Chu trình quản lý tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 71)

Căn cứ Quyết định số 2286/QĐ-BTC ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 sản nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, văn bản số 4224/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN đã ban hành Quyết định số 931/QĐ- TCDT ngày 22/10/2010 hướng dẫn quy định về phân cấp trong lĩnh vực quản lý tài chính trong hệ thống Tổng cục DTNN, quy định các nội dung và yêu cầu như sau:

4.1.2.1 Phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm thực hiện dự toán NSNN

- Bộ Tài chính: Là đơn vị dự toán cấp 1 (Vụ Kế hoạch – Tài chính là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chủ quản cấp 1 về quản lý tài chính ngân sách trong nội bộ ngành Tài chính).

- Tổng cục DTNN: Là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tài chính. Vụ Tài vụ - Quản trị là đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chủ quản cấp 2 về quản lý tài chính ngân sách trong nội bộ Tổng cục DTNN; Phòng Kế toán tài vụ của Văn phòng cơ quan Tổng cục giúp Tổng cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 3 – trực tiếp chi tiêu ngân sách của Tổng cục.

- Các Cục DTNN khu vực: Là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Tổng cục DTNN. Phòng Tài chính kế toán là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2, đồng thời giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 3 – trực tiếp chi tiêu ngân sách của Cục.

- Các Chi cục DTNN: Là đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Tổng cục DTNN. Theo phân cấp về thực hiện dự toán NSNN nêu trên và cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị trong toàn hệ thống Tổng cục DTNN thì có 23 đơn vị dự toán cấp 2 (Tổng cục DTNN và 22 Cục DTNN khu vực) và có 122 đơn vị dự toán cấp 3 (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách) gồm: Văn phòng Tổng cục DTNN, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Tổng cục, Cục CNTT, TTBD, 22 Văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 phòng Cục DTNN khu vực và 96 Chi cục DTNN. Quyền hạn và nhiệm vụ của từng đơn vị dự toán các cấp như sau:

Đơn vị dự toán cấp 1: Đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ: Đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Tổng cục: Đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Tổng cục:

: Phân bổ, giao dự toán; Kiểm tra việc chấp hành dự toán. : Báo cáo lập, thực hiện dự toán, quyết toán NSNN.

Sơđồ 4.1: Thực hiện dự toán NSNN của hệ thống Tổng cục DTNN

+ Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 2: Chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý tài chính ngân sách được Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên giao, tổ chức triển khai công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đối với các đơn vị thuộc cấp mình quản lý, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo chế độ quy định,

BỘ TÀI CHÍNH (Vụ Kế hoạch - Tài chính) TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC (Vụ Tài vụ - Quản trị) 22 Cục DTNNKV (Phòng Tài chính – Kế toán) Văn phòng Tổng cục Cục Công nghệ thông tin Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm BD nghiệp vụ DTNN 96 Chi cục DTNN trực thuộc Cục 22 Văn phòng Cục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 phù hợp với chủ trương định hướng của Nhà nước, định hướng nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính và Tổng cục DTNN.

+ Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 3: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách hàng năm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính và các đơn vị quản lý cấp trên. Trực tiếp tổ chức công tác kế toán đơn vị dự toán theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về sử dụng kinh phí ngân sách được giao, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của chứng từ kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định và kiến nghị của đơn vị dự toán cấp trên trong công tác quản lý tài chính ngân sách tại đơn vị. Định kỳ hàng quý và cả năm có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá với đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp về tình hình thực hiện dự toán ngân sách được giao.

4.1.2.2 Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

- Thời gian, biểu mẫu lập dự toán được thực hiện theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục DTNN. Cụ thể như sau:

+ Hàng năm, Tổng cục DTNN có trách nhiệm lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành gửi Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch – Tài chính) để thẩm định, tổng hợp vào dự toán thu, chi NSNN của Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp 1). Việc lập dự toán ngân sách hàng năm của Tổng cục được thực hiện từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí (đơn vị dự toán cấp 3) và được tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dưới lên. Các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp phải thẩm định dự toán của các đơn vị cấp dưới theo phân cấp quản lý trước khi tổng hợp báo cáo dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên, đảm bảo dự toán của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ được giao năm kế hoạch. Trong quá trình xem xét, thẩm định dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý, cơ quan dự toán cấp trên có quyền yêu cầu thủ trưởng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc cung cấp thông tin, bổ sung nội dung thuyết minh, yêu cầu lập lại dự toán trong trường hợp dự toán không đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 + Dự toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc: (1) Chấp hành đúng và đầy đủ các biểu mẫu số liệu theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và hướng dẫn của cấp trên (nếu có) hàng năm; (2) Phải có báo cáo thuyết minh dự toán bao gồm các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm kế hoạch, có so sánh với thực hiện quyết toán ngân sách năm trước, những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự toán, đề xuất các kiến nghị và giải pháp; (3) Các căn cứ xây dựng dự toán năm sau, trong đó nêu rõ các yếu tố biến động về tổ chức, biên chế, các nhiệm vụ mới và nhiệm vụ dự kiến phát sinh và (4) Danh mục chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi: Đầy đủ các nguồn kinh phí theo quy định, gồm dự toán chi thường xuyên được giao tự chủ và dự toán chi thường xuyên không được giao tự chủ.

