Thủy trúc là loài cây thây thảo, thƣờng mọc lan thành đám, có căn hành, đặc bên trong, không có đốt. Lá nhiều, mọc tập trung ở đỉnh thân thành vòng dày đặc, xếp theo dạng ốc và xòe rộng ra, có thể dài tới 20 cm. Hoa đơn tính hay lƣỡng tính, không có tiền diệp, dạng mo, nở ở trung tâm của lá, màu xanh trắng, già hóa nâu. Quả dạng quả bế (khi khô vỏ không tự tách ra đƣợc). Khi trƣởng thành cây có chiều cao trung bình từ 1,2 – 1,8 m.
Thủy trúc là loại thủy sinh thực vật bán ngập nƣớc, độ sâu ngập thích hợp từ 2,5 – 15 cm, lớn lên trong những vùng đầm lầy hoặc theo những bờ ao, hồ sông,… Chúng cũng có thể tồn tại trong những trong những vùng nƣớc khô cạn hoặc ngay cả những chổ khô. Thủy trúc có thể sinh trƣởng và phát triển trong môi trƣờng có pH tƣơng đối thấp, chúng cạnh tranh mạnh với những loại cây khác, sự phát triển nhanh là do rễ của chúng phát triển mạnh.
Thủy trúc thƣờng đƣợc trồng nhƣ một loại cây cảnh trang trí, thân cây phơi khô có thể làm dây bó lúa, gói bánh, làm chiếu, thảm,… Ngoài ra, Thủy trúc còn đƣợc biết
33 đến với khả năng xử lý nƣớc thải, ngƣời ta sử dụng Thủy trúc để hấp thu các chất ô nhiễm trong nƣớc thải, ngăn chặn ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh.
Ƣu điểm nổi trội của Thủy trúc là việc tìm nguồn giống, nhân giống rất dễ và nhanh, chúng ta có thể tách ra từ thân mẹ làm nhiều bụi nhỏ va trồng xuống đất, hoặc dùng phần lá phía trên cùng giâm vào đất ẩm hoặc thả trôi nổi trên mặt nƣớc sau khoảng 7 – 15 ngày chồi mới sẽ xuất hiện ở nách lá và phát triển rất nhanh.
2.10.3 Một số nghiên cứu và ứng dụng của Thủy trúc trong xử lý nƣớc thải và đời sống
a. Một số nghiên cứu về cây Thủy trúc trong lĩnh vực xử lý nước thải
Huỳnh Thanh Đạm (2009), Hiệu quả xử lý nƣớc thải hầm cầu bằng Thủy trúc (Cyperus spp).
Thí nghiệm đƣợc bố trí với 3 nghiệm thức: nƣớc thải; nƣớc thải qua vật liệu lọc và nƣớc thải qua vật liệu lọc có trồng Thủy trúc để so sánh.
Đề tài nhằm khảo sát sự thay đổi của pH, EC, COD, Tổng N và Tổng P, đồng thời khảo sát sự tăng trƣởng cũng nhƣ khả năng hấp thu đạm, lân của Thủy trúc trong môi trƣờng nƣớc thải.
Ở nghiệm thức trồng Thủy trúc chất lƣợng nƣớc thải đƣợc cãi thiện rất nhiều.
Ở thời gian lƣu 3 ngày: hiệu suất xử lý độ đục là: 91,24%; COD là 90,87%; Tổng N là 84%; Tổng P là 89,29%.
Ở thời gian lƣu 6 ngày: hiệu suất xử lý độ đục là: 93,11%; COD là 91,62%; Tổng N là 88%; Tổng P là 93,23%.
Chất thải qua Thủy trúc có các chỉ tiêu Tổng N và Tổng P đạt loại A, COD và độ đục đạt loại B so với TCVN 5945:2005.
Lƣu Văn Lợi (2011), Hiệu quả xử lý nƣớc thải từ bể ƣơng cá Trê lai giống bằng hệ thống đất ngập nƣớc.
