Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 32)

- Đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng của Nhà nước:

Sau 5 năm thực hiện “Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” được ban hành tại Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 ngày 23/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ; đến nay tình hình kinh tế-xã hội của đất nước có nhiều thay đổi. Để phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2091/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu về: quan điểm DTQG, mục tiêu DTQG, định hướng DTQG đến năm 2020 (tổng mức DTQG, quỹ DTQG), giải pháp thực hiện và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở định hướng Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 và để đáp ứng các mục tiêu của DTQG trong giai đoạn mới, Chiến lược phát triển DTQG quy định cụ thể mức DQTG qua từng giai đoạn như: đến năm 2015, tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8 - 1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

- Trong nước hiện nay chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về công tác quản lý tài chính cho các cơ quan HCNN có nhiệm vụ đặc thù nói chung, Tổng cục DTNN nói riêng. Chủ yếu các tác phẩm liên quan đề cập đến vấn đề quản lý chi tiêu công, quản lý chi NSNN và quản lý hành chính. Có thể nêu lên một số các tác phẩm như sau:

+ Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2004), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Đây là báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới về: Đánh giá tổng hợp chi tiêu công đấu thầu mua sắm công và trách nhiệm tài chính 2004. Báo cáo gồm một số nội dung như: Xu hướng trong cơ cấu chi tiêu công; Các thể chế quản lý nhà nước về chi tiêu công; Các thể chế đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tài chính; Giao quyền tự chủ cho các đơn vị công lập sự nghiệp có thu và cơ quan hành chính; Quản lý đầu tư công.

+ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 + Một số nghiên cứu về vấn đề chi tiêu ngân sách ở Việt Nam như: Nguyễn Khắc Minh (2008), Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, xét đến hai thành phần chi tiêu ngân sách nói chung là chi đầu tư và chi thường xuyên; Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, bài NC-03/2008 bài nghiên cứu của CEPR, xét đến chi đầu tư và chi thường xuyên cho các ngành của từng địa phương.

+ Lê Chi Mai (2011), sách Quản lý chi tiêu công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. Nội dung cuốn sách nêu rõ: Vai trò của Chính phủ và chi tiêu công, các nội dung quản lý chi tiêu công và việc cải cách chi tiêu công. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra phương hướng cải cách chi tiêu công ở nước ta theo phương thức: Lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Với những nội dung trên, cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách.

- Khái quát các nghiên cứu có liên quan đến dự trữ quốc gia:

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về dự trữ quốc gia bao gồm kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp ngành về DTQG, kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác quản lý và bảo quản hàng DTQG.

Từ 2006 đến nay, nghiên cứu về công tác DTQG, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành sau:

+ Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động dự trữ quốc gia do Trung tâm Khoa học bảo quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ (Nay là Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước - TTBD) chủ trì, thời gian thực hiện 2005 – 2006, nghiệm thu năm 2006;

+ Cơ chế chính sách tài chính đối với Dự trữ quốc gia – Những vấn đề đặt ra và giải pháp do TTBD chủ trì, thời gian thực hiện 2008 – 2009, nghiệm thu năm 2009;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 + Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính- Ngân sách dự trữ nhà nước ứng phó với biến đổi khí hậu của tiến sỹ, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Ngọc Long, thời gian thực hiện năm 2011-2012, nghiệm thu năm 2013.

Tuy nhiên chưa có đề tài luận văn hay đề tài nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 32)