nước, vừa thực hiện mua bán hàng hóa như một đơn vị sự nghiệp công ích.
2.2.3 Bài học rút ra về quản lý tài chính cho các cơ quan HCNN có nhiệm vụđặc thù đặc thù
Ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan HCNN hoạt động, thực hiện nhiệm vụ sử dụng kinh phí từ NSNN là chủ yếu. Do vậy, quản lý tài chính cơ quan HCNN chủ yếu là quản lý chi NSNN đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. “Quản lý tài chính công tốt” là vấn đề của nhiều nước trên thế giới. Trong những năm cuối Thế kỷ 20 đã xuất hiện những khái niệm mới về quản lý tài chính công ở các nước phát triển có tình trạng nợ công tương đối cao nhằm đảm bảo tính bền vững của ngân sách quốc gia. Nhiều quốc gia đã và đang thực hiện cải cách tài chính công mạnh mẽ với trọng tâm là quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và áp dụng khuôn khổ tài chính, ngân sách trung hạn nhằm giúp Chính phủ quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực công cho những ưu tiên chiến lược. Đây cũng chính là mối quan tâm hiện nay của Việt Nam.
Kinh nghiệm thực tiễn về quá trình chuyển đổi mô hình quản lý ngân sách ở các quốc gia như Singapore, Nhật Bản đã nêu trên cho thấy: Việc quản lý, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả và phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính công ở Việt Nam hiện nay. Do đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, các nước trên đều đã áp dụng quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Đây là một phương thức quản lý tiên tiến đã được nhiều nước trên thế giới tiếp cận, cả những quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển. Phương thức này cho phép các nhà quản lý tại các cơ quan HCNN chủ động hơn trong điều hành ngân sách, đồng thời phải chịu trách nhiệm về đầu ra và kết quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 hoạt động của mình, yêu cầu ngân sách được sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.
Từ một đất nước có nền kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, Việt Nam tham gia phát triển kinh tế thị trường, tiến lên là quốc gia đang phát triển. Trong khi yêu cầu về đầu tư từ NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc chi tiêu từ nguồn NSNN gắn với kết quả là một đòi hỏi cấp thiết, yêu cầu Nhà nước ta cần tiếp tục đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN đối với cơ quan HCNN theo hướng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ CBCC, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy HCNN.
Tuy nhiên, để thực hiện theo phương thức này, Việt Nam cần chuẩn bị rất chu đáo: Trước hết, cần thống nhất nhận thức chung của các cơ quan chức năng về phương pháp quản lý mới; Đồng thời phải xây dựng được hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả đầu ra và nâng cao năng lực cung cấp thông tin về tài chính ngân sách của các cơ quan.
Việt Nam cần tiếp cận từng bước, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan và khắc phục những kém hiệu quả trong quá trình thực hiện. Điều đó có nghĩa là cần thực hiện thí điểm ở một số cơ quan HCNN trước, sau đó rút ra những kinh nghiệm và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hóa và phổ biến áp dụng rộng rãi cách quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện phải được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Quyền tự chủ và trách nhiệm của người lãnh đạo tại các cơ quan HCNN cần phải gắn kết chặt chẽ. Mọi tổ chức, đơn vị, cơ quan, cá nhân có liên quan cần được tạo điều kiện để tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra như: xây dựng chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc thực hiện và tiến trình ra quyết định theo kết quả đầu ra.
Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN theo hướng tăng cường phân cấp quản lý NSNN địa phương, đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Bởi vì lập ngân sách theo kết quả đầu ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 là phương thức quản lý ngân sách nhằm gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả hoạt động, tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực và phân cấp quản lý đúng mức độ. Tại các nước phát triển trên, đều đã có sự phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng kinh phí NSNN và các cá nhân liên quan. Ở Việt Nam, chưa có sự phân định rõ ràng về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, các cá nhân nên việc quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN thường khó khăn. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục xác định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng NSNN sẽ tránh được lãng phí, thất thoát và đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực, ngành.
Thứ ba, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tại các nước trên được xây dựng đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận. Từ đó kinh phí tại các cơ quan này được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Rút kinh nghiệm từ các nước, Nhà nước Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan HCNN từ Trung ương đến địa phương và trong từng cơ quan, đơn vị. Hơn nữa, cần tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan, cá nhân, tránh chồng chéo, không rõ ràng. Các cơ quan cũng cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, được bố trí các cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư duy và sáng tạo.
Thứ tư, qua phân tích cách thức quản lý tài chính tại Singapore và Nhật Bản nhận thấy các nước đó đều rất coi trọng công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan HCNN. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách, các nước còn thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, đúng chế độ quy định. Từ đó, Nhà nước muốn đảm bảo quản lý và sử dụng kinh phí có hiệu quả, cần cải thiện chất lượng các phương thức và công cụ kiểm tra,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 giám sát; đồng thời cần quy định cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, các cá nhân thực hiện công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát.
