1.2.4.1. Các bước xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch vì lợi ích CĐ hay DLDVCĐ là loại hình du lịch do CĐ tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa ĐP với mục tiêu bảo vệ môi trường. Phát triển DLDVCĐ không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho cả nƣớc mà còn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống cho CĐ các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, hạn chế việc khai thác tài nguyên vào phát triển sinh kế một cách không bền vững.
Để một sản phẩm DLDVCĐ thu hút đƣợc khách du lịch, khả năng tiếp cận thị trƣờng của sản phẩm là vấn đề đầu tiên cần đƣợc những ngƣời thực hiện chú ý. Để việc xác định tiềm năng đƣợc thực hiện một cách hiệu quả, quá trình phát triển
24
sản phẩm đƣợc thực hiện đúng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng bao gồm nhiều vấn đề liên quan nhƣ việc tìm đối tác hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực cho CĐ và tăng cƣờng sự tham gia của các bên liên quan, sử dụng các công cụ truyền thông nhằm quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm du lịch là những vấn đề khác cần đƣợc những ngƣời thực hiện quan tâm tiếp theo.
Các bƣớc xây dựng MH DLDVCĐ bao gồm các bƣớc:
a)Xây dựng sản phẩm:
- Tham vấn chuyên gia và các bên liên quan, định hƣớng sản phẩm;
- Đánh giá tiềm năng DLST có sự tham gia của CĐ;
- Xác định sản phẩm, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án;
- Hội thảo giới thiệu dự án có sự tham gia của các bên liên quan.
b)Nâng cao nhận thức
- Đối thoại CĐ về phát triển DLDVCĐ và trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi
trƣờng, văn hoá ĐP;
- Tham quan học tập các điểm DLDVCĐ;
- Hội thảo lập kế hoạch và phát triển DLDVCĐ;
- Chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch;
- Xây dựng tổ nhóm và quy tắc hoạt động DLDVCĐ.
c)Phát triển sản phẩm
Xây dựng tuyến tham quan có sự tham gia của CĐ;
- Tập huấn kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch (phục vụ nhà nghỉ, lễ tân, nấu ăn,
25
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, tổ nhóm cung cấp dịch vụ.
d)Quảng bá, tiếp thị sản phẩm
- Xây dựng kênh phân phối sản phẩm qua các DN lữ hành có trách nhiệm, tổ
chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, tour thí điểm…;
- Xây dựng hệ thống quảng bá sản phẩm qua các cơ quan chức năng, website,
tham gia hội thảo, mạng lƣới DLDVCĐ…;
- Giới thiệu sản phẩm qua các kênh truyền thông công cộng, đài - báo…
1.2.4.2. Mô hình kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng
Ngoài yếu tố tài nguyên, giá trị nổi trội của điểm thu hút du lịch, và thị trƣờng, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của DLDVCĐ là cơ chế tổ chức, quản lý để thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm minh bạch và công bằng trong CĐ.
DLDVCĐ đòi hỏi sự năng động và tích cực của CĐ, và sự tham gia tích cực của các bên có liên quan. Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý đơn giản để tiết kiệm chi phí và có thể ra quyết định nhanh mà vẫn đảm bảo sự chính xác. Điều này rất quan trọng bởi vì CĐ phải hợp tác với DN để đón khách vì thế CĐ phải có tổ chức và năng lực để phối hợp có hiệu quả.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, MH kinh doanh DLDVCĐ có thể áp dụng các hình thức nhƣ sau: DN kinh doanh theo hộ gia đình, tổ hợp tác/tổ dịch vụ, ban quản lý, hợp tác xã, DN tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Thứ tự của các MH tăng dần theo điều kiện pháp lý và khả năng kinh doanh. Khi chọn lựa MH quản lý và kinh doanh DLDVCĐ cần phân tích cụ thể các điều kiện của ĐP. Đặc biệt cần phải quan tâm các yếu tố sau:
- Trình độ văn hóa của ĐP, phần lớn là thấp, rất ít ngƣời có trình độ văn bậc phổ thông trung học và cơ sở;
- Ngƣời dân phần lớn làm nông nghiệp, không có kinh nghiệm kinh doanh và tổ chức dịch vụ. Phần lớn chƣa hề biết về du lịch và kinh doanh du lịch.
26
- Tính CĐ, bình đẳng khá cao, ngƣời dân thƣờng tin tƣởng và những ngƣời có uy tín và có khả năng vận động, thuyết phục.