Năng lực thực thi quản lý tài chính tại Tổng cục

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 100)

4.2.4.1 Năng lực thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

+ Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại các đơn vị DTNN trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm; các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính hay tổ chức giao khoán như: điện, nước, điện thoại, xăng dầu…..còn thiếu kiên quyết, còn chậm.

+ Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với hệ thống DTNN còn thiếu đồng bộ, chậm thay đổi chưa phù hợp với hoạt động đặc thù của DTNN. Do đó, các đơn vị trực thuộc Tổng cục DTNN thực hiện tự chủ nhưng nhiều cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ như đối với đơn vị chưa thực hiện tự chủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

+ Một số lãnh đạo DTNN các cấp chưa quan tâm đúng mức đến việc ứng

dụng hiện đại hóa, công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính phục vụ quản lý và điều hành tại đơn vị (báo cáo, trao đổi thông tin qua thư điện tử...); việc áp dụng máy móc thiết bị trong công tác nhập, xuất, bảo quản hàng hóa nhất là việc áp dụng máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động nhập xuất hàng hóa (băng tải, cân điện tử...) nhằm giảm thời gian lao động thủ công, giảm sức lao động chân tay, nâng cao lao động trí óc, tăng năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, giảm các chi phí liên quan (chi phí chỉ đạo điều hành trực tiếp, chi công tác phí, chi làm thêm giờ, ...), tiết kiệm tối đa chi phí được giao.

+ Thu nhập của CBCC còn thấp và chưa ổn định. Mặc dù thu nhập của CBCC đã được điều chỉnh tăng hơn so với mặt bằng lương của các cơ quan HCNN (do có phần tiết kiệm chi từ các định mức phí) song vẫn còn rất thấp và không đảm bảo tính ổn định (vì còn phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa nhập xuất trong năm) so với thu nhập của cán bộ trong hệ thống ngành Tài chính như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…Tổng cục DTNN chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành Cơ chế tài chính đặc thù như các cơ quan trên (Cơ chế khoán chi đặc thù – Nghị định 43/CP: giao kinh phí khoán (thường xuyên) ổn định theo giai đoạn (thường 3 năm)). Cơ chế tài chính đặc thù giúp cho đơn vị có đầy đủ nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Qua đó, các đơn vị này đã có điều kiện tốt để tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa phương tiện quản lý, thu hút và tăng cường đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó thực hiện được các mục tiêu, chiến lược phát triển từng ngành được Đảng và Nhà nước phê duyệt.

4.2.4.2 Năng lực thực hiện chu trình quản lý tài chính

- Công tác nghiên cứu, cụ thể hóa và ban hành các cơ chế chính sách trong công tác quản lý tài chính còn chậm và chưa chủ động, đặc biệt là ban hành định mức chi đặc thù phục vụ nhiệm vụ chuyên môn về nhập, xuất, bảo quản các loại hàng hóa DTQG thuộc phạm vi quản lý (lương thực, vật tư thiết bị cứu hộ cứu nạn). Theo đó, ảnh hưởng đến công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 của các đơn vị dự toán trong hệ thống Tổng cục DTNN. Công tác rà soát và kiểm tra các văn bản hướng dẫn chưa được tiến hành thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế thực hiện nhiệm vụ.

- Nguyên nhân:

+ Công tác xây dựng dự toán trong một số đơn vị chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm, coi trọng đúng mức, chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc được giao. Hơn nữa, việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại một số đơn vị còn chưa được chú trọng, nhiều DTNN còn bố trí cán bộ kém năng lực, trình độ làm công tác quản lý tài chính do vậy khả năng lập dự toán còn hạn chế, chất lượng dự toán và quyết toán kinh phí còn thấp. Một số đơn vị dự toán còn chưa nắm rõ nguyên tắc của phân cấp là chuyển giao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm từ cấp trên xuống cấp dưới nên thiếu chuẩn bị những cơ sở pháp lý và vật chất cho thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

+ Do dự toán chi hàng năm được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi NSNN và số lượng biên chế được giao của từng đơn vị nên có một số hạn chế nhất định như: Định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc. Định mức phân bổ dự toán chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự toán của đơn vị cũng như chất lượng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị quản lý cấp trên.

+ Dự toán được lập chưa sát với thực tế, chưa sát với mức Bộ thẩm định giao còn do việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị không chủ động, quá trình thực hiện kế hoạch thường có sự điều chỉnh, hơn nữa, một số công việc chưa có định mức cụ thể dẫn đến tình trạng phải bổ sung dự toán nhiều lần trong năm, gây khó khăn cho công tác quản lý.

+ Công tác chấp hành dự toán: Công tác chấp hành dự toán thời gian qua của các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục DTNN về cơ bản đã tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính. Qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 cấp có thẩm quyền thấy rằng việc chấp hành dự toán của hệ thống Tổng cục DTNN đã dần dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hệ thống Tổng cục vẫn chưa xây dựng được các kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất về các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động có tính chất dài hạn và trung hạn làm căn cứ điều hành ngân sách, phân bổ dự toán, bố trí nguồn lực cụ thể từng năm để thực hiện. Thực tế, trong những năm qua công tác điều hành ngân sách của Tổng cục còn mang tính ngắn hạn theo dự toán được Bộ Tài chính giao từng năm, dẫn đến bị động trong công tác bố trí ngân sách dàn trải nhiệm vụ, chưa ưu tiên tập trung nhiệm vụ cấp bách, phân bổ dự toán thực hiện các nhiệm vụ chi về tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm hiện đại hóa còn chậm.

+ Công tác quyết toán: Việc quyết toán kinh phí hoạt động hàng năm của

từng đơn vị DTNN còn chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Một số đơn vị DTNN chỉ quan tâm đến mức kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ mà chưa quan tâm đến việc đổi mới quy trình xử lý, giải quyết công việc; tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động… để nâng cao hiệu quả công tác và kinh phí được giao sử dụng. Quyết toán NSNN đối với khoản chi không thường xuyên không giao tự chủ chưa đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ còn thấp so với dự toán được giao chủ yếu là do Bộ Tài chính phê duyệt mức phí xuất gạo cứu trợ, viện trợ còn chậm, chưa kịp thời. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm (vào tháng 1 năm sau), Tổng cục chưa nhận được quyết định phê duyệt mức phí của Bộ đối với các đợt xuất cứu trợ đã thực hiện trong năm thì Tổng cục coi đó là nhiệm vụ đang thực hiện dở dang và sẽ không đề nghị quyết toán kinh phí nội dung này. Theo đó, nội dung chi này sẽ được Tổng cục đề nghị quyết toán vào năm sau.

+ Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Tổng cục thường kiểm tra định kỳ sau khi thực hiện xong một giai đoạn của chu trình quản lý tài chính (thường chỉ kiểm tra quyết toán năm). Do đó, việc Tổng cục phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh từng giai đoạn của chu trình quản lý tài chính (lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán…) còn chưa kịp thời.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 100)