Giải pháp về tăng cường sự tham gia và nâng cao năng lực CĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 102)

3.1.2.1. Thu hút sự tham gia của CĐ

Khuyến khích, vận động ngƣời dân tham gia vào quản lý và phát triển du lịch tại ĐP là một trong những nguyên tắc cơ bản của DLDVCĐ. Khi ngƣời dân tham gia một cách tự nguyện sẽ tạo nên đƣợc sức mạnh tập thể, từ đó góp phần tạo nên thành công của MH DLDVCĐ .

Theo kết quả điều tra ngƣời dân Kim Bồng và làng rau Trà Quế thì có 98% hộ sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch và chủ yếu đầu tƣ ở các lĩnh vực nhƣ tổ chức các điểm mua bán, tổ chức dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, tạo cảnh quan môi trƣờng và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội.

Bảng 3.1: Khả năng tham gia của CĐ tại các điểm DLDVCĐ ở Hội An

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa

Tuy nhiên hiện tại thì số lƣợng các hộ tham gia vào hoạt động du lịch vẫn còn ít. Nguyên nhân có thể do bởi:

Khả năng tham gia của CĐ Làng mộc

(N=199) Làng rau (N=218) Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Tham gia lập kế hoạch, quy chế hoạt động du

lịch tại làng 10 5.0%

22

10.1% Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ

hội 25 12.6% 31 14.2% Tổ chức dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống 24 12.1% 36 16.5% Tổ chức các dịch vụ đi lại 18 9.0% 10 4.6% Tổ chức các điểm mua bán 33 16.6% 13 6.0%

Tổ chức các điểm sản xuất, trình diễn nghề 14 7.0% 22 10.1%

Hƣớng dẫn khách tham quạn 18 9.0% 31 14.2%

Tạo cảnh quan, vệ sinh môi trƣờng 21 10.6% 47 21.6%

101

- Các dự án du lịch hạn chế việc huy động sự tham gia của CĐ, ví dụ nhƣ dự án phát triển DLDVCĐ tại làng mộc Kim Bồng. Nhiều ngƣời dân muốn tham gia vào dự án nhƣng không biết cách thức, phƣơng tiện và quy định tham gia nhƣ thế nào. Ngoài ra còn có một số cá nhân muốn giành lấy lợi ích cho gia đình, cho ngƣời thân quen nên không tạo điều kiện dân chủ cho CĐ tham gia vào dự án.

- Kiến thức về dịch vụ du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch của ngƣời dân còn ít.

- Vốn đầu tƣ không nhiều hoặc không có.

- Không có nhiều mối quan hệ với các DN lữ hành và các tổ chức chính quyền ĐP…

Vậy để thu hút ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch hoặc các MH DLDVCĐ một cách tình nguyện và lâu dài thì:

- Trƣớc hết, cần cung cấp cho ngƣời dân những kiến thức cơ bản về du lịch,

kinh doanh du lịch và DLDVCĐ, lợi ích khi tham gia vào phát triển DLDVCĐ tại ĐP

- Thứ hai, tạo công ăn việc làm cho CĐ bằng cách khuyến khích các DN khai

thác dịch vụ tại ĐP sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ nhƣ bố trí cho CĐ làm hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, ngƣời giới thiệu, trình diễn cho khách, ngƣời phục vụ, ngƣời cung cấp cơ sở lƣu trú, ăn uống,…hoặc chính quyền ĐP và đơn vị quản lý du lịch tạo điều kiện cho CĐ chủ động phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch bằng các hoạt động cụ thể nhƣ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, kiến thức kinh doanh, kiến thức về dịch vụ du lịch, các hoạt động tuyền truyền, quảng bá, thu hút du khách,….

