- Từ năm 2006 đến nay, Tổng cục DTNN thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLB/BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP.
Thực hiện Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ: “Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụđược giao”. Theo đó, từ năm 2007
đến hết ngày 21/4/2011, Tổng cục DTNN thực hiện theo quyết định số 509/QĐ- DTQG ngày 29/12/2006 của Cục trưởng Cục DTQG về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Dự trữ quốc gia. Từ ngày 22/4/2011 đến nay, Văn phòng cơ quan Tổng cục DTNN thực hiện theo quyết định số 216/QĐ-TCDT của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Tại các Cục DTNN khu vực, thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị mình quản lý theo quy định. Theo đó, từ năm 2011 đến năm 2013, tất cả các Cục DTNN khu vực đều xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị. Năm 2011, toàn hệ thống DTNN chỉ có một số Chi cục DTNN ban hành quy chế chi tiêu nội bộ nhưng đến năm 2013 thì toàn bộ các Chi cục trực thuộc các Cục DTNN khu vực đều ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.
- Quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Tổng cục DTNN, bao gồm: (1) Nguồn kinh phí hoạt động được giao hàng năm; (2) Tiêu chuẩn, định mức, mức chi và (3) Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu tiết kiệm chi.
4.1.1.1 Nguồn kinh phí hoạt động được giao hàng năm a) Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên thực hiện tự chủ
- Về nguồn:
Bộ Tài chính giao dự toán từ chi hoạt động quản lý hành chính (khoản 463). Kinh phí được xác định trên số biên chế được giao, định mức phân bổ ngân sách theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các hoạt động đặc thù hàng năm của Tổng cục DTNN.
- Về nội dung: Chi kinh phí thường xuyên thực hiện tự chủ, gồm:
+ Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương; tiền công; phụ cấp lương (phụ cấp công vụ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ); các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn); chi phúc lợi, khen thưởng cho CBCC đơn vị theo qui định của Nhà nước; chi các khoản thanh toán cho cá nhân và các khoản chi khác theo chế độ Nhà nước quy định.
+ Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền; công tác phí; hội nghị; chi thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác.
+ Chi các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác không bao gồm chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ.
+ Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ hành chính (ngoài kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ chi từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ).
+ Chi đoàn đi công tác nước ngoài, chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam.
+ Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác. - Về quản lý, sử dụng kinh phí:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 thuộc Tổng cục để đảm bảo kinh phí hoạt động thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đầu năm, trên cơ sở số biên chế Tổng cục giao cho các đơn vị, định mức phân bổ ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, những nhiệm vụ đột xuất dự kiến phát sinh trong năm và dự toán chi ngân sách được Bộ tài chính giao, Tổng cục sẽ giao dự toán kinh phí tự chủ cho các đơn vị chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo chế độ Nhà nước quy định và các khoản chi phục vụ cho công tác quản lý như điện, nước, xăng dầu, văn phòng phẩm, sửa chữa thường xuyên tài sản….
+ Các đơn vị dự trữ thực hiện quản lý và sử dụng dự toán chi NSNN được giao theo quy định tại Quyết định số 320/QĐ-DTQG ngày 27 tháng 9 năm 2006 của Cục trưởng Cục DTQG (nay là Tổng cục DTNN) quy định về việc ban hành quy chế thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của Cục Dự trữ quốc gia. Thủ trưởng các đơn vị dự toán của Tổng cục DTNN phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện thống nhất trong cơ quan mình và gửi kho bạc địa phương nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm soát, theo dõi, giám sát thực hiện.
+ Căn cứ vào dự toán được giao, các Cục DTNN khu vực và các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục thực hiện rút dự toán theo quy định hiện hành để thanh quyết toán (được thể hiện trên Bảng 4.1; 4.2).
Qua bảng số liệu 4.1 dưới đây, ta thấy:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi đảm bảo hoạt động bộ máy của đơn vị, cụ thể: Năm 2011 là 161.209 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,54%; năm 2012 là 241.640 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,49%; năm 2013 là 281.686 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,94%. Việc tăng chi các khoản chi thanh toán cá nhân chủ yếu là do Nhà nước tăng mức lương tối thiểu và tăng các khoản chi hỗ trợ CBCC như phụ cấp công vụ, chi phúc lợi, hỗ trợ người có thu nhập thấp.
