Ngày 23 tháng 4 năm 2012, bài “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về dự trữ quốc gia” của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu về dự trữ quốc gia tại 12 nước, bao gồm cả nước phát triển (Nhật Bản, Mỹ, Anh, Nga…) cũng như nước đang phát triển (Trung Quốc, Indonesia, Malaisia, Ấn Độ, …) có một số tình hình như sau: (1) Tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế, chế độ chính trị và trình độ phát triển, mỗi nước đều có DTQG; (2) Dự trữ quốc gia không chỉ là vật tư, hàng hóa, xăng dầu, lương thực….mà còn gồm cả các chính sách, pháp luật về DTQG trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, pháp luật của nhà nước và (3) Sức mạnh kinh tế và sự hùng cường của mỗi nước thể hiện ở tiềm lực DTQG.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Ngoài ra, bài báo cáo có đề cập đến các vấn đề như: thể chế và cơ chế, chính sách; vị trí, vai trò và mục tiêu của DTQG; nguồn hình thành DTQG; danh mục hàng DTQG; nhập xuất, mua bán, giá mua và giá bán hàng DTQG; kho và công nghệ bảo quản hàng DTQG và quản lý hàng DTQG.
Bài báo cáo cho thấy tất cả các nước đều coi sự đảm bảo an toàn và ổn định cho quốc gia đều phải có tiềm lực dự trữ nhất định. Kinh tế thị trường càng phát triển, nhà nước nào có tiềm lực dự trữ mạnh, công tác quản lý tài chính ngành dự trữ tốt và hợp lý sẽ vững vàng trước mọi biến cố.
- Kinh nghiệm của Singapore:
Singapore có diện tích khá nhỏ, chỉ 692,7 km2 với dân số gần 5 triệu người (2009), GDP bình quân khoảng 48.000 USD/người (2009). Quá trình chuyển đổi từ mô hình quản lý ngân sách truyền thống (đầu vào) sang mô hình quản lý ngân sách mới (theo kết quả và hiệu quả đầu ra) trong quản lý ngân sách ở Singapore là khá rõ nét. Hệ thống phân bổ ngân sách trước đây ở Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với các nội dung chi cụ thể mà không chú ý đến hiệu quả đầu ra. Singapore đã chuyển sang quản lý theo kết quả đầu ra từ những năm đầu của thập kỷ 90 nhằm tăng cường hiệu quả quản lý khu vực công, khuyến khích tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường hiệu quả, nhấn mạnh đến khả năng quản lý theo kết quả đầu ra. Theo xu hướng đó, từ những năm đầu của thế kỷ 21, Singapore đã sử dụng khái niệm “kế toán cộng dồn” để phản ánh hiệu quả và kết quả trong quản lý NSNN. Hệ thống kế toán NSNN cũng thay đổi. Kế toán các nguồn lực tài chính và quá trình lập ngân sách được gắn kết chặt chẽ nhằm bao quát hết các chi phí và các nguồn lực trong khu vực công. Bộ Tài chính tập trung làm chính sách tài chính vĩ mô và bảo đảm phân bổ nguồn lực giữa các Bộ. Về phần mình, các Bộ chủ quản phải cam kết tối đa hoá việc sử dụng nguồn lực theo mục tiêu và các kết quả đầu ra. Hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra hiện nay ở Singapore đã có những thay đổi đáng kể: Chính phủ xem các Bộ, ngành như là những người cung cấp dịch vụ và phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành theo mức độ công việc hoàn thành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Với việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ được quản lý theo mô hình tự chủ tài chính. Các cơ quan tự chủ tài chính là các cơ quan Nhà nước có “kết quả đầu ra” và “mục tiêu hoạt động” đã được xác định rõ, những cơ quan này được linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra, áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề trong phạm vi ngân sách được duyệt. Trong quá trình lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch đầu ra là một công đoạn quan trọng nhất, là cơ sở cho việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Kế hoạch đầu ra cần được soạn thảo phù hợp với kế hoạch ngân sách hàng năm và trong chừng mực có thể, việc phân bổ ngân sách cần gắn liền với mức sản lượng đầu ra. Kế hoạch đầu ra cũng chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của đơn vị nhằm khuyến khích đạt mục tiêu đã đặt ra. Việc đạt được kế hoạch sản phẩm đầu ra thể hiện trình độ thành thạo của một cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công việc của mình, thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
Về các chỉ số đánh giá kết quả đầu ra: Singapore thường sử dụng 5 chỉ số khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị tự chủ tài chính áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.
Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chấp hành dự toán, quyết toán NSNN: Singapore cũng rất chú trọng vấn đề này. Ủy ban Tài khoản công cùng Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán và Quốc hội Singapore có 02 Ủy ban để giám sát về NSNN: thẩm tra quyết toán NSNN để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm. Các cơ quan này không chỉ chỉ ra những sai phạm mà còn đánh giá tính hiệu quả của quản lý NSNN định kỳ 6 tháng của các Bộ. Những Bộ, ngành nào sử dụng ngân sách dưới 95% sẽ bị cắt giảm hoặc điều chỉnh dự toán NSNN; được phép chi ứng trước dự toán nhưng không quá 10% của ngân sách năm hiện hành và phải hoàn trả cả gốc và lãi sau 3 năm; được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 phép sử dụng kết dư ngân sách và các nguồn tiền tiết kiệm được nhưng không quá 5%.
- Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Với diện tích 380 nghìn km2, dân số năm 2011 là 128 triệu người, Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, GDP bình quân đạt 43.168 USD/người (năm 2010). Từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, Chính phủ Nhật Bản đã có những cố gắng đầu tiên triển khai thực hiện hệ thống ngân sách dựa trên chính sách và chương trình (Policy and Program Budgeting System - PPBS) ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, chương trình đã bị thất bại do sự phản đối của các nhóm chính trị đối lập. Mãi đến những năm 60, Chính phủ mới thông qua được chiến lược phát triển kế hoạch quốc gia nhằm nâng thu nhập lên gấp đôi, với một lộ trình tái cơ cấu ngành công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giai đoạn 1990 – 2000, là thời kỳ suy thoái kinh tế. Ở Nhật Bản phát sinh ba sức ép là: Thâm hụt tài chính tăng cao ở cả cấp độ quốc gia và địa phương; Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao; Xu hướng thế giới đang thịnh hành áp dụng phương pháp đánh giá chính sách để quản lý dựa trên kết quả (Policy and Program Evaluation for Result based Management and Budgeting System - PERBM). Do vậy, Chính phủ Nhật phải đưa ra các chính sách mới, trong đó có việc chính thức áp dụng PERBM nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế có nhiều thay đổi và yêu cầu tăng phúc lợi cho dân chúng. Năm 2000, Tổng cơ quan hành chính (GAA) của Nhật Bản đã ban hành Hướng dẫn đánh giá chính sách. Trong đó: Hệ thống đánh giá chính sách và chương trình cho việc quản lý và phân bổ ngân sách dựa trên kết quả PERBM. Áp dụng hệ thống đánh giá quốc gia trong tất cả các Bộ và các cơ quan. Ủy ban cải cách hành chính trực thuộc Chính phủ được trao quyền triển khai, giám sát và đánh giá tất cả các chính sách/chương trình/dự án lớn của các Bộ, nhằm giảm thiểu sự lãng phí, giúp giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ Nhật Bản xử lý vi phạm quản lý và phân bổ ngân sách rất quyết liệt: giảm số lượng các Bộ, giảm số lượng công chức bằng cách tinh giảm, đào tạo lại và tư nhân hóa một số các loại hình dịch vụ công. Ngoài ra, Chính phủ cũng chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 trương tạo áp lực cạnh tranh thị trường trong toàn Chính phủ và các cơ quan dưới quyền. Tư nhân hóa dịch vụ bưu điện, loại bỏ độc quyền và đặc lợi.
Giám sát, đánh giá chính sách nội bộ và từ bên ngoài: Theo Luật đánh giá chính sách năm 2001, các Bộ phải đánh giá nội bộ tất cả các chính sách/chương trình thuộc Bộ quản lý và gửi đến cơ quan tổng hợp của Chính phủ để tổng hợp và trình Nội các. Đây sẽ là cơ sở cho việc phân bổ ngân sách. Các báo cáo đánh giá chính sách này được công bố rộng rãi hàng năm. Để cho việc đánh giá chính sách minh bạch và hiệu quả, các Bộ phải xây dựng kế hoạch triển khai ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các chỉ số giám sát, đánh giá để đo mức độ thành công hay thất bại của chính sách/chương trình. Ngoài ra, cũng có quy định về giám sát, đánh giá từ bên ngoài nhằm kiểm chứng lại những giám sát, đánh giá nội bộ, sử dụng tiêu chí do Bộ Tổng phụ trách hành chính (MGA) ban hành và công bố trong bản hướng dẫn. Các tiêu chí gồm: Tính phù hợp; Tính hiệu quả; Tính hiệu lực; Tính tác động; Tính bền vững. Trong hướng dẫn đánh giá chính sách còn mở rộng thêm một số tiêu chí nữa như: Tính cần thiết và thiết thực; Tính công bằng, bình đẳng; Sự cấp thiết; Những khía cạnh đổi mới; Khả năng thay thế; Khả năng vận động đối tác.
Mục tiêu tổng thể của chiến lược quốc gia tăng trưởng mới ở Nhật Bản là: Định hướng chuyển đổi PERBM hiện hành sang TAP2E3BS (minh bạch, giải trình, hướng tới người dân, có sự tham gia, hiệu quả, hiệu lực và công bằng trong hệ thống phân bổ ngân sách - Transparent, Accountable, People-oriented, Participatory, Efficient, Effective and Equitable Approach to Budgeting System). Cách tiếp cận này sẽ phản ánh được nhu cầu đa dạng của người dân, hướng tới phúc lợi kinh tế, xã hội cho dân; đảm bảo cho các chính sách, chương trình được triển khai một cách hiệu quả, hiệu lực và công bằng xã hội. TAP2E3BS đang ngày càng nhiều thành phố của Nhật áp dụng.