kể ra nhƣ các loại vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh, giun, sán,… (Lê Anh Tuấn et. al., 2009). Đất ngập nƣớc có khả năng hữu hiệu trong việc loại bỏ một lƣợng lớn các mầm bệnh khi chi các dòng nƣớc thải chảy qua các lớp lọc (Reed et. al., 1995). Tiến trình loại bỏ các mầm bệnh trong đất ngập nƣớc bao gồm sự chết loại tự nhiên, lắng động, lọc, bị ion hóa do tia cực tím của ánh sáng mặt trời, không thích ứng với các loại hóa chất trong nƣớc, ảnh hƣởng nhiệt, các mầm sống khác tiêu diệt và do nồng độ pH (Kadlec and Knight, 1996). Kadlec and Knight (1996) còn chỉ ra rằng đất ngập nƣớc có cây trồng tạo nên sự loại bỏ mầm bệnh hữu hiệu hơn do cây trồng cho phép các loại vi sinh phát triển tạo nên các vật ăn các mầm bệnh.
2.5 ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƢỚC NHÂN TẠO TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI
2.5.1 Ƣu điểm khi sử dụng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo trong xử lý nƣớc thải thải
Không cần nhiều chi phí xây dựng so với hệ thống xử lý nƣớc thải thông thƣờng. Chi phí vận hành và bảo trì thấp.
Quá trình vận hành và bảo trì mang tính định kỳ, không liên tục so với hệ thống thông thƣờng.
Hệ thống chịu đƣợc sự giao động lớn của dòng chảy. Hệ thống thúc đẩy sự tái sử dụng và tuần hoàn nƣớc. Thêm vào đó:
Hệ thống là nơi ở của nhiều loài động vật.
Hệ thống mang lại nhiều lợi ích khác bên cạnh làm sạch nguồn nƣớc. Tạo cảnh quan và không gian thoáng mát.
2.5.2 Nhƣợc điểm khi sử dụng hệ thống đất ngập nƣớc nhân tạo trong xử lý nƣớc thải nƣớc thải
Cần không gian và diện tích đất lớn.
Hệ thống chỉ mang giá trị kinh tế khi có sẵn diện tích đất và dễ áp dụng.
Quá trình vận hành lệ thuộc vào điều kiện môi trƣờng (mƣa và hạn hán). Trong mùa đông lạnh, khí hậu nhiệt độ thấp làm giảm tỷ lệ loại bỏ đối với BOD và tăng phản ứng sinh học nitrat hóa. Hiệu quả xử lý không ổn định khi đòi hỏi nghiêm ngặt chất lƣợng nƣớc đầu ra.
21 Thành phần sinh học trong hệ thống nhạy cảm với chất độc chẳng hạn khí ammoniac, thuốc trừ sâu (Davis, 1995).