- Các khoản chi quản lý hành chính và chi khác năm 2013 giảm so với các năm trước là do các đơn vị đã thực hiện tốt công tác khoán chi đối với các nội dung chi như chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ), chi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 thông tin, tuyên truyền, liên lạc (điện thoại), chi thanh toán tiền nhiên liệu (xăng xe ô tô, nhiên liệu vận hành máy phát điện,…), chi hội nghị….đồng thời đã thực hiện cắt giảm, tiết kiệm những nội dung chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách như chi đoàn ra nước ngoài, chi thuê mướn…
Bảng 4.1: Tình hình thực hiện kinh phí hoạt động thường xuyên được giao tự chủ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thực hiện T ỷ lệ % Th ực hiện T ỷ lệ % Th ực hiện T ỷ lệ %
Nhóm chi thanh toán cá nhân 161.209 71,54 241.640 75,49 281.686 77,94
- Tiền lương 80.483 35,71 101.297 31,65 117.864 32,61 - Phụ cấp lương 30.556 13,56 53.571 16,74 67.068 18,56 - Các khoản đóng góp theo
lương
18.378 8,16 23.920 7,47 27.664 7,65 - Chi phúc lợi, khen thưởng 3.105 1,38 5.575 1,74 5.821 1,61 - Các khoản thanh toán khác
cho cá nhân
28.687 12,73 57.277 17,89 63.269 17,51
Nhóm chi quản lý hành chính 28.287 12,55 36.173 11,30 37.390 10,35
- Thanh toán dịch vụ công cộng
4.551 2,02 5.169 1,61 5.782 1,60 - Vật tư văn phòng 4.833 2,14 6.466 2,02 6.629 1,83 - Thông tin tuyên truyền, liên
lạc
2.522 1,12 2.549 0,80 2.197 0,61 - Hội nghị, công tác phí, thuê
mướn
9.228 4,09 11.925 3,73 13.230 3,66 - Sửa chữa tài sản phục vụ
công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình
7.153 3,17 10.064 3,14 9.552 2,64
Chi nghiệp vụ chuyên môn
của từng ngành 1.538 0,68 3.013 0,94 4.384 1,21
Chi khác (Mua sắm tài sản, chi đoàn đi công tác nước ngoài...)
34.320 15,23 39.254 12,26 37.955 10,50
Tổng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao tự chủ
225.354 100,00 320.080 100,00 361.415 100,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Bảng 4.2: Tình hình mua sắm tài sản giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thực hiện Tỷ lệ % Thực hiện Tỷ lệ % Thực hiện Tỷ lệ % 1 Ô tô con 0 - 7.705 27,97 10.227 38,68 2 Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng 322 3,91 330 1,20 255 0,96 3 Thiết bị tin học 46 0,56 15.280 55,47 11.098 41,98 4 Điều hòa nhiệt
độ 17 0,21 567 2,06 1.047 3,96 5 Máy phát điện 6.996 85,03 6 0,02 0 0,00 6 Tài sản khác 847 10,29 3.659 13,28 3.812 14,42 Cộng 8.228 100,00 27.547 100,00 26.439 100,00 Nguồn: Vụ TVQT - Tổng cục DTNN Từ bảng số liệu 4.2, ta thấy:
- Trong năm 2011, Tổng cục chi mua máy phát điện chiếm đến 85,03% tổng số kinh phí mua sắm tài sản nhằm trang bị cho toàn ngành, đến từng điểm kho bảo đảm hàng DTQG luôn được bảo quản tốt nhất nên trong năm 2012 chỉ bổ sung 01 máy phát điện. Đến năm 2013 thì toàn bộ hệ thống Tổng cục DTNN đã được đảm bảo về điện, nguồn điện có 24/24 giờ phục vụ công tác bảo quản hàng DTQG.
- Năm 2012, 2013, công tác chi cho mua sắm thiết bị tin học chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số kinh phí mua sắm tài sản (năm 2012 là 15.280 triệu đồng, chiếm 55,47% hơn một nửa tổng số kinh phí mua sắm tài sản; năm 2013 là 11.098 triệu đồng, chiếm 41,98%) là do Tổng cục chú trọng hơn nhiều đến đầu tư ứng dụng CNTT.
- Công tác chi mua sắm ô tô con, điều hòa nhiệt độ và các tài sản khác được đẩy mạnh hàng năm nhằm đảm bảo hoạt động bộ máy, tạo điều kiện cho CBCC làm việc hiệu quả hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Căn cứ kinh phí tự chủ được giao, các đơn vị chủ động triển khai đúng chế độ quy định; đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, phấn đấu tạo nguồn bổ sung thu nhập cho CBCC trong đơn vị.
b) Nguồn kinh phí không thường xuyên, không giao thực hiện tự chủ
- Về nguồn: Bộ Tài chính giao dự toán từ chi quản lý quỹ dự trữ quốc gia, chi nghiên cứu đề tài khoa học và chi đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí NSNN được phân bổ xác định trên chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được giao từng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các hoạt động đặc thù hàng năm của Tổng cục DTNN.
