Truyền thống lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 45)

2.1.3.1. Truyền thống lịch sử

Hưng Nguyên là mảnh đất hữu cơ của xứ Nghệ, của Việt Nam, là huyện có bề dày lịch sử, tên gọi Hưng Nguyên ra đời vào năm 1469, khi vua Lê Thánh Tông - một vị Vua anh minh của các triều đại Phong kiến Việt Nam, cho định lại bản đồ hành chính của cả nước. Khi đó Đại Việt được chia thành 12 thừa tuyên, Nghệ An là một trong 12 thừa tuyên đó; huyện Hưng Nguyên, thuộc phủ Anh Đô, của thừa tuyên Nghệ An. Tên gọi ấy giàu ý nghĩa triết học và nhân văn, đó là: Ngọn nguồn, chảy mãi, hưng thịnh và phát triển. Tuy nhiên, trước lúc có tên gọi Hưng Nguyên, con người nơi đây, đã có từ hàng

ngàn năm lịch sử, gắn bó với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ thuở các Vua Hùng khai cơ lập nghiệp, Hưng Nguyên đã có cư dân người Việt Cổ sinh sống, thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Các cứ liệu khảo cổ như: Trống đồng Đồng Sơn, các dụng cụ đồ đồng, đồ đá và đồ gốm ở Đồng Mô xã Hưng Thắng, Hưng Tân và ở núi Lam Thành đã chứng minh điều đó.

Theo Địa chí văn hoá Hưng Nguyên, đến đầu thế kỷ XIX, huyện có 7 tổng, 96 xã, thôn, vạn, tộc, trải dài từ tả ngạn sông Lam ra đến dốc Tuần (xã Diễn An, huyện Diễn Châu nay). Năm 1898, huyện Hưng Nguyên đổi gọi là Phủ. Phủ Hưng Nguyên kiêm quản huyện Nghi Lộc. Năm 1907 hai tổng Quả Trình (Vân Trình) và La Vân (La Hoàng) cắt về huyện Nghi Lộc. Đổi lại, tổng Ngô Trường (Yên Trường) của Nghi Lộc cắt về Hưng Nguyên. Gắn với các bước thăng trầm của lịch sử, bản đồ Hưng Nguyên đã nhiều lần điều chỉnh, những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, huyện Hưng Nguyên có 27 xã. Phía Đông của huyện là các xã Hưng Dũng, Hưng Hoà; và đã lần lượt sát nhập 8 xã của huyện Hưng Nguyên vào thành phố Vinh.

Huyện Hưng Nguyên từ xưa đến nay, tuy đã có nhiều lần điều chỉnh địa giới, nhưng cơ bản vẫn là vùng đất non nước hữu tình, khí tượng tươi sáng, núi sông khôi vĩ; đồng ruộng thẳng cánh cò bay, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, có vùng cửa sông Lam đổ ra cửa Hội. Vì vậy Hưng Nguyên sớm phát triển việc giao lưu buôn bán và cũng là địa bàn chiến lược đánh giặc giữ nước. Từ xa xưa, đã phát triển nghề trồng lúa nước và chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt may, gạch gói, tàu thuyền, nón lá, thợ mộc, kim hoàn và chế biến thức ăn. Phố Phù Thạch, xã Phục Lễ và các làng dưới chân núi Lam Thành, là nơi nhộn nhịp buôn bán, không những đối với người trong nước, mà còn cả người Nhật Bản và người Trung Hoa. Trên bản đồ Đại Việt ngày ấy, người Nhật

Bản đã khoanh một vòng tròn mực đỏ đậm nét quanh chữ Hưng Nguyên. Điều đó nói lên vị trí địa lý quan trọng của Hưng Nguyên lúc bấy giờ.

Vào Thế kỷ 15 Quân Minh đã chiếm đóng đỉnh núi Lam Thành. Sự tích

"ăn cổ đầu người" của Nghĩa sỹ Đại Vương Nguyễn Biểu trước mặt quan quân Trương Phụ đã thể hiện tính can trường bất khuất của người Đại Việt; cũng ở núi Lam Thành có chuyện về hàng tướng Thái Phúc biết cải tà quy chính, giúp nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, sau khi qua đời được vua Lê, phong Tuyên Nghĩa Vương. Vào giữa thế kỷ 17 xẩy ra cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn, Sông Lam đã trở thành giới tuyến, nhiều vùng đất Hưng Nguyên đã trở thành chiến trường đẫm máu; khi quân Trịnh đẩy lùi quân Nguyễn vào phía Nam sông Gianh, thì Hưng Nguyên mới bình yên trở lại.

