2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lƣu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, về phía bắc cách thành phố Đà Nẵng 30km theo đƣờng tỉnh lộ 607, cách Cố đô Huế gần 80km và thủ đô Hà Nội 835km; về phía nam cách thành phố Tam Kỳ 55km và thành phố Hồ Chí Minh 925km.
b) Điều kiện tự nhiên
Khí hậu. Hội An chịu khí hậu chung của tỉnh Quảng Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7 mang theo hơi nóng. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào các tháng 12, 1, 2, 3 mang theo hơi lạnh.
Tài nguyên nước. Hội An có các sông chảy qua nhƣ sông Thu Bồn, Vu Gia, Trƣờng Giang, Đế Võng chảy qua, trong đó sông Thu Bồn là một trong những con sông lớn nhất. Hàng năm các sông cung cấp hàng tỷ mét khối nƣớc cho sinh hoạt của ngƣời dân đồng thời khung cảnh hữu tình, nên thơ bên bờ các dòng sông cũng là nơi lý tƣởng cho các hoạt động tham quan, chụp hình và nghĩ dƣỡng.
Biển. Hội An chịu ảnh hƣởng chế độ thủy triều của biển miền Trung Trung
38
trung bình là 0,6m. Vào mùa khô, do nƣớc sông xuống thấp, nƣớc biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh hƣởng lớn cho vấn đề sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhƣ hoạt động du lịch phục vụ khách.
Rừng và hệ sinh thái. Hội An chủ yếu trồng các cây chắn gió bão, hệ sinh thái rừng không thật phong phú, rừng tập trung chủ yếu tại xã Đảo Cù Lao Chàm. Ngoài hệ thống rừng tự nhiên, rừng trồng trong đất liền chủ yếu các loại cây lấy gỗ, tre vƣờn, dừa nƣớc, một số cây lâm nghiệp khai thác để lấy củi.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Về kinh tế
Tổng GDP của thành phố năm 2012 đạt 2.701.515 triệu đồng (tính theo giá hiện hành), trong đó ngành du lịch – thƣơng mại – dịch vụ chiếm 66,59% tăng 1,47% so với năm 2009, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 20,04%, nông lâm – ngƣ nghiệp chiếm 13,37%. Nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời gian qua ở Hội An có sự tăng trƣởng đáng kể, với tốc độ tăng bình quân là 11,65%.
b) Về xã hội
Dân số: toàn thành phố có 91.993 ngƣời, trong đó nội thị là 70.516
ngƣời, ngoại thị là 21.477 ngƣời. Mật độ dân số là 1.491ngƣời / km2
.
Về y tế: Mạng lƣới các cơ sở y tế của Hội An bao gồm bệnh viện đa khoa với quy mô 130 giƣờng và 2 bệnh viện tƣ nhân. Có 12 trạm y tế xã phƣờng, có 1 đội vệ sinh phòng dịch và một trung tâm y tế ở xã Tân Hiệp đầu tƣ xây dựng với quy mô 50 giƣờng.
Về giáo dục: Hầu hết trên địa bàn các xã, phƣờng đều có trƣờng mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó có 13 trƣờng tiểu học, THCS có 10 trƣờng, THPT có 3 trƣờng. Ngoài ra còn có 1 trƣờng THPT nội trú dân tộc, 2 trƣờng Cao đẳng: điện lực và thủy lợi II và 1 trƣờng Đại học Phan Châu Trinh.
Ngoài ra thành phố Hội An còn đạt đƣợc những thành quả quan trọng nhƣ: 50% dân số đƣợc dùng nƣớc sạch, 100% các hộ có tivi, radio, 92,31% thôn xã có đƣờng ô tô đến tận nơi, 100% xã có đài truyền thanh xã. Tình hình an ninh xã hội
39
đƣợc đảm bảo, ít xảy ra các tệ nạn xã hội, an toàn cho du khách. Hội An đƣợc đánh giá là điểm đến hàng đầu trong các điểm đến ở Việt Nam.
c) Hệ thống cơ sở hạ tầng
1.Hệ thống giao thông
Đƣờng bộ. bao gồm các tuyến chính sau:
Đƣờng biển nối liền từ Đà Nẵng đến Hội An, dài 30km. Là con đƣờng
thuận tiện nhất đƣa khách từ Đà Nẵng đến Hội An và ngƣợc lại.
Tỉnh lộ 603 từ Đà Nẵng đi ngã tƣ Điện Ngọc, dài 6km và tỉnh lộ 607 từ ngã
tƣ Điện Ngọc đi thành phố Hội An dài 13,4km
Tỉnh lộ 608 từ thị trấn Vĩnh Điện đi Cửa Đại dài 14,5km.
Đƣờng thủy. Hội An có hai cảng chính: cảng biển Cửa Đại và cảng sông ngay trung tâm thành phố với rất nhiều bến thuyền. Đặc biệt tại khu vực bến Bạch Đằng và An Hội số lƣợng tàu thuyền phục vụ cho việc đi lại của ngƣời dân và du khách chiếm số lƣợng rất lớn. Với số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển lớn cùng với bến đỗ rộng và an toàn khách du lịch có thể thực hiện đƣợc nhiều chuyến tham quan trên sông nƣớc và các hoạt động liên quan tới sông nƣớc.
Đƣờng hàng không. Hiện nay ở Hội An không có sân bay, đó là một bất lợi không thể đón trực tiếp khách quốc tế đến tham quan, tuy nhiên sân bay quốc tế Đà Nẵng cách Hội An chỉ có 30km, mất khoảng nửa giờ đi xe thì cũng thuận tiện để khách có thể tìm đến Hội An thông qua sân bay quốc tế này.
2. Hệ thống cung cấp điện
Thành phố Hội An đƣợc cung cấp điện từ trạm biến áp trung gian Cẩm Hà. Trạm biến áp Cẩm Hà nhận điện từ trạm biến áp Điện Nam - Điện Ngọc và từ trạm biến áp trung gian Vĩnh Điện. Nhƣ vậy, về nguồn điện cung cấp cho thành phố Hội An có tính dự phòng tốt và phục vụ tốt cho sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhƣ hoạt động du lịch.
3.Bƣu chính – viễn thông
Hệ thống bƣu chính viễn thông tại thành phố phát triển tốt. Hiện có 1 trung tâm bƣu điện lớn và rất nhiều bƣu cục nhỏ có mặt khắp mọi nơi. Dịch vụ Internet
40
cũng phát triển nhanh. Các dịch vụ về tài chính, ngân hàng cũng phát triển mạnh. Hiện Hội An có mặt 7 ngân hàng lớn với rất nhiều các điểm giao dịch, rút tiền trên các tuyến đƣờng, các khách sạn, các điểm du lịch,….
4.Hệ thống cung cấp nƣớc sạch
Nhìn chung nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân và hoạt động phục vụ khách đảm bảo vệ sinh và an toàn. Hệ thống nƣớc thải, nƣớc ngầm đƣợc Hội An đặc biệt quan tâm và đã có những cố gắng xử lý tốt trong thời gian vừa qua để không ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc khu vực các sông và hệ thống nƣớc ngầm phục vụ cho sinh hoạt của ngƣời dân.