Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 117)

3.2.1. Giải pháp đối với mô hình DLDVCĐ tại làng mộc Kim Bồng

3.2.1.1. Công tác quản lý

 Đối với xã viên

- Đề ra yêu cầu đối với xã viên khắt khe hơn: là ngƣời dân Cẩm Kim; am

hiểu hoặc yêu thích du lịch, có mong muốn phát triển kinh doanh từ hoạt động du lịch; nhiệt tình, năng nổ vì lợi ích chung; có quan điểm nói thẳng, nói đúng vấn đề suy nghĩ, quan tâm hoặc ý tƣởng trƣớc đại hội và BQL mà không bàn tán, nói xấu lời ra, lời vào

- Tuyển lọc lại và tuyển mới xã viên đáp ứng yêu cầu: một số xã viên trong

HTX hiện tại không đáp ứng đƣợc yêu cầu thì đề nghị bản thân họ xem xét lại, xem mình có thể thay đổi và đáp ứng những yêu cầu mới hay không. Nếu họ đáp ứng đƣợc yêu cầu thì BQL tiếp tục cho xã viên tham gia; nếu không thì loại và tuyển mới xã viên để bù vào chỗ trống. Qua một kỳ đại hội sẽ rà soát lại tƣ cách xã viên, sau đó sẽ kiểm điểm. Nếu xã viên tiếp tục không đáp ứng yêu cầu thì loại.

 Đối với BQL

- Bầu lại BQL mới, BQL là những ngƣời phải có tâm huyết, nhiệt tình vì lợi

ích chung của HTX. Cần có chế độ lƣơng và thƣởng xứng đáng đối với những đóng góp đáng kể của BQL.

- Nâng cao năng lực về điều hành, quản lý tổ chức tập thể cũng nhƣ những

kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho BQL HTX.

 Đối với Trung tâm làng nghề

116

- Khai thác các dịch vụ tại Trung tâm làng nghề trƣớc khi đƣa khách đi

tham quan các cơ sở trƣng bày khác

- Điều phối lƣợng khách tham quan tại Kim Bồng

- Xin phép đƣợc thu vé tham quan làng mộc

3.2.1.2. Sản phẩm

Đối với sản phẩm làng nghề

- Vận động các tổ chức, cá nhân có giải pháp thích hợp để tiếp cận thị

trƣờng, không ngừng cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm lƣu niệm, dễ di chuyển, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu thị yếu của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh những sản phẩm chính, các hộ có thể sáng tạo sản xuất những sản phẩm đặc trƣng riêng cho mình, từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm làng nghề.

- Khuyến cáo các hộ, cơ sở sản xuất hàng năm dành một nguồn vốn nhất

định để đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, nhằm tăng sức cạnh tranh, nhất là khâu xử lý nguyên liệu, các công đoạn sản xuất thủ công

- Tổ chức đăng ký và có giải pháp thiết thực bảo vệ uy tín nhãn hiệu hàng

hóa tập thể mộc Kim Bồng trên thƣơng trƣờng và vận động các hộ sản xuất đăng ký nhãn hiệu cá nhân đối với sản phẩm của cơ sở mình.

Đối với sản phẩm du lịch

- Tổ chức các dịch vụ vận chuyển đƣờng bộ, đƣờng thủy

- Tổ chức các tuyến du lịch khép kín “1 ngày làm cƣ dân làng nghề - làng

quê” và “ 1 đêm làm cƣ dân làng nghề”

- Tổ chức nhiều hơn các hoạt động văn hóa – du lịch làng nghề

- Bố trí phát triển các dịch vụ ăn uống, giải khát tại vị trí dọc bờ kè phía tây

nhà đón tiếp trƣng bày sản phẩm làng nghề

3.2.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nghề mộc, hàng TCMN, các lớp bồi

117

có nguồn nhân lực trẻ tại chỗ phát triển mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, quy mô làng nghề.

- Phối hợp với các ngành có liên quan mở các lớp bồi dƣỡng khởi sự DN,

quản trị DN; bồi dƣỡng kiến thức về lịch sử, văn hóa làng nghề; bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp và vận động nhân dân học văn hóa, ngoại ngữ, chuyên môn để nâng cao kiến thức, trình độ về văn hóa nghề nghiệp, văn minh giao tiếp ứng xử trong kinh doanh tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến tham quan làng nghề.

