a. Tải lượng nạp nước
Lƣu lƣợng nạp nƣớc có liên quan mật thiết với thời gian tồn lƣu nƣớc (cũng nhƣ vận tốc di chuyển của nƣớc) và tải lƣợng nạp BOD5 trong hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm. Nếu lƣu lƣợng nạp nƣớc lớn thì thời gian lƣu tồn nƣớc trong hệ thống sẽ ngắn và ngƣợc lại. Do đó, lƣu lƣợng nạp nƣớc quá lớn thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống. Đây là một thông số quan trọng và tiện lợi để so sánh hiệu quả xử lý trong cùng hệ thống và so sánh giữa các hệ thống khác nhau. Lƣu lƣợng nạp nƣớc thƣờng sử dụng cho đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm trong khoảng 150 ÷ 500 m3/ha.d (Lê Hoàng Việt, 2003).
24
b. Tải lượng nạp BOD5
Sự điều chỉnh tải lƣợng nạp BOD5 vào đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm nhằm hai mục đích: chuẩn bị chất hữu cơ cho vi khuẩn tiêu thụ và điều chỉnh lƣợng chất hữu cơ nạp vào nhằm ngừa sự thiếu oxy, do các cây trồng không kịp đƣa oxy từ khí quyển vào vùng rễ cây của hệ thống.
Nếu lƣợng chất hữu cơ nạp quá nhiều, đặc biệt là không có sự phân phối sẽ làm cây chết và có mùi, đồng thời ảnh hƣởng tới hiệu quả xử lý của hệ thống. Đối với đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm thì tải lƣợng nạp BOD5 là 133 kg/ha.d (Reed et. al., 1995). Tuy nhiên, ngƣời ta khuyên dung chỉ nên điều chỉnh tải lƣợng nạp BOD5 tối đa là 110 kg/ha.d và trung bình là 65 kg/ha.d (Lê Hoàng Việt, 2003).
c. Thời gian lưu tồn
Thời gian lƣu tồn nƣớc có quan hệ mật thiết với các yếu tố nhƣ: độ dốc, chiều sâu mực nƣớc, hình dạng, loại cây trồng, loại vật liệu của hệ thống. Điều khiên lƣu lƣợng nạp nƣớc là điều khiển yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian lƣu tồn nƣớc trong hệ thống.
Thời gian lƣu tồn nƣớc của đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm thƣờng nằm trong khoảng 4 ÷ 15 ngày nếu thời gian lƣu tồn nƣớc quá thấp nƣớc đi qua hệ thống nhanh dẫn đến hiệu quả xử lý giảm. Còn thời gian lƣu tồn nƣớc quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng tạo điều kiện cho quá trình kị khí hoạt động (Lê Hoàng Việt, 2003).
Thời gian lƣu tồn theo lý thuyết tính theo độ rỗng của các nguyên liệu lọc tạo nên vùng đất ngập nƣớc: Q d W L t (2.1) Trong đó:
t: thời gian tồn lƣu nƣớc trong hệ thống
L: chiều dài khu đất ngập nƣớc
W: chiều rộng khu đất ngập nƣớc
α: độ rỗng của các vật liệu lọc
d: chiều sau thiết kế của khu đất ngập nƣớc
25
d. Quản lý kỹ thuật
Khi bắt đầu đƣa đất ngập nƣớc nhân tạo vào hoạt động cần thiết phải kiểm tra các thông số về mực nƣớc ngầm, độ thấm nƣớc của đất. Trong giai đoạn này lƣu lƣợng nạp nƣớc thƣờng nhỏ, khoảng 30% ÷ 40% lƣu lƣợng nạp nƣớc yêu cầu, sau đó sẽ tăng cho tới khi cây trồng phát triển.
Khi đất ngập nƣơc nhân tạo chảy ngầm ổn định thì ta phải thƣờng xuyên theo dõi lƣu lƣợng nạp nƣớc, tải lƣợng nạp BOD5, hiệu quả xử lý của hệ thống,… Ngoài ra phải kiểm tra, bảo vệ hệ thống phân phối nƣớc đầu vào, hệ thống thu gom đầu ra và có biện pháp giải quyết kịp thời cho trƣờng hợp ngập cục bộ trong hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm (Trần Đức Hạ, 2002).