Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 107)

Xác định xây dựng, đầu tƣ sản phẩm du lịch CĐ tập trung cho các sản phẩm truyền thống: “ Một ngày làm cƣ dân làng rau”, “Một thoáng Kim Bồng”,…

Với “ Một ngày làm cƣ dân làng rau Trà Quế” thì không những tập trung cho các sản phẩm khách trồng rau, tƣới rau, nấu thức ăn mà tạo thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng hơn nhƣ lƣu trú sinh hoạt cùng với cƣ dân của làng rau, tham gia công việc làm đồng án, vớt rong, mở rộng thêm khu vực tham quan với các điểm mới của xã Cẩm Hà nhƣ khu vực trồng hoa, cây cảnh, có thể mở thêm sản phẩm khách trồng hoa, cây cảnh, cùng ngƣời dân tƣới hoa, chèo thuyền, bắt tôm, cá trên sông Đế Võng, dắt trâu ra đồng, tham gia tour mùa gặt, thăm một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các làng trong xã,…

106

Với “Một thoáng Kim Bồng” chƣơng trình tour dành cho du lịch CĐ ở Kim Bồng đƣợc đánh giá là hoàn hảo, tuy nhiên lợi ích kinh tế mang lại cho CĐ còn quá ít. Số lƣợng nhà hàng, các điểm bán hàng lƣu niệm và mua sắm ở Kim Bồng còn nhỏ lẻ, không đủ khả năng giữ chân khách lại tiêu dùng. Do đó, Kim Bồng cần tập trung xây dựng các khu vực bán hàng, nhà hàng phục vụ thức ăn, các cơ sở mua sắm cho khách nhiều hơn. Các gian hàng hay các cơ sở phục vụ nên đƣợc làm bởi các nghệ nhân Kim Bồng và khuyến khích sử dụng MH truyền thống của ĐP để có thể gây ấn tƣợng cho khách. Các nhà hàng thì cần chế biến các sản phẩm độc đáo và sử dụng sản phẩm của ĐP nhƣ chén, đĩa, dao, thìa, muỗng,… nhƣ vậy sẽ gây ấn tƣợng cho Kim Bồng về một làng Mộc độc đáo. Các nhà hàng cần đƣợc trang bị với quy mô lớn, có thể phục vụ cho đoàn khách khoảng 20 – 30 ngƣời. Các mặt hàng mua sắm thì chú trọng bán các sản phẩm ĐP nhƣ hạt giống, ngô, khoai, ….

Đối với hàng lƣu niệm, các nghệ nhân Kim Bồng cùng với việc làm ra những sản phẩm có giá trị lớn, bán đƣợc hàng triệu đồng thì cũng nên tập trung vào một số sản phẩm hàng lƣu niệm thông thƣờng nhƣ khóa xe, gạt tàn thuốc, hộp trang điểm,… nói chung là các sản phẩm nhỏ, gọn, đẹp, dễ làm quà và với giá trị tƣơng đối để khách có thể dễ mang đi lại và mua với số lƣợng nhiều.

Chính quyền ĐP các cơ sở du lịch CĐ cần liên kết với nhau để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch CĐ hấp dẫn, không trùng lắp. Các điểm du lịch CĐ phải thƣờng xuyên trao đổi với nhau để học tập kinh nghiệm và có ý kiến trong việc tung một sản phẩm mới ra thị trƣờng.

Các sản phẩm du lịch CĐ phải mang nét đặc trƣng của CĐ, do đó các ĐP cần lấy một sản phẩm chính làm thƣơng hiệu, các sản phẩm khác bổ trợ cho chƣơng trình du lịch hấp dẫn, không nên phân tán và đầu tƣ rộng cho nhiều sản phẩm cùng một lúc. Tùy theo mùa vụ mà thƣơng hiệu đi kèm với các điểm có sự khác nhau. Ví dụ mùa mƣa thì làng rau có tour bắt cá bờ sông, mùa nắng thì có tour làm cƣ dân làng rau, mùa đông thì có tour làm lƣới, làm vớ,…

Để cho những sản phẩm du lịch CĐ thực sự mang lại hiệu quả thì cần có sự đầu tƣ hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ bổ sung, cung cấp thêm nhân lực

107

chuyên môn làm việc, đầu tƣ về vốn và trang thiết bị để nâng cao chất lƣợng, tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến để có lƣợng khách lớn, ổn định và lâu dài,… Nhìn chung chúng cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, chính quyền ĐP, CĐ dân cƣ, các công ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ,… Mọi nguồn lực khi tập trung phát triển và làm việc một cách hiệu quả thì chắc chắn kết quả mang lại sẽ hơn những gì mà mục tiêu đã định ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)