Các ứng dụng của đất ngập nƣớc nhân tạo trong xử lý nƣớc thải ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 42)

ta

Ở Việt Nam, công nghệ này còn rất mới mẻ tuy nhiên việc sử dụng các hệ thống tự nhiên nói chung và hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo nói riêng đã bắt đầu đƣợc sử dụng, nhƣ hệ thống đất ngập nƣớc xử lý nƣớc thải cho nhà máy chế biến cà phê ờ Khe Sanh, hệ thống đất ngập nƣớc ở Thành phố Việt Trì. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phƣơng pháp này tại Việt Nam nhƣ “ Xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam” của trung tâm kỹ thuật Môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp (Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội); “Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo để xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trị” của Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội,… đã cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng phƣơng pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trƣờng nƣớc. Các loài cây này dễ tìm ngoài tự nhiên và có sức sống mạnh mẽ.

Tại Tp Đà Nẵng, những mô hình áp dụng đất ngập nƣớc nhân tạo cũng đã mang lại nhƣng thành công đáng kể. Điển hình nhƣ việc làm sạch nƣớc hồ Đầm Rong, hồ Thạc Gián bằng bèo Lục Bình. Đây là nơi tạp trung nƣớc thải của cả khu vực dân cƣ rộng khoảng 50 ha, mật độ từ 200 – 300 ngƣời/ha. Ngoài ra hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung còn làm nhiệm vụ điều hòa nƣớc vào mùa mƣa để giảm ngập lụt cho các tuyến đƣờng và khu dân cƣ gần đó. Công ty Môi trƣờng đô thị Đà Nẵng cũng đã thiết kế các ô chứa lục bình giữa hồ, bố trí thành các hình hoa văn để vừa có tính thẩm mỹ, vừa xử ý đƣợc mùi hôi do tác dụng của lục bình, tạo sự thông thoáng cho mặt hồ.

Theo công trình đạt giải phát minh xanh tại cuộc thi Sony Xanh tổ chức (2007), sinh viên Trƣờng Đại học Bách Khoa đã thành công trong việc góp phần xử lý, làm sạch hồ 29 Tháng 3 bằng hệ thống thực vật nổi trên mặt nƣớc vừa đảm bảo chức năng môi trƣờng và tạo thêm giá trị thẩm mỹ cho “Lá phổi xanh” của thành phố.

Cây Ngải Hoa đã đƣợc nghiên cứu để xử lý nƣớc thải trong hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo ở nƣớc ta khá nhiều. Đặc biệt ở Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, qua một số nghiên cứu trƣớc đây cho thấy đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm có sử dụng cây Ngải Hoa xử lý các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt và ao nuôi cá rất hiệu quả.

Lƣu Văn Lợi (2011) nghiên cứu xử lý nƣớc thải từ bể ƣơng cá trê lai giống bằng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo dùng hai loại thực vật là cây Ngải Hoa và Thủy Trúc trong một hệ thống kết hợp chảy ngầm dọc với ngang. Ngải Hoa và Thủy Trúc có khả năng hấp thu đạm, lân lấy đi các chất ô nhiễm trong nƣớc thải để phát triển và gia tăng sinh khối.

28 Sau thời gian thí nghiệm cho thấy, xử lý nƣớc thải từ bể ƣơng cá trê lai giống bằng cây Ngải hoa trồng trên bể dọc kết hợp với Thủy trúc trồng trên bể ngang và ngƣợc lại đều cho hiệu quả xử lý khá cao. Hiệu suất xuất xử lý của hệ thống bể dọc trồng Ngải hoa kết hợp với bể ngang trồng Thủy trúc 93,3% COD, 90,9% N – NH4+, 92% Tổng N tƣơng đƣơng với hệ thống bể dọc trồng Thủy trúc kết hợp với bể ngang trồng Ngải hoa 92,6%, 89,5% N – NH4+, 90,8% Tổng N, cộng với chỉ tiêu N – NO3- của hia hệ thống đều cao hơn so với nƣớc thải đầu vào.

Nghiên cứu của Lâm Thị Mỹ Nhiên (2009) về vấn đề xử lý lân hòa tan và tổng lân trong nƣớc thải nuôi cá rô phi thâm canh bằng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo với ba loại cây trồng trong mỗi nghiệm thức là Rau muống, Xà lách, Ngải hoa hoang (Canna). Ở cả ba nghiệm thức (tốc độ tuần hoàn: 50%, 200%, 400%) hiệu quả xử lý lân thấp, riêng nghiệm thức 50% có hiệu suất xử lý cao nhất (xử lý P – PO43- là 23,5%, xử lý Tổng P là 37,1%).

2.8 THỦY SINH THỰC VẬT & ỨNG DỤNG THỦY SINH THỰC VẬT TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng xử lý đạm, lân và cân bằng nước của mô hình đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải sau bể tự hoại khoa mt tntn, trồng cây thủy trúc (Trang 42)