùng với những đặc điểm tiện lợi, an toàn và nhanh chóng hình thức này đã làm tăng nhanh quá trình, chu chuyển vốn, giảm thời gian ứ đọng vốn của doanh nghiệp, đồng thời giúp Ngân hàng tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình lưu thông tiền tệ.
Tuy nhiên các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên thực tế tại Sacombank vốn còn bộc lộ những đặc điểm yếu đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hình thức này. Do đó, việc cần có những cải tiến nhanh chóng và kịp thời là nhu càu cấp bách đối với không chỉ với Sacombank mà còn đối với các Ngân hàng khác. Nhận thức rõ vấn đề trên Ngân hàng Sacombank đã có những cố gắng để phục vụ một cách tốt nhất những khách hàng của mình khi họ có nhu cầu thanh toán, góp phần làm cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mọi người sử dụng rộng rãi. Qua đó đem lại những tiện lợi cho khách hàng, lại vừa có điều kiện nâng cao uy tín của khách hàng và tăng thêm doanh thu hàng năm cho Ngân hàng.