Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nước tổ chức tích luỹ một bộ phận của cải vật chất xã hội vào quỹ dự phòng chiến lược để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị khi xảy ra biến động; góp phần ổn định chính trị, kinh tế và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước.
Chính từ ý nghĩa, vai trò to lớn của DTQG “Tích cốc phòng cơ” mà Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức lực lượng dự trữ. Tháng 9 năm 1955, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã họp, ra Nghị quyết có tính cấp bách và mang ý nghĩa lịch sử đối với hệ thống DTQG: “Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”.
Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lượng DTQG, ngày 07-8-1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó gồm 04 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tư của Nhà nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về DTQG và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hoá dự trữ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra.
Như vậy, với Nghị định 997/TTg ngày 07-8-1956, hệ thống tổ chức quản lý Dự trữ quốc gia của nước ta đã chính thức hoạt động độc lập; với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục DTNN ngày nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Có thể khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục DTNN qua 3 thời kỳ: (1) Thời kỳ 1956 – 1975: DTQG phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; (2) Thời kỳ 1976 – 1985 (giai đoạn 1976 – 1985): Ngành dự trữ nhà nước phục vụ sự nghiệp cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và (3) Thời kỳ 1986 – nay: Hoạt động dự trữ nhà nước trong sự nghiệp đổi mới.
Ngày 20/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, chức năng quản lý nhà nước các hoạt động DTNN của Tổng cục DTNN, với tư cách là tổ chức quản lý chuyên ngành, được cơ bản hoàn thiện; các nhiệm vụ cụ thể hoá chức năng theo quy định của Pháp lệnh DTQG đã được rà soát, bổ sung; Tổng cục DTNN được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý từ Trung ương đến các vùng chiến lược trên địa bàn cả nước. Cục DTNN khu vực, Chi cục DTNN có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xây dựng cơ chế chính sách, ngày 20/11/2012, Luật Dự trữ quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII với 99,8% số phiếu tán thành. Đây là một thành công rất lớn đối với hoạt động DTQG, là kết quả sự nỗ lực tập trung của toàn ngành, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan đầu ngành, các Bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Luật DTQG ra đời là một dấu ấn lịch sử trong quá trình không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về DTQG; là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động DTQG ngày càng ổn định, phát triển; là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.
Ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 được xác định cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 “Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP”. Đó là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đặt ra đối với ngành DTNN trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi ngành DTNN cần nỗ lực hơn nữa để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Đối với CBCC trong toàn ngành DTQG, ngày 7-8-1956 được coi là mốc son lịch sử gắn liền với việc thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về dự trữ, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Ngày nay, ngày 7 tháng 8 hàng năm đã trở thành “Ngày Truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước” (Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ). Trong 59 năm tồn tại và hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hiện nay dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Tài chính; hoạt động DTQG luôn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. DTQG là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng an ninh. Ngoài ra DTQG còn có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết khác của Nhà nước.