- Thứ ba, tạo sự công bằng cho tất cả các thành viên tham gia vào MH

DLDVCĐ cũng nhƣ các thành viên tham gia phát triển các dịch vụ tại các khu vực xung quanh địa điểm tổ chức MH nhƣ thông tin và cách thức tham gia MH, cách tiếp cận vốn ƣu đãi, phân chia lợi ích, các dự án, chƣơng trình tài trợ phát triển CĐ,…

102

- Thứ tƣ, hỗ trợ CĐ tiếp cận vốn vay ƣu đãi; marketing, quảng bá về hình ảnh

dịch vụ du lịch tại ĐP cũng nhƣ các dịch vụ của từng hộ dân cung cấp (thỏa ƣớc phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định và đồng đều khi cơ quan quản lý giới thiệu đƣợc khách cho hộ dân)

3.1.2.2. Nâng cao nhận thức

Nghiên cứu MH DLDVCĐ tại hai làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế cho thấy ngƣời dân nơi đây có nhận thức về du lịch và DLDVCĐ, tuy nhiên nhận thức của họ còn hạn chế, chỉ xoay quanh các tác động về mặt kinh tế, còn các tác động khác nhƣ đối với môi trƣờng, đối với giá trị tự nhiên, các giá trị văn hóa hay vai trò của họ trong việc phát triển du lịch và DLDVCĐ còn rất thấp. Do đó, một trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao nhận thức của CĐ, nó nhƣ một chìa khóa cho sự thành công.

Những nội dung cần nâng cao nhận thức cho CĐ:

- DLDVCĐ là gì, tại sao phải phát triển DLDVCĐ tại ĐP, nó có tác dụng gì

- Mục tiêu của MH DLDVCĐ

- Vai trò của CĐ trong phát triển du lịch và ngƣợc lại

- Những hành động nào của CĐ gây tác động xấu đến môi trƣờng, các giá trị

văn hóa và hoạt động du lịch của ĐP và những biện pháp nào giúp ngăn chặn và cải thiện những hành động đó.

Để nâng cao nhận thức của CĐ cần phải xây dựng một chiến lƣợc cụ thể, ở mỗi địa điểm khác nhau. Các đơn vị phụ trách xây dựng chiến lƣợc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, cụ thể tại làng mộc Kim Bồng sẽ bao gồm HTX dịch vụ du lịch Kim Bồng, UBND xã Cẩm Kim, tại làng rau Trà Quế có UBND xã Cẩm Hà phối hợp với UBND thành phố Hội An, Phòng Thƣơng mại du lịch Hội An, Trung tâm xúc tiến du lịch thành phố và các sở, ban ngành của tỉnh Quảng Nam.

Các bƣớc cụ thể của một chiến lƣợc nâng cao nhận thức:

- Đề ra mục tiêu chiến lƣợc nâng cao nhận thức, lên kế hoạch giám sát và đánh giá kết quả.

103

- Xác định đối tƣợng trọng tâm. Các đối tƣợng này thƣờng bao gồm: học sinh, nông dân, ngƣ dân, cán bộ nhà nƣớc tại ĐP, du khách,…

- Lên kế hoạch thời gian và phƣơng pháp tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức. Phƣơng pháp có thể là: phát sóng radio, cuộc thi ở trƣờng học, tham quan, chiếu phim, giảng trong bài học ở trƣờng, tranh ảnh, tờ rơi, hội thảo, tập huấn, thảo luận do các Hội tổ chức nhƣ Hội phụ nữ, Hội ngƣời cao tuổi,…

- Xác định các thông điệp chính cần truyền đạt đến CĐ và các lĩnh vực chính cần nâng cao nhận thức, hiểu biết cũng nhƣ thay đổi thái độ của họ.

- Thu thập tài liệu nâng cao nhận thức từ các nguồn khác nhau nhƣ tranh ảnh, video, tài liệu tập huấn, trò chơi CĐ,… (những tài liệu này phải phù hợp với kiến thức của CĐ).

3.1.2.3. Nâng cao năng lực CĐ

Năng lực CĐ là vấn đề khó khăn đầu tiên trong việc phát triển DLDVCĐ bởi vì nó là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của MH DLDVCĐ nhƣng đa phần CĐ đều có năng lực kém, cả về cách thức phục vụ du lịch lẫn quản lý. Do vậy, việc nâng cao năng lực CĐ là giải pháp khả thi đầu tiên trong các giải pháp để MH DLDVCĐ thành công.