Núi Lam thành và vùng phụ cận, như vùng Triểu Khẩu, xã Phục Lễ, tức là vùng các xã Hưng Khánh, Hưng Phú, Hưng Lam bây giờ, đã từng là quận lỵ, châu lỵ của các đơn vị hành chính thời ngàn năm Bắc thuộc; cũng là vùng trấn lỵ, tỉnh lỵ Nghệ An từ triều Lê Thánh Tông cho đến đầu triều Nguyễn.

Theo sử sách, Hưng Nguyên là một trong những nơi hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đông Du và phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột. Những tấm gương yêu nước nghĩa liệt và những nhân tài hào kiệt đã đi vào lịch sử chói ngời của dân tộc, được sử sách, bằng sắc, bia ký ghi công, như: Bang Lân, Tác Việng, Nguyễn Huy Chước, Trần Diệm, Ngô Thúc Thiêm, Phạm Hồng Thái,… Nhiều người trở thành cán bộ ưu tú của Đảng như Lê Thiết Hùng, Ngô Thúc Tuân, Nguyễn Thị Tích tức Lý Phương Thuận. Đặc biệt có đồng chí Lê Hồng Phong đã trở thành Tổng Bí thư của Đảng, uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản; và vợ là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai - Bí thư Thành uỷ Sài Gòn Gia Định, nêu một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, trí thông minh, đức hy sinh và lòng dũng

cảm của cả một gia đình cộng sản. Hưng Nguyên là cội nguồn tổ tiên của vị Anh hùng dân tộc kiệt xuất Nguyễn Huệ, quê hương của nhà Canh tân Nguyễn Trường Tộ, danh nhân Đinh Bạt Tụy, Trạng nguyên Bạch Liêu, là quê của bà ngoại Bác Hồ và nhiều danh nhân khác.

Từ ngày có Đảng ra đời, các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta, đã có tổ chức và lãnh đạo; tiêu biểu là cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên vào ngày 12 tháng 9 năm 1930 đã vang dội cả thế giới và đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất diệt, là mốc son chói ngời trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thực dân Pháp đã đàn áp cuộc biểu tình làm 217 Nông hội đỏ đã bị sát hại và hy sinh. Sau cuộc biểu tình 12/9, thực dân Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắn, bị bắt và giam cầm. Nhiều tấm gương quả cảm và hy sinh oanh liệt như các đồng chí Lê Mao, Lê Xuân Đào, Võ Trọng Cánh, Nguyễn Hữu Lễ,…

Bất chấp hiểm nguy, các đồng chí Chu Huy Mân, Ngô Thúc Tuân, Võ Trọng Ân, Nguyễn Xuân Thành,… đã len lỏi đến từng cơ sở chắp nối liên lạc gây dựng lại phong trào. Nhờ vậy, khi có lệnh tổng khởi nghĩa, Chấp uỷ Việt Minh Hưng Nguyên, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Vào hồi 17giờ ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông Ngô Mậu lãnh nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời phủ Hưng Nguyên.

Trong lúc nhân dân ta đang ngập tràn niềm vui độc lập, thì thực dân Pháp lại có dã tâm cướp nước ta lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19 tháng 12 năm 1946 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Hưng Nguyên muôn người như một, tham gia phong trào “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Thực hiện công cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất, làm cho mọi người cày đều có ruộng. Năm 1952 lực lượng vũ trang

huyện nhà, đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp cấu kết với bọn Việt gian phản động, hòng chia rẽ đoàn kết toàn dân và đoàn kết lương giáo.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Hoà bình mới lập lại chưa lâu, thì nhân dân ta lại phải đương đầu chiến đấu với Mỹ - Ngụy. Một cuộc chiến vô cùng gay go và ác liệt. Nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, vừa dốc lòng dốc sức cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,… Nhân dân Hưng Nguyên đã góp phần tích cực trong sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Đồng hành với cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, Hưng Nguyên mảnh đất ân tình, thủy chung, cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân Hưng Nguyên đã luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với Tổ quốc. Chỉ tính theo địa bàn huyện Hưng Nguyên hiện nay, đã có hàng vạn Thanh niên và quần chúng cách mạng đi làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tại các chiến trường bao gồm: bộ đội, Thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến; trong đó có gần 2.700 liệt sỹ, 3.500 thương bệnh binh, gần 2.000 người bị nhiễm chất độc da cam, có 80 cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa, 58 quân nhân bị địch bắt và tù đày; 20.000 người và 8.000 gia đình được thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, 56 mẹ liệt sỹ được phong tặng và truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5 cá nhân được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và 1 anh hùng lao động. Huyện Hưng Nguyên và 9 xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Hưng Nguyên là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng. Con người nơi đây cần cù lao động, giàu lòng yêu nước, chân chất thuỷ chung, hiếu học, đầy nghĩa khí mà không kém phần lãng mạn. Truyền thống hiếu học đã có từ xa xưa. Từ thời nhà Lê đến thời nhà Nguyễn toàn huyện có 13 người đậu Tiến sĩ và Phó bảng, 26 người đậu Hương cống và cử nhân, hàng trăm người đậu tú tài, trong số đó có Tướng công Đinh Bạt Tuỵ, đậu đầu khoá thi đặc biệt năm 1554, văn võ song toàn, làm đến chức Thượng thư Bộ Binh.

