hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020".
Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) đã cụ thể hóa chiến lược phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định: "Từ nay đến 2020 giáo dục - đào tạo nhằm các mục tiêu sau:
Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi.
Nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học. Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ". [3].
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đề ra những mục tiêu phát triển chung và những mục tiêu cụ thể cho từng cấp học đến năm 2020, trong đó:
+ Đối với bậc Tiểu học: "Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt; củng cố và nâng cao thành quả phổ cập tiểu học trong cả nước, tăng tỉ lệ huy động học sinh
trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010” [7].
Để đạt được các mục tiêu trên, "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và định hướng đến 2020" đã chỉ ra những giải pháp để phát triển giáo dục, trong đó cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp lớn, đó là:
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục.
- Phát triển đội ngũ giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục. - Đổi mới quản lý giáo dục.
- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu, hệ thống giáo dục Quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục, tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
- Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế về giáo dục.
Trong các nhóm giải pháp trên, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Tại phiên họp ngày 05 tháng 3 năm 2010, sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể các cấp cần quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phấn đấu năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập Quốc tế.
Cụ thể, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý.
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục.
Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục. Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
(Trích Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, số 242-TB/TW ngày 15/4/2009)