Hiện trạng phát triển du lịch Hội An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 42)

2.1.2.1. Thực trạng về quy mô, cơ cấu khách và doanh thu du lịch Hội An a) Quy mô khách đến Hội An thời kỳ 2009 - 2012

 Số lượt khách đến

Vƣợt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2009, Hội An đã có những bƣớc chuyển mình vƣợt bậc về mặt kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ du lịch. Trƣớc năm 2005 tỷ trọng khách nội địa lớn hơn so với khách quốc tế đến với Hội An, do ngành du lịch Hội An chƣa quảng bá, xúc tiến du lịch với thị trƣờng thế giới, khiến cho du khách quốc tế chƣa biết đến nhiều. Từ năm 2006 trở lại đây vị trí này đã có sự hoán đổi. Tuy nhiên, trong 2 năm: 2010 và 2012 nhu cầu đi du lịch của du khách nội địa tăng cao nên lƣợng khách nội địa cao hơn khách quốc tế và trong những năm tới dòng khách này có xu hƣớng gia tăng.

 Số lượt khách lưu trú

Số lƣợt khách đến Hội An tăng thì tổng lƣợt khách lƣu trú cũng tăng, với bình quân cả thời kỳ này là 6,77%. Đây cũng là một con số đáng mừng cho du lịch Hội An trƣớc những thách thức lớn mà ngành du lịch nói chung đang bị ảnh hƣởng.

 Số ngày khách lưu trú

Số ngày khách lƣu trú tại Hội An tăng qua các năm với tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2009 – 2012 là 15,67%, trong đó khách quốc tế tăng 19,5%. Số lƣợt khách nội địa đến tham quan Hội An cao hơn so với khách quốc tế, tuy nhiên

41

số lƣợt khách lƣu trú và ngày khách lƣu trú tại Hội An lại thấp hơn rất nhiều. Điều này cho thấy dịch vụ lƣu trú và dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm tại Hội An chƣa thực sự thu hút khách nội địa. Phần lớn khách nội địa tham quan Hội An và lƣu trú tại thành phố Đà Nẵng.

 Thời gian lưu trú trung bình

Bảng 2.1: Thời gian lƣu trú trung bình năm 2009 – 2012

ĐVT: Ngày khách

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Thời gian lƣu trú trung bình 2,45 2,22 2,22 2,27

 Khách QT 2,6 2,39 2,41 2,44

 Khách NĐ 1,97 1,70 1,60 1,63

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

Với thời gian lƣu trú trung bình nêu trên thì Hội An chƣa thật sự là một điểm có nhiều lực hút để níu chân du khách. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hai phía: du khách và cung du lịch tại Hội An. Về phía du khách, có thể họ giới hạn thời gian tham quan tại Hội An để viếng thăm những thắng cảnh đẹp khác trên đất nƣớc Việt Nam nhƣ Hà Nội, Hạ Long, Sapa hay các tỉnh miền tây nam bộ,…. Về phía cung du lịch, có thể thấy rằng sản phẩm du lịch Hội An còn quá đơn điệu, chƣa thật sự tạo ấn tƣợng mạnh cho du khách.

Trong những năm gần đây, Hội An đẩy mạnh việc phát triển các loại hình du lịch thu hút thời gian tham quan, tìm hiểu của khách nhiều hơn nhƣ loại hình DLDVCĐ, du lịch làng nghề, du lịch tìm hiểu về văn hóa, lƣu trú tại nhà dân,….

 Số lượt khách tham quan di tích

Qua bảng số liệu ta thấy lƣợng khách tham quan di tích tăng qua các năm, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Trong những năm gần đây, Hội An đã gây đƣợc sự chú ý mạnh mẽ trong hoạt động du lịch trong nƣớc, là một cơ hội để Hội An có thể phát huy những thế mạnh của mình thu hút du khách không chỉ là khách ngoại quốc mà còn cả khách nội địa.