+ Quy định về thời gian lập, gửi và thẩm định, tổng hợp dự toán của các đơn vi dự toán từng cấp: Tổng cục DTNN quy định công tác xây dựng dự toán của các đơn vị thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm kế hoạch, dự kiến nhiệm vụ

thu, chi năm sau, căn cứ chế độ định mức, tiêu chuẩn và cơ chế quản lý tài chính hiện hành, đơn vị chủ động xây dựng dự toán, thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp gửi dự toán về Tổng cục theo thời gian cụ thể:

* Các Chi cục DTNN, Văn phòng Cục DTNN khu vực lập dự toán gửi Cục DTNN khu vực trước ngày 10/5 hàng năm.

* Các Cục DTNN khu vực thẩm định và tổng hợp dự toán toàn đơn vị gửi Tổng cục DTNN trước ngày 25/5 hàng năm.

* Văn phòng Tổng cục DTNN, Cục CNTT, Ban Quản lý các dự án và TTBD lập dự toán gửi Tổng cục trước ngày 15/5 hàng năm.

* Tổng cục DTNN thẩm định và tổng hợp dự toán toàn ngành gửi Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 15/6 hàng năm.

Bước 2: Căn cứ số kiểm tra được Bộ Tài chính thông báo, Tổng cục thực hiện

giao số kiểm tra cho các đơn vị để các đơn vị rà soát, sắp xếp, bố trí lại dự toán cho phù hợp:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 tra, Tổng cục giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 thuộc Tổng cục.

* Căn cứ vào số kiểm tra được giao, các đơn vị rà soát, sắp xếp để bố trí nội dung dự toán cho phù hợp. Trường hợp có nhu cầu cao hơn số kiểm tra được giao, đơn vị phải thuyết minh, giải trình rõ nhiệm vụ và cơ sở tính toán, lập dự toán điều chỉnh bổ sung, báo cáo Tổng cục sau 10 ngày kể từ ngày Tổng cục giao số kiểm tra.

* Trong thời gian quy định trên, các đơn vị không đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự toán theo hướng dẫn của bước 2 thì số kiểm tra đã giao các đơn vị là căn cứ để Tổng cục xem xét, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

Bước 3: Khi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thảo luận dự toán

với Bộ Tài chính: Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí Lãnh đạo đơn vị, các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ có liên quan phối hợp tham gia thuyết minh, bảo vệ dự toán của đơn vị để thống nhất nội dung, danh mục dự toán cho phù hợp với khả năng ngân sách và khả năng tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi thảo luận dự toán chi tiết, đơn vị dự toán cấp trên phải thông báo cho đơn vị dự toán cấp dưới bằng văn bản về kết quả thảo luận, thẩm định dự toán, làm cơ sở để các đơn vị biết và chuẩn bị kế hoạch, phương án phân bổ dự toán kịp thời khi được cấp thẩm quyền giao dự toán ngân sách chính thức.

Bảng 4.8: Tình hình thực hiện nộp báo cáo dự toán của các đơn vị giai đoạn 2011 – 2013 Số TT N ội dung Đơn vị tính N ăm 2011 N ăm 2012 N ăm 2013

1 Số đơn vị nộp báo cáo đúng thời gian quy định (trước ngày 15, 25/5)

Cục 0 6 8

2 Số đơn vị nộp báo cáo không đúng thời gian quy định

Cục 23 20 18

3 Tỷ lệ đơn vị nộp đúng thời

gian quy định % 0 23,08 30,77

Nguồn: Vụ TVQT - Tổng cục DTNN

Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm đã được quy định rõ ràng về các nguyên tắc, yêu cầu, thời gian thực hiện báo cáo dự toán nhưng trên thực tế, Tổng cục DTNN và các đơn vị dự toán các cấp thuộc Tổng cục DTNN chưa thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách. Các Cục DTNN khu vực thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp dự toán của đơn vị gửi Tổng cục DTNN về cơ bản là chậm so với thời gian quy định (xem Bảng 4.8: Dự toán năm 2011, không đơn vị nào thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định; năm 2012 có 6/26 đơn vị đạt 23,08%; năm 2013 có 8/26 đơn vị đạt 30,77% thực hiện báo cáo dự toán đúng thời gian quy định – Chi tiết theo Phụ lục 4.1). Tổng cục sẽ thẩm định, tổng hợp dự toán

chung của toàn hệ thống Tổng cục DTNN gửi Bộ Tài chính theo thời gian quy định là trước ngày 15/6 hàng năm.