Tóm lại: Từ cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN được trình bày ở trên, có thể thấy, hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các cơ quan HCNN là cần thiết để đảm bảo xây dựng được một cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí NSNN. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo duy trì hoạt động và tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu lực trong hoạt động của bộ máy nhà nước, tránh lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai minh bạch NSNN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát về Tổng cục Dự trữ nhà nước
3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục DTNN
Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nước tổ chức tích luỹ một bộ phận của cải vật chất xã hội vào quỹ dự phòng chiến lược để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước.
Chính từ ý nghĩa, vai trò to lớn của DTQG “Tích cốc phòng cơ” mà Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức lực lượng dự trữ. Tháng 9 năm 1955, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã họp, ra Nghị quyết có tính cấp bách và mang ý nghĩa lịch sử đối với hệ thống DTQG: “Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”.
Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lượng DTQG, ngày 07-8-1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó gồm 04 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tư của Nhà nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về DTQG và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hoá dự trữ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra.
Như vậy, với Nghị định 997/TTg ngày 07-8-1956, hệ thống tổ chức quản lý Dự trữ quốc gia của nước ta đã chính thức hoạt động độc lập; với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục DTNN ngày nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Có thể khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục DTNN qua 3 thời kỳ: (1) Thời kỳ 1956 – 1975: DTQG phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; (2) Thời kỳ 1976 – 1985 (giai đoạn 1976 – 1985): Ngành dự trữ nhà nước phục vụ sự nghiệp cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và (3) Thời kỳ 1986 – nay: Hoạt động dự trữ nhà nước trong sự nghiệp đổi mới.
Ngày 20/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, chức năng quản lý nhà nước các hoạt động DTNN của Tổng cục DTNN, với tư cách là tổ chức quản lý chuyên ngành, được cơ bản hoàn thiện; các nhiệm vụ cụ thể hoá chức năng theo quy định của Pháp lệnh DTQG đã được rà soát, bổ sung; Tổng cục DTNN được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý từ Trung ương đến các vùng chiến lược trên địa bàn cả nước. Cục DTNN khu vực, Chi cục DTNN có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xây dựng cơ chế chính sách, ngày 20/11/2012, Luật Dự trữ quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII với 99,8% số phiếu tán thành. Đây là một thành công rất lớn đối với hoạt động DTQG, là kết quả sự nỗ lực tập trung của toàn ngành, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan đầu ngành, các Bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Luật DTQG ra đời là một dấu ấn lịch sử trong quá trình không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về DTQG; là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động DTQG ngày càng ổn định, phát triển; là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.
Ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 được xác định cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 “Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP”. Đó là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đặt ra đối với ngành DTNN trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi ngành DTNN cần nỗ lực hơn nữa để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Đối với CBCC trong toàn ngành DTQG, ngày 7-8-1956 được coi là mốc son lịch sử gắn liền với việc thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về dự trữ, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Ngày nay, ngày 7 tháng 8 hàng năm đã trở thành “Ngày Truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước” (Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ). Trong 59 năm tồn tại và hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hiện nay dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Tài chính; hoạt động DTQG luôn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. DTQG là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng an ninh. Ngoài ra DTQG còn có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết khác của Nhà nước.
3.1.2 Tổ chức bộ máy của Tổng cục
3.1.2.1 Về hệ thống:
- Tổng cục DTNN được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, có cơ cấu tổ chức được mô tả ở sơ đồ 3.1 và 3.2 dưới đây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Sơđồ 3.1: Tổ chức bộ máy Tổng cục Dự trữ Nhà nước BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC Vụ Khoa học và công nghệ bảo quản Vụ Quản lý hàng dự trữ Vụ Chính sách và pháp chế Vụ Tài vụ - Quản trị Vụ Kế hoạch Vụ Tổ chức cán bộ Cục Công nghệ thông tin Vụ Thanh tra dự trữ Văn phòng Tổng cục Trung tâm BD nghiệp vụ DTNN
Cục DTNNKV Hà Nội Cục DTNNKV Thái Bình Cục DTNNKV Nam Trung Bộ
Cục DTNNKV Hoàng Liên Sơn Cục DTNNKV Tây Bắc Cục DTNNKV Vĩnh Phú Cục DTNNKV Bắc Thái Cục DTNNKV Hà Bắc Cục DTNNKV Hải Hưng Cục DTNNKV Đông Bắc Cục DTNNKV Hà Nam Ninh Cục DTNNKV Thanh Hóa Cục DTNNKV Nghệ Tĩnh Cục DTNNKV Bình Trị Thiên Cục DTNNKV Đà Nẵng Cục DTNNKV Nghĩa Bình Cục DTNNKV Tây Nam Bộ Cục DTNNKV Bắc Tây Nguyên Cục DTNNKV Nam TâyNguyên Cục DTNNKV Đông Nam Bộ