Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 100)

3.1.1.1. Chính sách hỗ trợ

Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ các DN và CĐĐP tham gia vào phát triển du lịch bằng cách hỗ trợ vốn, đào tạo tƣ vấn phát triển du lịch, hỗ trợ xúc tiến quảng bá, hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng và công tác bảo vệ môi trƣờng,…

- Về vốn: cho vay ƣu đãi (lãi suất thấp hoặc không lãi suất); miễn, giảm, ƣu đãi thuế đối với một số DN.

- Đào tạo, tƣ vấn phát triển du lịch: đào tạo nghề truyền thống, chuyển đổi nông nghiệp sang dịch vụ, đào tạo kỹ năng hƣớng dẫn, thuyết minh, kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách; tƣ vấn giúp đỡ CĐ thành lập DN,…

- Xúc tiến, quảng bá: hỗ trợ phát triển sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, hỗ trợ CĐ tiếp cận thị trƣờng quốc tế; quảng bá lễ hội, làng nghề, dịch vụ du lịch,…

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng: hỗ trợ đầu tƣ giao thông đi lại, các công trình công cộng, nhà trƣng bày, đón tiếp,…

- Hỗ trợ khôi phục làng nghề truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị của CĐ.

3.1.1.2. Chính sách đầu tư và thu hút đầu tư

Thực hiện ƣu đãi đầu tƣ theo địa bàn đối với các điểm DLDVCĐ, tập trung vào đầu tƣ khôi phục các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống; đầu tƣ năng lực cán bộ quản lý; các dịch vụ bảo vệ môi trƣờng, kiểm soát, xử lý ô nhiễm; đầu tƣ vào hạ tầng tiếp cận các điểm DLDVCĐ; nhà trƣng bày, trình diễn; đầu tƣ đào tạo

99

ngƣời dân ĐP làm hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, cán bộ quản lý; khuyến khích đầu tƣ sản xuất hàng lƣu niệm, dịch vụ ĐP phục vụ khách du lịch; hỗ trợ đầu tƣ đối với DN lữ hành có chƣơng trình đƣa khách du lịch tới các điểm DLDVCĐ.

Bên cạnh việc huy động vốn đầu tƣ từ nhà nƣớc thì các điểm DLDVCĐ cần thu hút vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế khác nhƣ DN tƣ nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc, đặc biệt các DN vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể trong nƣớc và nƣớc ngoài. Ngoài ra, DLDVCĐ còn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo nên ta có thể chủ động khai thác sự hỗ trợ từ các tổ chức phát triển khu vực và quốc tế nhƣ tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI), tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tập đoàn phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC),…

3.1.1.3. Chính sách quản lý

Chính sách quản lý liên ngành gắn với quản lý theo lãnh thổ phát huy vai trò chủ động của chính quyền ĐP, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp ở cơ sở, đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý theo ngành, lĩnh vực giữa ngành du lịch, công thƣơng, nông nghiệp và môi trƣờng.

Chính sách quản lý theo quy hoạch, kiểm soát chất lƣợng đối với các dịch vụ liên quan đến DLDVCĐ, giải quyết hợp lý quan hệ lợi ích giữa lữ hành và CĐĐP, tạo cơ chế khuyến khích cho DLDVCĐ phát triển.

3.1.1.4. Chính sách liên kết

Cần xây dựng chính sách liên kết giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ, CĐ và DN du lịch. Theo đó, nhà nƣớc khuyến khích và tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt để các ngân hàng, nhà đầu tƣ cho vay hoặc đầu tƣ trực tiếp vào các điểm DLDVCĐ.

3.1.1.5. Chính sách phát triển du lịch bền vững

Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích DN du lịch và CĐĐP sử dụng nguyên vật liệu ĐP, ứng dụng MH tiết kiệm năng lƣợng, công nghệ sạch và MH “3R”; khuyến khích, ƣu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động ĐP; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi tƣờng tại các khu, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch.

100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)