Năm 2011-2013, Tổng cục DTNN đã không thẩm định mà chỉ tổng hợp dự toán từ các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý (do việc báo cáo dự toán của các đơn vị trực thuộc không đảm bảo thời gian yêu cầu). Theo đó, chất lượng lập dự toán không cao, không sát với thực tế và chênh lệch khá lớn so với dự toán thực tế được Bộ Tài chính thẩm định, giao dự toán.

Bảng 4.9: Thực trạng thực hiện lập dự toán tại Tổng cục DTNN giai đoạn 2011 - 2013 Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán lập (Triệu đồng) Bộ Tài chính giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Dự toán lập (Triệu đồng) Bộ Tài chính giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Dự toán lập (Triệu đồng) Bộ Tài chính giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Chi thường xuyên giao tự chủ 332.700 249.525 75 460.921 350.300 76 506.923 395.400 78 Chi không thường xuyên, không giao tự chủ 845.476 355.100 42 1.112.600 500.670 45 1.204.000 481.600 40 Tổng cộng 1.178.176 604.625 51 1.573.521 850.970 54 1.710.923 877.000 51 Nguồn: Vụ TVQT - Tổng cục DTNN

Qua bảng số liệu 4.9, ta thấy việc lập dự toán về chi thường xuyên giao tự chủ tại Tổng cục từng năm sát hơn so với mức được Bộ giao (năm 2011 đạt 75%, năm 2012 đạt 76% và năm 2013 đạt 78%). Trong khi đó, lập dự toán về chi không thường xuyên, không giao tự chủ lại cách xa so với mức Bộ giao (chưa đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 50%). Từ đó kéo theo, tỷ lệ lập dự toán năm nhìn chung chỉ đạt khoảng từ 51- 54% so với mức Bộ giao. Như vậy, việc lập dự toán tại Tổng cục còn chưa sát thực tế, chưa sát so với thẩm định của Bộ.

- Đặc biệt là việc lập dự toán phí cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ (sau đây gọi tắt là phí cứu trợ) năm 2013, 2014 (Lập dự toán phí cứu trợ là một trong những phần của lập dự toán về chi không thường xuyên). Vì lượng gạo thực tế xuất cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ nhiều hơn so với kế hoạch xuất khi lập dự toán năm 2013, 2014 (với lượng gạo xuất cứu trợ viện trợ khoảng 60.000 tấn/năm), nên đến thời điểm ngày 31/12/2014, Tổng cục thiếu phí xuất gạo cứu trợ khoảng 100 tỷ đồng. Hiện nay, Tổng cục vẫn đang tiếp tục trình Bộ Tài chính giao bổ sung dự toán.

Một thực trạng cụ thể của việc lập, thẩm định dự toán, quyết toán phí cứu trợ, viện trợ tại Tổng cục DTNN (ngoài việc phải lập chung trong tổng dự toán để Bộ thẩm định giao dự toán đầu năm ngân sách, còn phải lập riêng từng đợt xuất hàng cứu trợ viện trợ để Bộ thẩm định ra quyết định mức phí tối đa riêng). Qua theo dõi thống kê tại Bảng 4.10: Tình hình phê duyệt mức phí xuất gạo cứu trợ, viện trợ các năm 2011, 2012 và 2013, Tổng cục nhận thấy: Thời gian để đơn vị có mức phí thực hiện nhiệm vụ còn chậm, chưa kịp thời (tuy số lần được phê duyệt mức phí kịp thời đáp ứng yêu cầu để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tăng lên qua từng năm song vẫn chưa đạt 50% tổng số lần - Chi tiết theo Phụ lục 4.2).

Bảng 4.10: Tình hình phê duyệt mức phí xuất gạo cứu trợ, viện trợ của Tổng cục DTNN (Năm 2011 – 2013)

Số

TT Nội dung Đơtính n vị 2011 Năm N2012 ăm N2013 ăm

1 Số lần được phê duyệt mức phí kịp thời (< 25 ngày, năm 2011; <30 ngày, năm 2012, 2013)

Lần 9 16 20

2 Số lần được phê duyệt mức

phí không kịp thời Lần 12 19 24

3 Tỷ lệ số lần đáp ứng yêu

cầu về thời gian % 42,86 45,71 45,45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)