ƢU ĐIỂM & NHƢỢC ĐIỂM CỦA THỦY SINH THỰC VẬT TRONG XỬ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 46)

Thủy sinh thực vật có tác dụng làm ổn định bể mặt của đất ngập nƣớc, làm giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng và giữ lại các chất rắn của nƣớc thải trong khu vực xử lý nƣớc nhân tạo, tăng khả năng hấp thu đạm và ion, tạo nguồn oxy cung cấp cho các hoạt động phân hủy của các vi sinh vật hiếu khí.

Thủy sinh thực vật ảnh hƣởng đến tính thẩm thấu của đất, khi nhổ cây sẽ tạo nên lỗ rỗng lớn làm tăng sự thẩm thấu của nƣớc và gia tăng tác động qua lại giữa thực vật và nƣớc thải.

Thủy sinh thực vật phóng thích các hợp chất hữu cơ thông qua rễ của chúng.

Thủy sinh thực vật tạo một diện tích lớn cho vi khuẩn bám vào và phát triển màng sinh học. Vi khuẩn chịu trách nhiệm chính trong việc phân hủy các chất ô nhiễm, kể cả quá trìn khử đạm, khi thực vật chết đi sẽ tạo thành giá bám cho các vi sinh vật. Thủy sinh thực vật tạo môi trƣờng hiếu khí trong đất, chúng vận chuyển oxy từ khí khổng trong lá xuống vùng rễ cung cấp oxy cho các quá trình phân hủy hiếu khí của các vi sinh vật ở đấy.

Thủy sinh thực vật tạo cảnh quan môi trƣờng cho hệ thống xử lý (Lê Anh Tuấn et. al., 2009).

Bảng 2.13 Vai trò của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý

Phần cơ thể Nhiệm vụ

Rễ và/hoặc thân Giá bám cho vi khuẩn phát triển Lọc và hấp thu các chất rắn Thân và/hoặc lá ở mặt

nƣớc hoặc ở phía trên mặt nƣớc

Hấp thu ánh sáng mặt trời, ngăn cản sự phát triển của tảo Làm giảm ảnh hƣởng của gió lên bề mặt của bể xử lý Chuyển oxy từ lá xuống rễ

Làm giảm sự trao đổi khí giữa nƣớc và khí quyển

(Polprasert and Khatiwada, 1997).

2.9 ƢU ĐIỂM & NHƢỢC ĐIỂM CỦA THỦY SINH THỰC VẬT TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI LÝ NƢỚC THẢI

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 46)