Tác động của mô hình DLDVCĐ đến các giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 95)

Các điểm du lịch CĐ tại Hội An nhƣ ở xã Cẩm Hà, Cẩm Kim số lƣợng gia đình văn hóa đều tăng qua các năm. Du lịch đã đem văn minh tới cho CĐ. Tuy nhiên số lƣợng gia đình đạt văn hóa có giảm trong một số thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2007 đến nay. Điều này có thể giải thích là do một số gia đình chƣa nhận thức đúng về văn hóa, tiếp thu những hành động phi văn hóa và có những việc làm sai trái với phong tục tập quán cũng nhƣ văn hóa của ĐP.

Việc phát triển du lịch tại các ĐP không chỉ đem lại công ăn việc làm, góp phần cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn đem lại nhận thức mới cho ngƣời dân, giúp họ học đƣợc cách sống văn minh, lịch sự, và giữ gìn nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình nhiều hơn.

Tuy nhiên ảnh hƣởng của du lịch cũng gây cho CĐ một ít tác động nhƣ số lƣợng ngƣời giàu thì ngày càng giảu hơn, ngƣời nghèo thì hƣởng lợi từ du lịch còn quá ít, chƣa đủ kinh tế để cải thiện rõ cuộc sống của mình, nhiều nền văn hóa từ các

94

nƣớc ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời dân và làm cho họ ngày càng lãng quên và xem nhẹ nét đẹp văn hóa của chính ĐP mình,….

Bảng 2.33: Số lƣợng hộ đạt gia đình văn hóa qua các năm Năm Địa điểm 2009 2010 2011 2012 2013 Hội An 16.045 17.287 18.190 18.913 19.220 Xã Cẩm Hà 1.314 1.374 1.487 1.499 1.585 Xã Cẩm Kim 882 942 939 943 975

Nguồn. Niêm giám thống kê Hội An

Các giá trị văn hóa của CĐ đƣợc bảo tồn tốt hơn. Các lễ hội truyền thống nhƣ lễ hội Cầu Bông, lễ giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng, … đƣợc khôi phục và đƣa vào phát triển du lịch, nhằm tăng thêm sản phẩm mới thu hút khách đến ĐP đồng thời thể hiện cho thế hệ con cháu, CĐ dân cƣ biết đƣợc những giá trị to lớn mà ông cha đã để lại, từ đó thấy yêu quý hơn, trân trọng hơn và bảo tồn tốt hơn các giá trị văn hóa đó. Các trò chơi dân gian cũng đã đƣợc phát triển sau một thời gian bị lãng quên nhƣ trò bài chòi, đập niêu, các trò chơi của các em nhỏ, các cụ già nhƣ cờ tƣớng, thƣ pháp,….

Các làng nghề truyền thống nhƣ nghề mộc, nghề rau,…cũng nhờ du lịch mà các sản phẩm làng nghề đƣợc tiêu thụ một cách nhanh chóng và từ đó các nghệ nhân hăng say hơn trong việc tìm tòi những sản phẩm mới, những mẫu mã mới, làm đa dạng hơn sản phẩm cung cấp cho khách, đồng thời họ cũng nhanh chóng truyền lại nghề cho con cháu và những ngƣời tâm huyết để có thể lƣu truyền đƣợc nghề truyền thống của cha ông một cách lâu dài và tiến bộ hơn, từ đó có thể phát triển nghề rộng ra, làm nó trở nên phổ biến và mang giá trị đặc trƣng cho một vùng, miền.

Du lịch phát triển giúp CĐ giảm bớt các xung đột xã hội, tăng thêm tình đoàn kết của CĐ, an ninh, an toàn cho du khách đƣợc đảm bảo, nâng cao hình ảnh một điểm đến an toàn và thân thiện cho ĐP nói riêng và toàn thành phố nói chung.

95

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)