- Về nội dung quản lý, sử dụng nguồn kinh phí: + Quỹ dự trữ quốc gia (Khoản 353), gồm:
* Chi phí nhập, xuất, bảo quản, viện trợ, cứu trợ hàng DTNN: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và dự toán được giao, căn cứ số lượng hàng hóa thực tế nhập, xuất, viện trợ, cứu trợ, các đơn vị thực hiện theo đúng định mức, mức phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Cụ thể:
(1) Được thực hiện theo cơ chế khoán trên cơ sở định mức và mức phí được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ- CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số 143/2009/TT-BTC ngày 15/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho xuất cấp hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Tổng cục DTNN.
(2) Các đơn vị dự trữ được chủ động chi theo mức phí của Tổng cục giao, thanh toán, quyết toán, hạch toán và phản ánh đúng nội dung chi của hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, đúng chế độ kế toán DTNN. Trên cơ sở định mức của từng mặt hàng được cơ quan có thẩm quyền giao, trong phạm vi chi phí được khoán, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia được chủ động quyết định chi theo các nội dung đã được quy định. Khi thực hiện hoàn thành nhiệm vụ có tiết kiệm được kinh phí, được sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm đó và hạch toán vào nguồn kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và chi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 tăng thu nhập cho CBCC và nhân viên tại đơn vị. Cơ quan chủ quản được thực hiện điều hòa giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng chi phí tiết kiệm được, đảm bảo hỗ trợ, khuyến khích việc phấn đấu tiết kiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
(3) Riêng đối với khoản kinh phí cứu trợ, viện trợ: Căn cứ các quy định hiện hành, các đơn vị được giao nhiệm vụ xuất, cấp hàng cứu trợ viện trợ từ nguồn dự trữ quốc gia lập dự toán chi phí cứu trợ, viện trợ gửi Tổng cục (Vụ Tài vụ - Quản trị) kiểm tra, tổng hợp trình Bộ Tài chính phê duyệt. Trong quá trình thực hiện nếu trường hợp dự toán chi ngân sách được giao còn thiếu, đơn vị được tạm ứng từ dự toán chi phí nhập, xuất để sử dụng, đồng thời báo cáo Tổng cục để giao bổ sung dự toán.
(4) Kinh phí bảo quản: dự toán chi NSNN giao gồm: kinh phí bảo quản định mức (Căn cứ số lượng thóc kê lót, gạo bảo quản ban đầu, chủng loại hàng, định mức bảo quản (kể cả định mức tạm giao), Cục trưởng Cục DTNN khu vực tổ chức thực hiện sử dụng kinh phí đảm bảo không vượt định mức quy định) và kinh phí bảo quản không có định mức (Căn cứ dự toán được giao, tình hình thực tế kho tàng và nhiệm vụ của công tác bảo quản hàng hóa dự trữ, Cục trưởng Cục DTNN khu vực chủ động phân bổ dự toán chi tiết các nội dung công việc).
* Chi mua sắm tài sản; Chi sửa chữa lớn trụ sở, kho tàng; Chi ứng dụng CNTT; Kinh phí phục vụ công tác an ninh, phòng cháy chữa cháy, phòng chống khắc phục lụt bão và nhiệm vụ đột xuất khác; Chi các khoản chi khác (chi phí đấu thầu, đấu giá, kinh phí chi bảo hiểm hàng hóa.... ): Đơn vị căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước để thực hiện và quản lý, sử dụng đúng mục đích.
+ Chi nghiên cứu khoa học (Khoản 372): Hàng năm căn cứ vào mục tiêu, chương trình, nội dung đề tài được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học hoặc triển khai các giải pháp hỗ trợ công nghệ bảo quản phải lập dự toán chi tiết kinh phí từng đề tài theo qui định gửi Vụ TVQT thẩm định, trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN phê duyệt. Kinh phí đề tài, dự án khoa học và công nghệ được sử dụng theo Quyết định số 710/QĐ-TCDT ngày 18/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN quy định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 quản lý và sử dụng kinh phí đề tài khoa học cấp ngành.
+ Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ (Khoản 504): Hàng năm căn cứ vào nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các