Bảng 3.2: Nhu cầu đào tạo của ngƣời dân ĐP

Nội dung cần đào tạo nâng cao Làng mộc Kim Bồng Làng rau Trà Quế

Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ

Nâng cao nhận thức về DLDVCĐ 50 19,8% 23 14,2%

Khả năng giao tiếp, nghiệp vụ du lịch 53 21% 34 21%

Hƣớng dẫn viên 46 18,3% 46 28,4%

Đào tạo nghề truyền thống 49 19,4% 17 10,5%

Đào tạo ngoại ngữ 54 21,4% 42 25,9%

Tổng 252 100% 162 100%

104

Theo kết quả điều tra ngƣời dân tại làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế thì nếu có cơ hội, điều kiện đƣợc tham gia thì họ chủ yếu mong muốn đƣợc đào tạo kỹ năng về hƣớng dẫn viên, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp, nghiệp vụ du lịch.

Để thực hiện nâng cao năng lực CĐ theo nhu cầu của ngƣời dân tại làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên giữa đơn vị quản lý du lịch và cơ quan chuyên trách về du lịch tại ĐP. Cụ thể tại làng mộc Kim Bồng là HTX dịch vụ du lịch Kim Bồng, UBND xã Cẩm Kim, tại làng rau Trà Quế là UBND xã Cẩm Hà phối hợp với Phòng thƣơng mại du lịch Hội An, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Để nâng cao năng lực CĐ thành công thì cần:

- Khảo sát năng lực CĐ muốn tham gia vào lĩnh vực du lịch một cách kỹ lƣỡng để nắm bắt đƣợc chính xác điểm mạnh, điểm yếu của CĐ.

- Lên chƣơng trình đào tạo cụ thể cho từng đối tƣợng theo từng quý, từng năm.

- Có sự ràng buộc đối với các đối tƣợng theo học chƣơng trình đào tạo.

- Huy động sự đóng góp của CĐ, các DN du lịch và các tổ chức hỗ trợ đào tạo và kinh phí cho việc đào tạo.

- Có sự đánh giá kết quả sau quá trình đào tạo và sau khi áp dụng đào tạo vào thực tiễn.

3.1.2.4. Phân chia lợi ích

Việc phân chia lợi ích từ hoạt động kinh doanh DLDVCĐ sẽ góp phần tạo động lực cho ngƣời dân tham gia vào hoạt động du lịch, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động DLDVCĐ. Việc phân chia lợi ích không có nghĩa đơn thuần là cung cấp vật chất cho sự phát triển du lịch mà nó còn có lợi ích quan trọng và ý nghĩa lâu dài hơn đối với CĐ là thông qua hoạt động du lịch CĐ sẽ có đƣợc công ăn việc làm mới, ổn định với thu nhập cao, ý thức về con ngƣời, tài nguyên đƣợc phát triển và nhờ đó sẽ hạn chế đƣợc sức ép của CĐ đối với TNDL, môi trƣờng du lịch, tệ nạn xã hội,…

105

Từ thực trạng về vấn đề phân chia lợi ích của hai MH DLDVCĐ tại làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế cho thấy đây là vấn đề rất khó để giải quyết. Để có sự công bằng trong xử lý phân chia cần có một ban quản lý có tâm, có tầm và có trí. Riêng đối với làng mộc Kim Bồng thì cần phải quy hoạch lại khu vực bán vé và quy định địa điểm tham quan công bằng đối với các hộ trong khu trình diễn làng nghề cũng nhƣ các hộ trình diễn tại gia đình.

Để phân chia lợi ích công bằng và không gây nên mâu thuẫn trong CĐ thì cơ quan quản lý du lịch cần xây dựng phƣơng án chia sẻ lợi ích ngay trong quá trình xây dựng MH. Phƣơng án này cần có sự thống nhất của các nhà đầu tƣ, các DN du lịch và CĐĐP đồng thời có quy định về việc phân chia một cách chặt chẽ, tránh tình trạng dùng mối quan hệ quen biết, thâm giao để trục lợi cho bản thân. Có sự giám sát thƣờng xuyên của CĐĐP trong việc thực hiện các cam kết chia sẻ lợi ích từ các bên có liên quan. Và đặc biệt hơn các lợi ích chung đƣợc phân chia từ hoạt động du lịch cần đƣợc phổ biến cho CĐĐP biết thông tin, số tiền, số lƣợng,.. một cách rõ ràng, chính xác và trung thực. Điều này cho phép sự ủng hộ lâu dài từ phía CĐ đối với việc phát triển du lịch, hạn chế ở mức thấp nhất những xung đột giữa các công ty hoạt động du lịch, cơ quan quản lý du lịch với CĐĐP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)