Phân loại thủy sinh thực vật

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 44)

Theo Alley (1976) đƣợc trích dẫn bởi Lê Hoàng Việt (2003) thì việc lựa chọn loại thực vật để thiết kế hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo dựa trên loài thực vật tăng trƣởng tốt trong điều kiện khí hậu tại chổ và sự thích nghi với sự thay đổi thời tiết hàng ngày và theo mùa là điều kiện cần thiết.

Theo Reedy and Smith (1987), thì thủy sinh thực vật bao gồm 3 loại chính:

a. Thủy sinh thực vật sống chìm

Thủy sinh thực vật sống chìm là những thực vật sinh trƣởng và phát triển dƣới mặt nƣớc suốt ca vòng đời của nó. Hầu hết các loài thủy sinh thực vật sống chìm có rễ bám vào lớp bùn đáy để lấy các chất dinh dƣỡng cần thiết từ lớp bùn đáy, một số ít dƣỡng chất và vi lƣợng sẽ đƣợc hấp thu từ nƣớc. Tuy nhiên, có một số loài không có rễ va trôi nổi tự do nhƣ rong Đuôi chồn (Coon’s tail – Ceratophyllum

demersum). Đối với loài thủy sinh thực vật này thì tất cả các bộ phận quan hợp điều

nằm dƣới mặt nƣớc (Lê Anh Tuấn et. al., 2009).

Do là loài phát triển dƣới mặt nƣớc và chỉ phát triển đƣợc ở các nguồn nƣớc có đầy đủ ánh sáng, nên chúng gây nên các tác hại nhƣ làm tăng độ đục của nguồn nƣớc, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nƣớc. Vì vậy các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch chất thải.

b. Thủy sinh thực vật sống trôi nổi

Lá và thân của các loài thực vật này trôi nổi trên mặt nƣớc, đối với các loài có rễ thì rễ của chúng không bám vào nền đáy mà lơ lững trong nƣớc (Lê Anh Tuấn et. al., 2009). Chúng sống trôi nổi trên mặt nƣớc theo gió và dòng nƣớc (Lê Hoàng Việt, 2003). Rễ ngoài tác dụng hấp thu dƣỡng chất còn tạo đối trọng để giữ cây thăng bằng trên mặt nƣớc (Lê Anh Tuấn et. al., 2009). Rễ của chúng còn là giá thể cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải (Lê Hoàng Việt, 2003).

c. Thủy sinh thực vật sống nổi

Thủy sinh thực vật sống nổi là loài chiếm ƣu thế trong các vùng đất ngập nƣớc. Loài thực vật này có rễ bám vào đất nhƣng thân và lá phát triển nhô lên khỏi mặt nƣớc. Chúng thƣờng sống ở những nơi có chế độ thủy triều ổn định ngập nƣớc thƣờng xuyên hoặc định kỳ. Phát triển ở nơi có mực thủy cấp thấp hơn mặt đất 50 cm đến mực nƣớc ngập 150 cm so với mặt đất. Thân và lá của chúng có cấu tạo bỡi các khoang chứa khí, rễ có thể phát triển thành hệ thống rễ thởi. Điều kiện ngập úng chìm trong nƣớc tạo nên sự thích nghi của loài với cấu tạo đặc biệt của thân và rễ giúp vận chuyển oxy từ không khí xuống vùng rễ các loài có cấu tạo này bao gồm:

30

bồn Typha australis, cỏ Nến Crirpus australis, Iris australis, Lúa hoang Zizania

aquatic,…

Bảng 2.12 Một số loại thủy sinh thực vật phổ biến

Loài Tên thông thƣờng Tên khoa học

Thủy sinh thực vật sống chìm

Hydrilla Hydrilla verticillata

Water milfoil Myriophyllum spicatum

Blyxa Blyxa aubertii

Thủy sinh thực vật sống trôi nổi

Lục bình Eichhornia crassipes

Bèo tấm Wolfia arrhiga

Bèo tai tƣợng Pistia stratiotes

Salvinia (Bèo tai chuột) Salvinia spp

Thủy sinh thực vật sống nổi

Cattails (Bồn bồn, cỏ Nến) Typha spp

Bulrush (Bồ bồ, Bồ hƣơng) Scirpus spp

Sậy Phragmites communis

Thủy trúc Cypeus alternifolios

(Polprasert and Khatiwada, 1997). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 44)