29
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – ACAP (Nepal)
Annapurna là khu bảo tồn thiên nhiên tại Nepal, có hệ động thực vật phong phú, có khu rừng cây Đỗ Quyên lớn nhất thế giới và rất nhiều núi cao, hiểm trở, nổi bật nhất là đỉnh Hymalaya. Trong khu bảo tồn Annapurna có làng Ghandruk sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có trong khu bảo tồn. Họ sử dụng gỗ làm nhiên liệu để đun nấu và thắp sáng hàng ngày. Nhà ở của họ làm bằng cây đỗ quyên và hàng năm họ đốn gần 01 ha rừng cho việc xây cất nhà cửa. Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giáo dục, huy động CĐ vào việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên trở nên cấp thiết tại khu bảo tồn Annapurna nói riêng và Nepal nói chung.
Các hoạt động du lịch do CĐ tổ chức thực hiện: Dự án huy động ngƣời dân ĐP tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch nhƣ cung cấp dịch vụ lƣu trú, hƣớng dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy Hymalaya, leo núi và thám hiểm; khuân vác hành lý; nấu ăn, giặt quần áo cho khách du lịch; tổ chức quán trà, nhà hàng phục vụ ăn uống,….Nhiều chƣơng trình của dự án đƣợc đƣa vào thực thi với mục tiêu giám sức ép đối với các nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và làm cho ngành du lịch có trách nhiệm hơn.
Bài học kinh nghiệm:
- Nhận đƣợc sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh
nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hƣớng dẫn cho CĐ ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn
thông qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho CĐ
- Trong quá trình tổ chức và tham gia với CĐ cần tôn trọng những tri thức
truyền thống bản địa của CĐ trong quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, vạch kế hoạch và triển khai.
- Có sự cam kết với CĐ để đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích đƣợc hƣởng
từ du lịch để đảm bảo lòng tin cho CĐ
30
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại bản Huay Hee – Thái Lan
Bản Huay Hee nằm trên sƣờn núi thuộc đỉnh Doi Pui, đỉnh cao nhất trong khuôn viên Vƣờn quốc gia (VQG) Mã Hồng Sơn. Họ sống chủ yếu bằng nghề canh tác nƣơng rẫy và khai thác sản phẩm từ rừng, săn bắt các loài động vật để bán,…Đời sống kinh tế của họ còn rất khó khăn.
Để quản lý tài nguyên, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ban quản lý Vƣờn quốc gia Mã Hồng Sơn. Nhƣng từ khi đi vào hoạt động thì thƣờng xuyên xảy ra mẫu thuẫn giữa BQL và CĐĐP, đặc biệt là sau khi BQL có ý định dời toàn bộ làng ra khỏi Vƣờn quốc gia. Kế hoạch đó không thực hiện đƣợc do không đƣợc sự đồng ý của ngƣời dân và sau đó dẫn đến một số phản ứng tiêu cực của CĐ áp lực lên tài nguyên thiên nhiên nhƣ đốt rừng, khai thác tài nguyên tăng lên,…
Để hạn chế tiêu cực trong CĐ, BQL VQG đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, chính quyền ĐP và các công ty lữ hành thành lập dự án phát triển du lịch nhằm động viên CĐĐP tham gia vào cung cấp dịch vụ.
Các hoạt động du lịch do CĐ tổ chức thực hiện:
- Tổ chức các chƣơng trình du lịch sinh thái nhƣ đi bộ xuyên rừng, chinh
phục đỉnh Mã Hồng Sơn, tìm hiểu động thực vật, tham quan nơi nuôi trồng cây phong lan
- Tổ chức các chƣơng trình du lịch văn hóa nhƣ tham quan tìm hiểu về cuộc
sống của CĐ, tham quan tìm hiểu kiến trúc nhà sàn cổ, tìm hiểu văn hóa tín ngƣỡng, xem giao lƣu văn nghệ.
- Tổ chức các chƣơng trình du lịch mạo hiểm nhƣ leo núi, thám hiểm
- Tổ chức các dịch vụ lƣu trú tại nhà dân, cung cấp phƣơng tiện đi lại, hƣớng
dẫn viên,….
Bài học kinh nghiệm: CĐĐP sẽ không chấp nhận việc họ bị quản lý bởi một
tổ chức, cá nhân nào nằm ngoài CĐ mà không đem lại lợi ích hoặc gây ảnh hƣởng tới đời sống của họ. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa thì không ai thực hiện tốt bằng chính ngƣời dân ĐP ở nơi đó. Vì vậy, muốn bảo vệ tài nguyên thì phải thu hút ngƣời dân ĐP tham gia và muốn thu hút ngƣời dân ĐP
31
tham gia thì phải cho họ thấy những lợi ích mà họ sẽ đạt đƣợc. Các tổ chức phi chính phủ và những cơ quan, tổ chức khác chỉ hỗ trợ và phối hợp cùng với CĐĐP thực hiện.
1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ ở Kustan – Selangor – Malaysia
MH xem đom đóm ở Kustan – Selangor – Malaysia đƣợc khởi đầu từ những năm 1980. Việc đi xem đom đóm đã thu hút một số lƣợng lớn du khách đến đây. Viêc thuê thuyền bè để đi xem đom đóm cũng tăng lên, đem lại thu nhập đáng kể. Tuy nhiên từ nguồn lợi nhuận to lớn này đã phát sinh mâu thuẫn trong CĐ. Vì lợi nhuận mang lại là rất lớn nên những ngƣời dân làng phụ cận và một số cƣ dân sống ven sông đã dùng thuyền gắn máy chở du khách tới khu vực bờ đê để xem đom đóm, làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái, vỡ đe, mọi nỗ lực của ngƣời dân trực tiếp sinh sống ở đây nhằm quản lý và bảo vệ rừng đƣớc đã bị xâm phạm, ảnh hƣởng tới hoạt động xem đom đóm.