Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 45)

Đối với Việt Nam:

Bài học về sự can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu: Ở các nƣớc phát triển, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu thƣờng ở mức tối thiểu, hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc vận hành đầy đủ theo cơ chế thị trƣờng. Còn ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì mức

36

độ can thiệp vào thị trƣờng xăng dầu của Chính phủ sâu hơn điều đó đã không tạo ra động lực đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nhƣ hiện nay quy định về chi phí cố định, mức độ chênh lệch giá giữa vùng 1 và vùng 2 là 2% dẫn đến tình trạng 1 lít xăng dầu ở Đồng Văn - Hà Giang bằng 1 lít xăng dầu trung tâm thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) cách nhau gần 400km.

Bài học về đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế và đây là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này là hữu hạn do vậy việc tổ chức khai thác phải đảm bảo phù hợp đồng thời phải tìm kiếm nguồn tài nguyên thay thế. Bên cạnh đó phải xây dựng các nhà máy lọc dầu phù hợp để chế biến ra thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của đất nƣớc;

Đối với Tỉnh Hà Giang: Bài học về công tác quản lý:

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang trong việc lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn chặn những sai phạm làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ môi trƣờng sống;

+ Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang nên đầu tƣ về con ngƣời, cơ sở vật chất để có thể kiểm tra xác minh các sai phạm xẩy ra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

37

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu vấn đề: Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp Lịch sử và logic

Đây là phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Phƣơng pháp lịch sử: Do các đối tƣợng nghiên cứu luôn biến đổi, phát triển theo hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục đƣợc biểu hiện trong sự đa dạng và phức tạp. Nên để nghiên cứu đối tƣợng, ta phải thông qua mô tả bề ngoài để nêu bật tính quy luật, bản chất của đối tƣợng.

Phƣơng pháp logic: Nghiên cứu quá trình phát triển của đối tƣợng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng chung. Phƣơng pháp này phải đi sâu vào phân tích, so sánh để tìm ra bản chất, nắm chắc bƣớc phát triển tất yếu của đối tƣợng nghiên cứu.

Hai phƣơng pháp này có mối liên hệ thống nhất, không tách rời nhau. Đối với nghiên cứu về Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang , sử dụng hai phƣơng pháp này trong nghiên cứu để phân tích các nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ cụ thể là trong bối cảnh lịch sử từ năm 2010 đến 2014 và điều kiện cụ thể của tỉnh Hà Giang, một tỉnh miền núi vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn.

2.1.2. Phương pháp Phân tích và Tổng hợp

Phƣơng pháp Phân tích: Là việc phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.

38

Phƣơng pháp Tổng hợp: Là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của đối tƣợng nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã phân theo mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng cần nghiên cứu. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ các quy định của nhà nƣớc về quản lý kinh doanh xăng dầu nói chung, phân cấp cho tỉnh và các sở ban ngành trong việc quản lý…

2.2 Địa bàn nghiên cứu

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang

2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu

Các thông tin và số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp

- Thông tin thứ cấp: đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau: các công trình nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc, các báo cáo của các cơ quan trung ƣơng, các sở, ban ngành địa phƣơng có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, thông tin từ các website trên Internet,…

39

+ Lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh

xăng dầu

Mục đích thu thập thông tin: tìm hiểu, xây dựng khung lý luận, lịch sử, kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Nguồn thu thập: Sách chuyên khảo, giáo trình, công trình nghiên cứu các cấp.

Phƣơng pháp thu thập thông tin: Tra cứu tài liệu, kế thừa.

+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Hà Giang

Mục đích thu thập thông tin: Tìm hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang.

Nguồn thu thập: Báo cáo quy hoạch địa chính Hà Giang; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, niên giám thống kê Tỉnh Hà Giang.

Phƣơng pháp thu thập thông tin: Tra cứu tài liệu, kế thừa.

+ Tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Mục đích thu thập thông tin: Tìm hiểu sơ bộ tình hình quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang qua các nguồn thông tin thứ cấp.

Nguồn thu thập: Báo cáo sở ngành liên quan; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Hà Giang, niên giám thống kê Tỉnh Hà Giang.

Phƣơng pháp thu thập thông tin: Tra cứu tài liệu, kế thừa.

- Thông tin sơ cấp: đƣợc thu thập thông qua điều tra, khảo sát, quan sát, phỏng vấn trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, các cơ quan quản lý địa phƣơng liên quan đến đề tài.

40

2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu nói chung và tại tỉnh Hà Giang nói riêng. - Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: i) những tài liệu về lý luận; ii) những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung; iii) những tài liệu của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Tài liệu sơ cấp: Để nghiên cứu về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.

Đối tƣợng điều tra qua bảng hỏi là những cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, trƣởng phó các phòng nghiệp vụ trở lên của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, các Nhà khoa học.

Đƣợc khảo sát theo bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài; số liệu điều tra đƣợc xử lý qua phần mềm Excel.

- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: thực hiện trên phần mềm Excel. Tổng số phiếu gửi đi: 65

Tổng số phiếu thu về : 62 Số phiếu hợp lệ : 62 Số phiếu không hợp lệ: 0 Tổng hợp kết quả điều tra

Câu 1. Về vai trò của Nhà nƣớc trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu?

41

Có 36 phiếu trả lời tốt chiếm 58%; 15 phiếu trả lời còn hạn chế chiếm 24%; có 11 phiếu trả lời chƣa tốt chiếm 18%;

Câu 2. Về công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang?

Có 12 phiếu trả lời tốt chiếm 19%; 18 phiếu trả lời là còn hạn chế chiếm 29%; 32 phiếu trả lời chƣa tốt chiếm 52%;

Câu 3. Về công tác quy hoạch mạng lƣới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay?

Có 23 phiếu trả lời tốt chiếm 37%; 15 phiếu trả lời còn hạn chế chiếm 24%; 24 phiếu trả lời chƣa tốt chiếm 39%;

Câu 4. Về chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay?

Hầu hết các phiều điều tra đều cho rằng hiện nay chế tài xử phạt của các cơ quan quản lý nhà nƣớc là hợp lý. 52 ý kiến đƣợc hỏi cho rằng hợp lý chiếm 84%; còn lại 10 ý kiến đƣợc hỏi cho rằng chƣa hợp lý không đủ sức răn đe các hành vi vi phạm;

Câu 5. Về công tác quản lý chất lƣợng, số lƣợng và đo lƣờng trong kinh doanh xăng dầu hiện nay?

Trên 50% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng công tác quản lý đo lƣờng chất lƣợng hiện nay chƣa tốt với tổng số 42 phiếu chiếm 68%; 8 phiếu trả lời tốt còn lại 12 phiếu trả lời còn hạn chế;

Câu 6. Về công tác quản lý việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn hiện nay?

Có 25 phiếu trả lời cho rằng việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu là tốt chiếm 40%; 21 phiếu cho rằng chƣa tốt và 16 phiếu cho rằng còn hạn chế;

42

Câu 7. Về việc áp dụng mức giá co giãn tối đa 2% áp dụng cho những địa bàn xa cảng đầu mối?

Nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng mức độ co giãn giá tối đa là 2% là chƣa phù hợp đặc biệt đối với các tỉnh miền núi quá xa so với cảng đầu mối đạt 32 phiếu chiếm 52%, 25 ý kiến cho rằng đã hợp lý, 5 ý kiến cho rằng còn hạn chế;

Câu 8. Về việc áp dụng các chứng chỉ hành nghề bắt buộc theo quy định đối với những ngƣời bán xăng dầu?

Có 25 phiếu đƣợc hỏi cho rằng hợp lý chiếm 40% tuy nhiên cần phải tinh gọn về số chứng chỉ cần thiết cho mỗi công nhân bán hàng; 18 phiếu đƣợc hỏi cho rằng còn hạn chế và 19 phiếu trả lời cho rằng chƣa hợp lý;

Câu 9. Các kiến nghị đối với công tác quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang?

Cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng;

43

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

3.1. Khái quát về Thị trƣờng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tác động của những đặc điểm này đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang này đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía bắc, có vị trí quan trọng; Phía bắc và phía tây có tổng chiều dài 274km đƣờng biên giới giáp với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây - Trung quốc;

Giao thông duy nhất chỉ có đƣờng bộ, cách thủ đô Hà Nội 333 km trên trục quốc lộ 2 nối Hà Nội với cửa khẩu Thanh Thủy.

Về dân số: Dân số trung bình năm 2014 của Hà Giang là 792,154 nghìn ngƣời; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 100 ngƣời/km2; Dự báo đến năm 2020 khoảng 845 nghìn ngƣời (Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp).

Về kinh tế: Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 8,7%; Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời năm 2014 ƣớc đạt 17,64 triệu đồng/ngƣời/năm.

Thƣơng mại - dịch vụ có mức tăng trƣởng khá đã khai thác và phát huy lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, là cửa ngõ giao thƣơng, đầu mối nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với miền bắc Việt Nam, 8 cặp cửa khẩu nhỏ nhƣ Nà La - Xín Mần; Phó Bảng - Đồng Văn; Sơn Vĩ - Mèo Vạc; Bạch Đích - Yên Minh; Nghĩa Thuận - Quản Bạ; Thàng Tín - Hoàng Su Phì; Xín Chải, Lao Chải - Vị Xuyên; Mốc 198 - Xín Mần. Kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu có sự

44

tăng trƣởng khá trong những năm gần đây. Các khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên); Nam Quang - Huyện Bắc Quang nằm trong hệ thống khu công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt. Trong giai đoạn đến năm 2020 ƣu tiên chú trọng các ngành nghề: Công nghiệp xử lý, chế biến nông lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản và luyện kim…. Hai khu công nghiệp này bƣớc đầu đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần tăng thu ngân sách cũng nhƣ góp phần gia tăng tiêu thụ đối với sản phẩm xăng dầu; Du lịch ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều tour, tuyến đƣợc đƣa vào khai thác và có hiệu quả, đặc biệt là các tour đi thăm cao nguyên đá Đồng Văn góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế địa phƣơng;

Về công tác cải cách hành chính: Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, rà soát và đơn giản hóa toàn bộ thủ tục hành chính của các cấp có thẩm quyền giải quyết của các sở ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.

3.1.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – xã hội và kinh tế của tỉnh đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh

* Thuận lợi:

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, cơ sở hạ tầng, lao động… trong những năm gần đây liên tục có sự tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đổi mới, hệ thống đƣờng giao thông đang đƣợc đầu tƣ, các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất đƣợc đầu tƣ và mở rộng …;

Những yếu tố trên làm tăng nhu cầu đi lại của dân cƣ, tăng đầu tƣ mua

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 45)