Hơn 5 thế kỷ qua, kể từ khi cái tên Hưng Nguyên được ghi vào sử sách. Vùng đất Hưng Nguyên được thiên nhiên ban tặng cho thế núi, hình sông thoáng đãng, hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá. Hưng Nguyên là một trong những huyện của tỉnh Nghệ An có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, trước đây có hơn 200 di tích nhưng đến nay chỉ còn 111 di tích, trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng Quốc gia, 14 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trong đó có nhiều di tích, danh thắng tiêu biểu, phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và đậm đà bản sắc riêng, như núi Lam Thành, đền Vua Lê, Đài liệt sỹ Xô viết - Nghệ Tĩnh, Khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Xứ ủy Trung Kỳ… mãnh đất có nhiều lễ hội truyền thống đa dạng, phong phú và trải đều khắp 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Hưng Nguyên còn là nơi bảo tồn được nhiều vốn quý văn học dân gian như hát dặm, vè, ví, phường vải, tục ngữ, ca dao, truyện, thơ, truyện cổ, câu đối phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân, phù hợp với tình cảm, tâm hồn của con người Hưng Nguyên…với nội dung, nghệ thuật phong phú và đa dạng; Những làn điệu dân ca nơi đây như dòng nước tươi mát ngọt ngào, tạo tình cảm xao xuyến, bâng khuâng, dễ đi vào lòng người, trong đó "Có tiếng cười mà cũng có tiếng khóc, có đau khổ, hạnh phúc, chia ly, gặp gỡ, có đắn đo suy nghĩ, có cá nhân - gia đình, xã hội, lịch sử, dân tộc, có thiên

nhiên cảnh vật" (Ninh Viết Giao). Tất cả những yếu tố truyền thống ấy vừa là nền tảng, vừa là động lực thúc đẩy nền văn hóa Hưng Nguyên phát triển trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

Đóng góp thêm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể còn tính đến rất nhiều đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ như: đền Vua Lê, Đài liệt sỹ Xô viết - Nghệ Tĩnh, Khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Xứ ủy Trung Kỳ, đền Hoàng Mười, đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu, đền thờ Đinh Bạt Tụy, khu mộ Nguyễn Trường Tộ…Nói chung, hầu hết các làng, xã đều có đền thờ, nhà thờ nhưng đáng tiếc trải qua những tháng năm chiến tranh, thiên tai, những biến động thăng trầm của lịch sử, đến nay các đền thờ, miếu mạo và một số di tích đậm đà truyền thuyết, huyền thoại đã bị tàn phá hầu hết, chỉ lại một số ít phế tích.

Như vậy, nhân dân các vùng của Hưng Nguyên tuy trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội có khác nhau. Nhưng từ ngàn xưa đã biết đùm bọc, đồng cam cộng khổ, chung lưng, đấu cật để bảo vệ, xây dựng và gìn giữ quê cha đất tổ. Đúng như truyền thống:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng .

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

Đất rừng Hưng Nguyên là đất rừng của non sông Việt Nam, con người Hưng Nguyên là con cháu của Vua Hùng những ngày đầu dựng nước mang Quốc hiệu Văn Lang (287-258TCN), là con cháu của Bác Hồ mang quốc hiệu Việt nam dân chủ cộng hoà (1945), cộng hoà XHCN Việt nam (1976).

Trong tình hình đổi mới và hội nhập, Hưng Nguyên tiếp tục xây dựng một nền văn hóa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Tập trung đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất thiết chế văn hóa, thể thao. Không ngừng nâng cao số

lượng và chất lượng các sản phẩm văn hóa cũng như các hình thức sinh hoạt văn hóa.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w