Thực trạng cấu trúc, nội dung và chất lượng của các bản quy hoạch phát triển GDTH và GVTH của huyện Hưng Nguyên

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 62)

phát triển GDTH và GVTH của huyện Hưng Nguyên

Từ trước đến nay ở huyện Hưng Nguyên chưa xây dựng Quy hoạch phát triển GDTH cũng như Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, mà chỉ có xây dựng các kế hoạch ngắn hạn (thường là 01 năm) với các nội

dung như: Kế hoạch tuyển dụng giáo viên TH, Kế hoạch thuyên chuyển giáo viên TH, Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên TH. Đến năm 2013 mới xây dựng và ban hành Đề án “Giải quyết giáo viên, nhân viên dôi dư, thừa thiếu cục bộ và giao quyền tự chủ về công tác tài chính cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc UBND huyện Hưng Nguyên”. Tuy nhiên các kế hoạch cũng đạt được một số kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ một số yếu kém về tính khoa học và thực tiễn. Cụ thể:

2.3.1.1. Thành công

- Các kế hoạch, Đề án đã phân tích, đánh giá các chủ trương, chính sách phát triển GDTH của địa phương trong thời kỳ xây dựng kế hoạch. Đã tính đến đặc điểm tự nhiên, KT-XH tác động đến phát triển giáo dục; quy mô cơ cấu tuổi và đặc điểm phân bố dân cư; các nhân tố tâm lý xã hội và truyền thống.

- Phân tích thực trạng quy mô phát triển GDTH của địa phương (Số lượng học sinh, số lớp; số lượng GV, nhân viên, quản lý; CSVC, trang thiết bị; tài chính); Phân tích chất lượng và hiệu quả GDTH (hiệu quả trong, hiệu quả ngoài)

- Xác định được phương hướng phát triển GDTH của địa phương; Dự báo quy mô học sinh tiểu học để dự báo mạng lưới trường lớp. Từ đó Kế hoạch, Đề án cũng đã đề ra được các chỉ tiêu, điều kiện phục vụ yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của địa phương, đồng thời xây dựng các giải pháp thực hiện Kế hoạch Đề án.

Do đó Kế hoạch đã đạt được những kết quả khá quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong từng năm học.

2.3.1.2. Hạn chế

- Chưa nghiên cứu kỹ đến đặc điểm tự nhiên, KT-XH, quy mô cơ cấu tuổi và đặc điểm phân bố dân cư, các nhân tố tâm lý xã hội và truyền thống

tác động đến phát triển giáo dục nói chung, phát triển đội ngũ giáo viên TH nói riêng.

- Trong quá trình xây dựng Kế hoạch việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVTH chưa sâu sát; đánh giá các chủ trương, chính sách phát triển GDTH của địa phương trong thời kỳ xây dựng Kế hoạch, Đề án chưa tính đến đúng mức; Phân tích thực trạng quy mô phát triển GDTH của địa phương trong những năm gần thời kỳ xây dựng Kế hoạch (Số lượng học sinh, số lớp; số lượng GV, nhân viên, quản lý; CSVC, trang thiết bị; tài chính) để rút ra những thành tựu, yếu kém, nguyên nhân cơ bản.

- Về phương hướng phát triển GDTH của địa phương chưa được đặt chung trong tình hình phát triển KT-XH của huyện và chung trong của tỉnh và khu vực.

- Xây dựng các giải pháp thực hiện Kế hoạch, Đề án chưa sát đúng, tính khả thi và hiệu quả thấp.

- Cấu trúc của bản Kế hoạch, Đề án thiếu một số phần cơ bản, thiếu chặt chẽ và tính lô gic.

- Dự báo quy mô phát triển học sinh, mạng lưới trường lớp, giáo viên còn thiếu cơ sở khoa học nên ảnh hưởng đến chất lượng, cơ cấu, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ.

- Các Kế hoạch, Đề án còn chưa xứng tầm với yêu cầu cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong tương lai (thường chỉ thực hiện trong 01 năm).

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 62)