Thí nghiệm đƣợc bố trí với kiểu hệ thống đất ngập nƣớc kết hợp: (1) hệ thống đất ngập nƣớc chảy ngầm dọc trồng Ngãi hoa kết hợp hệ thống chảy ngầm ngang trồng Thủy trúc gọi là hệ thống I; (2) hệ thống đất ngập nƣớc chảy ngầm dọc trồng Thủy trúc kết hợp chảy ngầm ngang trồng Ngãi hoa gọi là hệ thống II; hệ thống đối chứng không trồng cây.
Ở hệ thống chảy dọc trồng Ngãi hoa kết hợp hệ thống chảy ngầm ngang trồng Thủy trúc có hiệu quả xử lý COD là 93,3%; N – NH4+ là 90,9%; Tổng N là 92%.
Ở hệ thống chảy dọc trồng Thủy trúc kết hợp hệ thống chảy ngầm ngang trồng Ngãi hoa có hiệu quả xử lý COD là 92,6%; N – NH4+ là 89,5%; Tổng N là 90,8%.
34 Trƣơng Thị Thanh Tâm (2013), Xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng đất ngập nƣớc trồng cây Thủy trúc.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên mô hình đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo phƣơng ngang xử lý nƣớc thải sau bể tự hoại Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên trồng cây Thủy trúc.
Ở thời gian lƣu 4 ngày: Hiệu suất xử lý SS là 88,66%; COD là 87,33%; BOD5 là 89,02%; TKN là 89,16%; N – NH4+ là 88,8%; Tổng P là 89,46% Tổng Coliform là 98,01%.
Ở thời gian lƣu 3 ngày: Hiệu suất xử lý SS là 81,77%; COD là 81,16%; BOD5 là 81,42%; TKN là 81,79%; N – NH4+ là 79,28%; Tổng P là 75,57% Tổng Coliform là 97,94%.
Nguyễn Hoàng Khải Minh (2013), Đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc thải từ túi ủ biogas của hệ thống đất ngập nƣớc trồng cây Thủy trúc.
Đề tài đƣợc thực hiện trên mô hình đất ngập nƣớc nhân tạo chảy ngầm theo phƣơng ngang đƣợc xây dựng tại khoa Môi trƣờng & TNTN để đánh giá khả năng xử lý nƣớc thải từ túi ủ Biogas của cây Thủy trúc. Mô hình đƣợc bố trí với 2 nghiệm thức: nƣớc thải qua vật liệu lọc (mƣơng đá) và nƣớc thải qua vật liệu lọc trồng Thủy trúc để so sánh. Các thông số theo dõi chất lƣợng nƣớc trƣớc và sau xử lý nhằm đánh giá hiệu suất xử lý của mô hình là pH, COD, BOD, TKN, NH4+, Ptổng và tổng Coliform. Ở thời gian lƣu 6 ngày: Hiệu suất xử lý của COD là 90,51%; BOD là 94,41%; TKN là 70,36%; N – NH4+ là 54,76%; Tổng P là 70,76%; Tổng Coliform là 99,96%; Fecal Coliform là 98,13%.
Ở thời gian lƣu 8 ngày: Hiệu suất xử lý của COD là 94,57%; BOD là 94,4%; TKN là 67,7%; N – NH4+ là 46,68%; Tổng P là 92,62%; Tổng Coliform là 99,99%; Fecal Coliform là 99,99%.
b. Một số ứng dụng của cây Thủy trúc trong đời sống
Cây Thủy trúc là phụ kiện đƣợc sử dụng rất nhiều trong nghệ thuật cắm hoa vì nó có hình dáng đặc sắc, dễ tìm và có độ bền cao,… Thủy trúc thƣờng đƣợc dùng để cắm các kệ hoa và giỏ hoa ngƣời ta dùng thân Thủy trúc để tạo dáng, lá dùng để trang trí.
Cây Thủy trúc còn đƣợc sử dụng để trang trí nhà cửa, góc sân, góc vƣờn,… Bởi ngoài khả năng lọc nƣớc Thủy trúc còn có khả năng làm sạch không khí.
Cây Thủy trúc trƣởng thành đƣợc thu hoạch sau khi phơi khô trở nên mềm, dẽo và chắc nên rất thích hợp để làm dây gói bánh, bó lúa, …
35
36
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN