Kinh nghiệm phát triển MH DLDVCĐ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 33)

1.3.2.1. Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Lào Cai

Những năm gần đây huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã chú trọng phát triển "du lịch CĐ", gắn liền khai thác với tôn tạo, bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Mông, Dao, Tày... Cũng từ hoạt động này, đời sống ngƣời dân từng bƣớc nâng cao, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở ĐP.

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở hƣớng đông bắc của tỉnh Lào Cai, có hơn 52 nghìn dân, thuộc 14 dân tộc, trong đó ngƣời Mông, Dao, Phù Lá, La Chí... chiếm hơn 80% số dân, cƣ trú ở 236 thôn, bản của 21 xã, thị trấn. Mỗi dân tộc, bản, làng nơi đây đều có những nét văn hóa riêng. Chính bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và bản sắc văn hóa độc đáo, tinh tế đã tạo điều kiện để vùng đất này phát triển du lịch. Thực hiện Chƣơng trình phát triển dịch vụ-du lịch giai đoạn 2006- 2010, huyện Bắc Hà hƣớng trọng tâm hoạt động vào "DLDVCĐ". Trong giai đoạn này, Bắc Hà huy động hơn 100 tỷ đồng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển dịch vụ-du lịch khu vực trung tâm huyện và các điểm du lịch vệ tinh là các

32

làng, bản; xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phát triển du lịch CĐ và tổ chức các chƣơng trình lễ hội văn hóa du lịch hằng năm. Huyện cũng đầu tƣ phát triển và xây dựng thƣơng hiệu cho các làng nghề truyền thống ở xã Bản Phố và Tả Van Chƣ, nhƣ nấu rƣợu ngô đặc sản, rèn đúc nông cụ, dệt thổ cẩm dân tộc Mông; đầu tƣ hơn 10 tỷ đồng để mở và nâng cấp, đƣa vào sử dụng hai tuyến đƣờng du lịch: Bắc Hà- Na Hối-Bản Phố và Bắc Hà-Tả Chải-Bản Phố tới xã Bản Phố, xây dựng tuyến đƣờng du lịch Tả Van Chƣ-Hang Rồng Nhù - Cồ Ván trị giá hơn năm tỷ đồng; hơn 800 triệu đồng xây dựng Làng văn hóa-du lịch đồng bào Mông xã Tả Van Chƣ. Thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, một thôn có 82 hộ dân tộc Tày, 427 nhân khẩu hiện đang lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc, điển hình là lễ hội Lồng tồng, nơi đây còn có Đền thờ quốc công Vũ Văn Mật - di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, tới nay, thôn Trung Đô đã có 35 hộ gia đình ngƣời Tày làm du lịch CĐ rất hiệu quả.

Các hộ gia đình làm nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi tại nhà, làm dịch vụ ẩm thực tại chợ văn hóa, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch. Điển hình là nghệ nhân Vàng Seo Pao (thôn Na Kim) đã truyền dạy cho thanh niên nam nữ những điệu múa, điệu trống, kèn, hát giao duyên, thành lập đội xòe chuyên biểu diễn phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ của ĐP và phục vụ khách du lịch vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, đem lại thu nhập ổn định.

Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những ĐP phát triển mạnh du lịch CĐ với các điểm du lịch bản làng đƣợc du khách tham quan nhiều nhƣ bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Sự phát triển của du lịch CĐ ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình nhƣ bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%. Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn

Vƣờn quốc gia (VQG) Ba Bể nằm trong địa phận huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội . Ba Bể là một trong huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Năm 1988, Ban Quản lý VQG Ba Bể đã thành lập Phòng Du lịch

33

với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch nhƣ xây dựng các tuyến đi bộ leo núi, các homestay ở các bản làng ngƣời dân tộc ở các bản Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002, khoảng 28.500 du khách trong đó có 8.500 khách du lịch nƣớc ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này. Bản ngƣời Tày ở Pác Ngòi, và bản ngƣời Dao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, mƣời trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ mỹ nghệ. Khoảng hai mƣơi nhăm ngƣời dân tộc thiểu số làm hƣớng dẫn viên cho Vƣờn. Trong mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ nhƣ: nhóm hƣớng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trƣởng của mỗi nhóm này sẽ phải làm việc với những ngƣời có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vƣờn để trao đổi ý kiến.

Sáng kiến DLDVCĐ tại khu vực Vƣờn quốc gia Ba Bể hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn thiên nhiên và các bản sắc văn hóa. Bản thân các thành viên trong CĐ đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế lớn từ hoạt động du lịch, họ đã có ý thức chịu trách nhiệm về các chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng cảnh quan, gìn giữ bản làng rất sạch sẽ và du lịch CĐ đã thực sự trở thành loại hình du lịch giữ vai trò chủ chốt và mang lại lợi ích cho CĐ.

1.3.2.3. Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Thừa Thiên Huế

"Nâng cấp" xích lô thành sản phẩm du lịch. Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đang hỗ trợ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lại xích lô du lịch trên địa bàn theo MH DLDVCĐ, nhằm nâng xích lô du lịch thành một sản phẩm du lịch đậm bản sắc văn hoá Huế. Theo thống kê của L iên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Huế, hiện trên địa bàn TP có 232 chiếc xích lô (XL) thuộc 21 tổ tham gia dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Việc hình thành các tổ XL ban đầu là do một nhóm ngƣời thông qua quen biết tập hợp, hoạt động theo từng địa bàn riêng. Các nhóm này hoạt động tự phát và độc lập, tự bảo vệ quyền lợi trong

34

cạnh tranh với các tổ XL khác theo nguyên tắc XL ở địa bàn này không đƣợc dừng đón khách ở địa bàn khác.

Những năm qua, ngành du lịch đã phối hợp với UBND TP Huế và các ngành liên quan nhiều lần tổ chức lại đội ngũ XL du lịch nhƣ: Mở các khoá tập huấn cho ngƣời lao động; thiết kế các mẫu XL du lịch mang đậm dấu ấn văn hoá Huế; cung cấp trang phục và vận động các DN kinh doanh du lịch hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp chất lƣợng XL theo mẫu thiết kế; bố trí bến bãi đậu xe. Đặc biệt năm 2004, Sở Du lịch phối hợp với LĐLĐ Huế thành lập Nghiệp đoàn Xích lô du lịch.

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng đề án "Tổ chức XL du lịch theo MH du lịch CĐ" để chấn chỉnh hoạt động của các tổ XL tự quản, tiến tới hình thành những tổ XL chuyên phục vụ khách du lịch.

1.3.2.4. Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Kon Tum

Ở Kon Tum, chỉ có một số làng đƣợc phép cho du khách đƣợc nghỉ qua đêm và phát triển du lịch CĐ nhƣ: Kon Kơ Tu, Kon Jơ Ri, Kon Klor 2 (thị xã Kon Tum), Kon Bil, Kon Du, Kon Vi Vang (huyện Kon Rẫy); Kon Tu Ran, Kon Vong, Kon Sut, Kon Ke, Kon Chốt, Đăk Sô (huyện Kon Plông); Đắk Răng (huyện Ngọc Hồi); Kon Pin (huyện Đăk Tô). Vì vậy muốn tăng doanh thu, cần phải tạo ra nhiều loại hình vui chơi giải trí ở bản làng để níu chân du khách, mặt khác cần tăng cƣờng đầu tƣ sản xuất các mặt hàng lƣu niệm, hàng đặc sản mang thƣơng hiệu Kon Tum. Vấn đề cấp bách là xây dựng MH làng du lịch văn hóa - sinh thái.

Chính quyền tại các điểm du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch CĐ. Ban này xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để phát triển du lịch đúng hƣớng. Tổ chức cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số điểm du lịch trong tỉnh, trong nƣớc, nơi thành công trong phát triển du lịch CĐ. Sở Văn hóa thông tin tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tƣợng làm du lịch cụ thể. Chọn các nhà rông văn hóa tiêu biểu, hội đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, hoạt động văn hóa văn nghệ, gần đƣờng giao thông, an toàn, an ninh để du khách có thể lƣu trú qua đêm. Mặt khác

35

phải bảo tồn một số nhà sàn cổ truyền với cảnh quan tự nhiên để làm nơi lƣu trú và sinh hoạt cho du khách khi đến tham quan.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp tranh thủ các nguồn vốn 134, 135 để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Ngân sách ĐP cũng nên dành một khoản cho ngƣời dân vay, thực hiện các dự án nhỏ nhƣ: xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nƣớc sạch, phát triển nghề thổ cẩm, đan lát, hàng lƣu niệm… Ngành quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đƣa khách đến các điểm du lịch CĐ cần có các cam kết thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên, giá cả các dịch vụ… tạo điều kiện cho CĐ dân cƣ nơi có điểm du lịch có nguồn thu nhập chính đáng đồng thời học tập đƣợc cách làm du lịch bài bản. Một điều hết sức cơ bản để phát triển bền vững hoạt động du lịch và giúp ngƣời dân sở tại đƣợc hƣởng lợi từ việc khai thác bản sắc văn hóa ĐP phục vụ du lịch; trong quá trình khai thác du lịch ngành Du lịch khi tuyển dụng cần dành ƣu tiên một phần nguồn nhân lực là ngƣời ĐP để tạo công ăn việc làm cho họ, đồng thời, gián tiếp đào tạo họ về chuyên môn để làm hạt nhân cho công cuộc phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho CĐ dân cƣ nơi có điểm du lịch

1.3.2.5. Kinh nghiệm từ MH DLDVCĐ ở Vĩnh Long

Hiện Vĩnh Long có 20 điểm du lịch vƣờn theo MH du lịch CĐ cùng với mạng lƣới 9 DN lữ hành, 45 khách sạn, nhà nghỉ phục vụ đón khách du lịch. Sự phát triển của những điểm tham quan kiểu này là tiềm năng lớn để Vĩnh Long có thể phát triển mạnh mẽ du lịch CĐ. Du lịch CĐ đƣợc hiểu nhƣ là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của nó gắn liền với CĐ dân cƣ. Mục đích là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong CĐ, trong cụm dân cƣ đƣợc tham gia hoạt động du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Khách du lịch CĐ đƣợc sống với thiên nhiên, cảm nhận sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên, nhận thức sâu sắc về những giá trị nhân văn của văn hóa truyền thống vùng, miền... Phát triển du lịch CĐ là sự phát triển bền vững nếu đừng bao giờ phá vỡ những giá trị nguyên sơ đó và khi đó nó cũng chính là thế mạnh của du lịch vùng miệt vƣờn sông nƣớc.

36

Tiểu kết chƣơng 1

DLDVCĐ là loại hình du lịch quan tâm đến sự phát triển bền vững, đƣợc rất nhiều các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Một trong những điểm khác biệt của loại hình DLDVCĐ chính là việc khai thác các giá trị của CĐ nhƣ sức lao động, các giá trị văn hóa, các giá trị tài nguyên thiên nhiên mà CĐ sở hữu, … để phục vụ cho du lịch và lợi ích từ du lịch phải đƣợc quay lại để phục vụ cho CĐ.

Để triển khai MH DLDVCĐ cần có rất nhiều bên tham gia, trong đó quan trọng nhất vẫn là thành phần CĐĐP. Họ tham gia vào các mức độ khác nhau, từ thụ động đến cung cấp thông tin, tƣ vấn, khuyến khích, chức năng, tƣơng tác và tự vận động. Điều kiện để phát triển MH DLDVCĐ tại một điểm, một ĐP bao gồm TNDL, khả năng tiếp cận thuận lợi, có quy hoạch phát triển du lịch, CĐ có mong muốn, có năng lực quản lý và kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch. Để triển khai một MH DLDVCĐ cần điều tra, đánh giá địa điểm, xác định thị trƣờng, xác định mục tiêu, xác định cơ cấu tổ chức, phát triển sản phẩm, marketing, triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá.

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia đi đầu trong việc phát triển loại hình DLDVCĐ nhƣ Nepal, Thái Lan, Malaysia hoặc các ĐP khác trong cả nƣớc nhƣ Lào Cai, Huế, Vĩnh Long,…tác giả tổng hợp và đƣa ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hội An học hỏi. Nhìn chung, MH DLDVCĐ muốn triển khai và đạt hiệu quả thì cần:

- Thứ nhất: phù hợp với mong muốn của CĐ

- Thứ hai: đem lại lợi ích thiết thực cho CĐ nhƣ lợi ích về kinh tế, về môi

trƣờng hoặc về các giá trị văn hóa,….

- Thứ ba: cần có sự hỗ trợ, tƣ vấn của các tổ chức có chuyên môn, chính

37

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN (TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH:

LÀNG MỘC KIM BỒNG VÀ LÀNG RAU TRÀ QUẾ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam ( Trường hợp điển hình làng Mộc Kim Bổng và Làng Rau Trà Quế) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)