Nhận thức của lãnh đạo Tổng cục về công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 97)

- Những năm trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, hệ thống Tổng cục DTNN gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động do NSNN cấp hạn hẹp, chỉ đủ để đảm bảo hoạt động tối thiểu. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, nghiệp vụ DTNN yêu cầu ứng dụng CNTT nhưng không có kinh phí để đầu tư, đời sống CBCC gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm công tác.

- Thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Tổng cục đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm trong chi hành chính, điều hành tiết kiệm nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù để đảm bảo tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời dành một phần kinh phí đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 + Đầu tư mua sắm tài sản: Cùng với cơ chế tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính và tinh thần của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Tổng cục DTNN đã chủ động hướng dẫn các Cục DTNN khu vực thực hiện mua sắm, trang bị tài sản trên cơ sở các quy định của Nhà nước phù hợp với yêu cầu và hoạt động đặc thù của ngành trong từng thời kỳ, đảm bảo điều kiện làm việc, đạt hiệu quả cao: Tăng cường thiết bị đảm bảo công tác bảo quản hàng hóa; Tăng cường trang thiết bị văn phòng, máy phát điện, phương tiện phòng cháy chữa cháy, tài sản thiết yếu khác; Ngoài ra, Tổng cục DTNN đã chú trọng việc bố trí nguồn kinh phí cho việc bảo quản, bảo dưỡng các tài sản hiện có, xây dựng quy trình quản lý, sử dụng tài sản và khai thác tài sản đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng sử dụng, tuổi thọ của tài sản. Hầng năm các tài sản đều được sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ.

+ Tập trung đầu tư hiện đại hóa CNTT: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật DTNN hiện đại, đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng: Phát triển cơ sở hạ tầng truyền thông; Hiện đại hóa trang thiết bị tin học. Trên cơ sở phân loại, đánh giá, xác định từng loại nghiệp vụ, Tổng cục lựa chọn các sản phẩm tin học theo tiêu chuẩn công nghệ mới đảm bảo khả năng đáp ứng cao nhất cho các chương trình ứng dụng tập trung và xứ lý trực tuyến. Tổng cục chỉ trang bị máy chủ cho Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Cục DTNN khu vực và các Chi cục DTNN; (2) Nghiên cứu và triển khai các ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ của hệ thống DTNN: Trong năm 2012 và 2013, Tổng cục DTNN tập trung thiết lập một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mở rộng ứng dụng tin học cho nhiều nghiệp vụ quan trọng (phần mềm quản lý văn bản Edoment, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm quản lý vật tư hàng hóa), chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống và kết nối truyền thông và (3) Để phù hợp với yêu cầu mới, cần xây dựng và triển khai chương trình quản lý tài chính và kế toán nội bộ trong hệ thống Tổng cục DTNN dựa trên nền tảng Chương trình quản lý tài chính và kế toán nội bộ của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước đã triển khai dự án cải cách quản lý tài chính công, trong đó cốt lõi là hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) có khả năng tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 hợp cao nhất, theo đó cơ chế quản lý tài chính sẽ có những thay đổi căn bản, đặc biệt là chế độ kế toán nhà nước (đang dự thảo) áp dụng cho các cơ quan quản lý ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách (trong đó có Tổng cục DTNN).

Tuy nhiên, CNTT ứng dụng trong công tác quản lý tài chính của Tổng cục vẫn còn nhiều hạn chế: Đến nay Tổng cục vẫn đang trong quá trình thí điểm ứng dụng phần mềm kế toán tại 03 Cục DTNN khu vực, chưa tiến hành triển khai ứng dụng diện rộng trong toàn hệ thống, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong công tác lập báo cáo quyết toán hàng năm của từng đơn vị DTNN. Chương trình phần mềm quản lý tài chính dùng chung cho cả ngành dự trữ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của các cấp lãnh đạo DTNN chưa xây dựng xong. Đây là một khó khăn rất lớn trong công tác tài chính kế toán của Tổng cục DTNN.

+ Đầu tư và nâng cao được chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cho Tổng cục DTNN: Tổng cục DTNN đã căn cứ vào mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để xây dựng và thực hiện kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, CNTT cho CBCC trong toàn hệ thống.

Cùng với việc mở rộng các đối tượng được bồi dưỡng, đào tạo thì công tác đào tạo bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả. Các lớp học, khóa học được tổ chức phù hợp với từng chuyên đề, lĩnh vực chuyên môn, đào tạo trực tiếp đến đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ từ cấp cơ sở góp phần trang bị có hệ thống và mở mang những kiến thức mới giúp cán bộ hiểu sâu hơn, kỹ hơn về chuyên môn nghiệp vụ từ đó nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. Công tác tổ chức lớp học có khoa học, hợp lý về quy mô và địa điểm kết hợp với sự lựa chọn đối tác phù hợp đã tiết kiệm được chi phí, thời gian rất lớn. Cụ thể: Đến năm 2013, chất lượng CBCC toàn Tổng cục được nâng cao: Càng có nhiều CBCC được nâng ngạch (số lượng chuyên viên cao cấp tăng 5 người so với năm 2012, chuyên viên chính tăng 11 người và chuyên viên tăng 27 người), trình độ chuyên môn cũng được nâng cao (số lượng tiến sĩ, thạc sĩ, và đại học tăng lên), số lượng CBCC được công nhận có lý luận chính trị trung cấp tăng lên 69 người. Thêm vào đó, số lượng CBCC là cử nhân tin học cũng tăng lên so với năm 2012 (24 người) (Xem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

Phụ lục 4.4: Một số chỉ tiêu về chất lượng cán bộ công chức toàn Tổng cục giai

đoạn 2011 - 2013).

+ Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của CBCC Tổng cục DTNN:

- Việc phổ biến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm và triển khai thực hiện đến CBCC toàn hệ thống DTNN còn có hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện. Trong hệ thống DTNN, với 96 Chi cục DTNN tương đương với cấp huyện trực thuộc, số lượng CBCC làm việc tại các Chi cục DTNN chiếm tỷ lệ lớn. Với số lượng đông đảo như vậy, đây là đối tượng quyết định chất lượng của việc thực hiện cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, do trình độ cán bộ ở cấp này còn nhiều hạn chế nên chưa nhận thức được đầy đủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc thực hiện tự chủ tài chính. Do đó, việc triển khai thực hiện tự chủ về tài chính đối với các Chi cục DTNN chưa được thực hiện tốt như mong muốn.

- Hơn nữa tại Chi cục Dự trữ nhà nước, cán bộ làm công tác quản lý tài chính chỉ có 1 đến 2 cán bộ, mà còn làm kiêm nhiệm (cán bộ làm công tác nghiệp vụ kiêm quản lý tài chính nội bộ, công tác kế hoạch…). Do vậy không thể đầu tư nhiều thời gian cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị; công tác kiểm tra, giám sát và công khai sử dụng ngân sách, tài chính chưa được thực hiện thường xuyên trong khi số lượng, giá trị tài sản được giao quản lý và sử dụng rất lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 97)