42

Bảng 2.2: Số liệu tổng lƣợt khách tham quan di tích từ năm 2009 - 2012

ĐVT: Lƣợt Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Khách QT 261.442 319.361 356.290 415.001 Khách NĐ 184.394 184.469 204.241 200.568 Tổng LKTQDT 445.836 528.886 583.579 638.114

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An b) Cơ cấu khách đến Hội An (phân theo xuất xứ)

Thị trƣờng khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu khách đến Hội An qua các năm. Trong đó, thị trƣờng trọng điểm là thị trƣờng Tây Âu, hai thị trƣờng truyền thống quan trọng nhất là Pháp và Úc, sau đó là thị trƣờng khách Anh, Đức. Ngoài ra còn có các thị trƣờng khác nhƣ: Mỹ, Nhật, Hà Lan, Canada, ….

Bảng 2.3: Cơ cấu khách theo quốc tịch năm 2009 – 2012

ĐVT: Lƣợt khách STT Cơ cấu khách theo quốc tịch 2009 2010 2011 2012 1 Pháp 67.161 69.224 76.573 70.511 2 Úc 59.235 73.985 84.092 85.027 3 Anh 39.595 45.473 45.478 48.736 4 Đức 38.033 40.816 39.253 41.852 5 Mỹ 27.680 29.860 30.980 30.680 6 Nhật 16.463 19.368 20.057 20.366 7 Các nƣớc khác 145.247 171.606 191.091 224.475 Tổng 393.414 450.332 487.524 521.647

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

Về thị trƣờng khách nội địa: Trong những năm qua khách nội địa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa tập trung đẩy mạnh khai thác nhƣng nguồn khách nội địa vẫn tăng đều qua các năm. Tình hình thế giới khủng hoảng, khách quốc tế hạn chế

43

đi du lịch thì hoạt động du lịch chỉ dựa vào khách trong nƣớc là chủ yếu. Do đó trong thời gian qua lƣợng khách nội địa tăng phần nào cũng chứng tỏ Hội An đã có những chính sách thu hút khách tốt. Tuy nhiên về mặt số lƣợng thì khách nội địa tăng nhƣng thời gian lƣu lại cũng nhƣ chi tiêu cho hoạt động du lịch của khách còn quá ít. Vì vậy Hội An cần đầu tƣ hơn nữa để khai thác nguồn khách này nhiều hơn.

c, Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả: doanh thu từ lƣu trú, ăn uống, tham quan, vận chuyển khách và từ các dịch vụ khác.

Doanh thu ngành du lịch trong giai đoạn 2009 – 2012 tăng trƣởng cao, với tốc độ tăng bình quân là 47,6%, trong đó lĩnh vực vận chuyển và lữ hành tăng cao nhất với tốc độ tăng là 68,9% và 88,9%. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng phục vụ tại các di tích, các điểm du lịch tại trung tâm thành phố thì Hội An còn đẩy mạnh khai thác các tour, tuyến bên ngoài khu vực phố cổ nhƣ các tour “Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế”, “tour Một thoáng Kim Bồng”, các tour tham quan, nghỉ dƣỡng tại Cù Lao Chàm…. Các tour du lịch này đem lại nguồn gió mới cuốn hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch phân theo loại hình kinh doanh 2009-2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lƣu trú 402.631 518.579 629.762 735.526 Vận chuyển 11.600 18.363 12.809 37.404 Ăn uống 147.266 176.421 194.520 244.268 Tham quan 26.026 35.007 35.050 50.089 Lữ hành 5.773 8.768 20.415 52.038 Khác 30.074 44.829 50.456 70.917 Toàn ngành 623.361 801.967 943.012 1.190.242

44

Dịch vụ vận chuyển tại Hội An đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển bằng XL đƣa khách tham quan khu vực phố. Các lĩnh vực khác nhƣ lƣu trú, ăn uống, tham quan năm 2012 cũng tăng đáng kể so với các năm trƣớc. Sự tăng trƣởng này có đƣợc không chỉ do chiến lƣợc phát triển hợp lý của các cơ quan phát triển du lịch mà còn có sự góp sức không nhỏ của toàn bộ ngƣời dân thành phố trong việc tìm kiếm, phát triển những loại hình du lịch mới, tham gia vào phục vụ du khách, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của các di sản và tài nguyên, môi trƣờng trên địa bàn.

