Nâng cao ý thức về công tác quản lý tài chính và kiện toàn tổ chức bộ

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 104)

máy

4.3.1.1 Nâng cao nhận thức của Lãnh đạo và cán bộ công chức về công tác quản lý tài chính

- Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính, một bộ phận CBCC và Lãnh đạo các đơn vị DTNN vẫn còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công bằng trong phân phối thu nhập, gây mất đoàn kết nội bộ. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản lý tài chính của Tổng cục. Do đó, bộ phận CBCC này cần phải thay đổi nhận thức và suy nghĩ lệch lạc hay tiêu cực về cơ chế tài chính. Để thống nhất nhận thức đúng đắn và suy nghĩ tích cực về cơ chế tài chính, Tổng cục cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành cho CBCC thông qua hội thảo, tập huấn hay hội nghị...Bởi vì thực tế cho thấy, công tác quản lý tài chính thực hiện theo chế độ tự chủ, chế độ khoán phí hoạt động chuyên môn đặc thù đối với các đơn vị thuộc hệ thống Tổng cục DTNN trực thuộc Bộ Tài chính trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia về cơ bản đã đạt được.

- Mặt khác, đối với mỗi CBCC làm công tác quản lý tài chính trong đơn vị phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng ở các đơn vị DTNN khu vực: (1) Tăng cường năng lực quản lý tài chính của các đơn vị DTNN trực thuộc: Tăng cường nguồn lực của các đơn vị, tăng cường công tác hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính tại các đơn vị DTNN; (2) Tăng cường năng lực đội ngũ CBCC, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo thực hiện thành công “Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020”, đội ngũ CBCC thuộc Tổng cục DTNN phải có trình độ cao mới có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng hiện đại hóa ngành và (3) Các đơn vị DTNN cần chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định, để trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng:

+ Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ. Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của CBCC trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được. Ngoài ra còn góp phần trong việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các cơ quan hành chính. Thực hiện tiết kiệm đối với chi thường xuyên được giao thực hiện tự chủ.

+ Trong những năm vừa qua do Nhà nước thực hiện thay đổi thang bảng lương, điều chỉnh tăng lương tối thiểu, bổ sung một số phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nên mức chi cho nhóm chi thanh toán cá nhân đều tăng lên tương ứng. Tuy nhiên các khoản chi thuộc nội dung chi này vẫn cần phải đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và chế độ quy định. Do đó, thủ trưởng các đơn vị cần quan tâm, quản lý đúng mức, hiệu quả.

+ Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ trượt giá hàng năm, giá điện, nước, xăng dầu... đều tăng, đồng thời nhu cầu không ngừng tăng lên về trao đổi thông tin báo cáo qua mạng và phục vụ các nhiệm vụ được tăng thêm của hệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 thống DTNN nhưng để quản lý có hiệu quả nhóm chi quản lý hành chính, Tổng cục DTNN cần tiếp tục triển khai thực hiện giao khoán hầu hết các khoản chi tiêu có thể giao khoán được cho các Vụ, phòng, ban, đơn vị trực thuộc như: giao khoán cước phí điện thoại, văn phòng phẩm, điện, nước, xăng, dầu... Mức giao khoán sẽ được các đơn vị thuộc Tổng cục DTNN xây dựng cụ thể, tính toán trên cơ sở kế hoạch sử dụng của các bộ phận, đơn vị công tác có xem xét đến tình hình sử dụng của ba năm trước và nhiệm vụ được giao để điều chỉnh mức khoán cho phù hợp. Tổng cục nên tăng cường biện pháp quản lý cước phí điện thoại như: Giảm số máy; quản lý các số máy được phép liên lạc đường dài, được phép liên lạc với điện thoại di động, các cuộc liên lạc đường dài. Ngoài ra, Tổng cục DTNN cần bố trí các cuộc hội nghị hợp lý về nội dung, số lượng đại biểu và thời gian tổ chức hội nghị, tiết kiệm chi phí tới mức tối đa. Có như vậy, mới tiết kiệm được tối đa chi phí cho hoạt động hành chính của các đơn vị DTNN.

+ Hoàn thiện phương thức phân phối, sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Đồng thời, mức chi trả cụ thể phải có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn cơ quan trước khi được Thủ trưởng đơn vị quyết định.

4.3.1.2 Kiện toàn tổ chức bộ máy

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phải thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động, công tác quản lý để thực hiện kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu; tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm tối đa các bộ phận gián tiếp trong triển khai nhiệm vụ; ổn định và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị trong hệ thống DTNN.

- Đồng thời cùng với công tác kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đổi mới quy trình xử lý, giải quyết công việc của từng đơn vị và từng bộ phận cũng như công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vị một cách khoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 học, hợp lý, giảm các khâu trung gian không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và thực hiện công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc.

- Xuất phát từ đặc thù của công tác quản lý tài chính, cũng như trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ ngân sách, sự ổn định của bộ máy CBCC làm công tác quản lý tài chính là rất quan trọng, tác động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, việc bố trí CBCC làm công tác quản lý tài chính tại đơn vị phải ổn định tại vị trí công tác với thời gian tối thiểu từ 03 đến 05 năm và đảm bảo đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế việc bố trí cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Đồng thời, ngoài việc tăng cường, bổ sung về số lượng, CBCC làm công tác quản lý tài chính phải thường xuyên được nâng cao về chất lượng thông qua việc dành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, quy mô ngân sách, số lượng, giá trị tài sản được giao quản lý, sử dụng tại DTNN ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)