- Có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho

các cán bộ quản lý, nhân viên tác nghiệp để nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, điều hành đối nội, đối ngoại của đơn vị, làm đầu tàu và bà đỡ cho các hộ xã viên nói riêng và cƣ dân làng nghề nói chung có điều kiện phát triển sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại.

3.2.1.4. Xúc tiến quảng bá

Khai thác có hiệu quả nhà đón tiếp trƣng bày sản phẩm tại Trung tâm làng nghề bằng việc tổ chức trƣng bày các sản phẩm, văn hóa làng nghề xƣa và nay kết hợp với các hoạt động phụ trợ về văn hóa – văn nghệ, dịch vụ; đồng thời tổ chức quảng bá, giới thiệu làng nghề, cơ sở sản xuất thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, đặc biệt là hình thức thƣơng mại điện tử để thu hút khách tham quan; hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân làng nghề tham gia các hội chợ, hội nghị, triển lãm trong và ngoài tỉnh để xúc tiến thƣơng mại, mở rộng tiêu thụ sản phẩm làng nghề

3.2.1.5. Giao thông

- Xúc tiến với các đơn vị có liên quan xây dựng cầu nối liền Hội An với

Kim Bồng nhanh chóng thực hiện

- Xây dựng bến đỗ tàu rộng hơn, đẹp hơn bằng các vật liệu từ làng mộc

118

3.2.1.6. Công tác vệ sinh môi trường

- Nên có ban quản lý vệ sinh môi trƣờng để kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở

các cơ sở kinh doanh, các cá nhân và du khách tham gia du lịch tại làng mộc

-Tuyên truyền nhiều hơn nữa ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân, đặc

biệt là các xã viên tham gia trong HTX phải làm gƣơng đi đầu.

3.2.2. Giải pháp đối với mô hình DLDVCĐ tại làng rau Trà Quế

3.2.2.1. Mô hình quản lý

- Cần có sự trao đổi thƣờng xuyên và hợp tác thống nhất giữa cơ quan quản

lý (UBND xã Cẩm Hà) với các công ty khai thác tour làng rau Trà Quế, đặc biệt là công ty du lịch dịch vụ Hội An và ngƣời dân ĐP.

- UBND xã Cẩm Hà cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý của mình nhƣ tổ

chức thêm nhiều hoạt động du lịch, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của làng rau, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch; mở các lớp đào tạo về ngoại ngữ và du lịch thƣờng xuyên cho CĐ.

- Khai thác tối đa sự tham gia của CĐ trong các hoạt động du lịch, đặc biệt

cần tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia một cách chủ động hơn.

3.2.2.2. Sản phẩm du lịch

- Mở rộng các tour tham quan ruộng đồng, đầm phá

- Đầu tƣ thêm tour “Một ngày làm nông dân Trà Quế” với các hoạt động

trên đồng ruộng nhƣ cày bừa với con trâu, tát nƣớc bằng gàu sòng, gieo cấy mạ, bắt cá dƣới mƣơng, ….

- Phát triển loại hình du lịch homestay, đặc biệt là khai thác công việc cắt

rau đi bán ở chợ

- Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch tham quan sông nƣớc, vớt rong ở đầm

Trà Quế phù hợp với mong muốn của CĐ

3.2.2.3. Xúc tiến quảng bá

- Kết hợp quảng bá hình ảnh của làng rau Trà Quế trên tất cả các kênh, đặc

biệt là thông qua cổng thông tin điện tử internet

119

- Có bảng chỉ dẫn tham quan làng rau từ trung tâm Hội An

3.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn trực tiếp tại ĐP hoặc đào tạo thông qua các

sách, video hƣớng dẫn về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ

- Khuyến khích các hộ có gia đình theo học ngành du lịch và các ngành

khác về ĐP làm việc và kinh doanh bằng các hình thức ƣu đãi nhƣ cho vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện về mặt pháp lý để họ kinh doanh hoặc cung cấp việc làm cho họ,…

3.2.2.5. Phân chia lợi ích và đóng góp cho cộng đồng

- Nên có sự ràng buộc với các DN du lịch về việc sử dụng lao động tại ĐP

khi đƣa khách đến tham quan làng rau Trà Quế. Mọi hoạt động tại làng rau phải do chính ngƣời dân nơi đây hƣớng dẫn và kiểm soát.

- Công khai số tiền thu đƣợc từ hoạt động du lịch để ngƣời dân đƣợc biết,

đồng thời tham khảo ý kiến của ngƣời dân trƣớc khi sử dụng số tiền đó đầu tƣ vào công trình hay hoạt động nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)