2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch a, Hệ thống cơ sở lưu trú

Số lƣợng cơ sở lƣu trú tăng qua các năm, năm 2009 mới chỉ có 83 cơ sở thì đến năm 2012 đã có 101 cơ sở, với 3983 phòng, trong đó các cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên có 54 cơ sở, chiếm 53,5%.

Bảng 2.5: Số lƣợng cơ sở lƣu trú tại Hội An từ năm 2009 – 2012

ĐVT: Cơ sở lƣu trú

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

KS đạt sao 46 51 51 54

KS đạt chuẩn và chƣa xếp hạng sao 37 32 33 47

Tổng số cơ sở lƣu trú 83 83 84 101

Tổng số phòng 3.213 3.433 3.482 3.983

Nguồn. Niên giám thống kê TP Hội An

Số lƣợng các cơ sở thiên về sinh thái, có sử dụng vật liệu thân thiện với môi trƣờng ở Hội An còn quá ít. Hiện nay định hƣớng phát triển Hội An là xây dựng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch do đó trong tƣơng lai khi xây dựng các cơ sở lƣu trú, các trung tâm du lịch cần sử dụng các vật liệu từ môi trƣờng và ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng để tạo nên một nét mới cho loại hình cơ sở lƣu trú của Hội An cũng nhƣ gây đƣợc sự chú ý đối với khách du lịch và giữ gìn, bảo tồn tốt tài nguyên, ít làm xâm hại đến môi trƣờng và đảm bảo yếu tố bền vững.

45

b, Hệ thống dịch vụ vận chuyển

Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch của thành phố trong thời gian qua tăng nhanh và phƣơng tiện chủ yếu là ô tô. Hiện nay du lịch bằng thuyền du lịch và ca nô vẫn còn ít nhƣng trong tƣơng lai loại phƣơng tiện đó sẽ phát triển nhanh do Hội An đang chú trọng đến phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc,… Số lƣợng xích lô và xe đạp phục vụ khách trong những chuyến tham quan quanh khu phố cổ và các khu vực xung quanh nhƣ làng nghề, làng quê,…rất nhiều và đƣợc khách rất thích.

Bảng 2.6: Số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển phục vụ du lịch

ĐVT: Tàu, thuyền, ô tô

Năm Phƣơng tiện 2005 2006 2007 2008 Thuyền du lịch 24 24 28 32 Tàu, cano 0 10 14 20 Xe ô tô 65 71 107 140

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

Tuy nhiên hạ tầng giao thông của thành phố vẫn chƣa thật đảm bảo để khách có thể an tâm trong khi vận chuyển. Vì vậy, thành phố cần sửa chửa, nâng cấp thêm hệ thống giao thông đồng thời mở thêm nhiều hệ thống giao thông mới trên sông nƣớc để giải quyết số lƣợng lớn xe cộ vào khu vực phố cổ đồng thời khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch đƣờng thủy, thế mạnh lớn của Hội An.

c, Hệ thống ăn uống và mua sắm

Cùng với cơ sở lƣu trú, các cơ sở kinh doanh ăn uống và nhà hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Hiện nay Hội An có 480 hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, trong đó có nhiều nhà hàng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ khách đạt chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, thị trƣờng mua sắm ở Hội An cũng diễn ra rất nhộn nhịp với nhiều mặt hàng phong phú nhƣ các sản phẩm làm từ gỗ, từ đất, đá, các con thú làm từ đất sét, các sản phẩm làm từ tre nhƣ lồng đèn,…Các cửa hiệu vải, may mặc, giày dép phát triển mạnh phục vụ nhu cầu của khách.

46

Bảng 2.7: Số lƣợng các hộ kinh doanh cửa hàng, dịch vụ du lịch năm 2012

Cửa hàng Số lƣợng ( hộ )

Cửa hàng vải, may mặc 430

Cửa hàng lƣu niệm, tranh nghệ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ 350

Của hàng giày dép, túi xách, đèn lồng 115

Nhóm thƣơng nghiệp, dịch vụ khác 2.718

Tổng cộng 3.613

Nguồn. Phòng Thương mại - du lịch Hội An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)