3.4.3.1Nguyên nhân khách quan
- Do đặc thù của tỉnh là tỉnh vùng cao biên giới, cách xa trung tâm đầu mối.
- Do hạn chế của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. - Do các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng không đƣợc xác định giá xăng dầu mà chỉ thực thi quyền giám sát theo quy định của pháp luật.
3.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Do trong quản lý nhà nƣớc về xăng dầu chƣa tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng và nhiệm vụ kinh doanh. Việc không rõ ràng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý.
- Năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Số lƣợng nhân lực còn mỏng, kinh nghiệm quản lý không nhiều, kinh phí hạn chế…
77
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
4.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng và những đặc thù của Hà Giang
Thuận lợi: Tình hình kinh tế trong nƣớc sẽ phát triển ổn định hơn, lạm phát, suy giảm kinh tế từng bƣớc đƣợc khắc phục có hiệu quả, tạo nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tƣ phát triển. Diện mạo của tỉnh có nhiều thay đổi, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả; các chƣơng trình, dự án tiếp tục đƣợc triển khai, công tác cải cách hành chính tiếp tục đƣợc các cơ quan quản lý trên địa bàn quan tâm.
Với đà phát triển chung của Hà Giang, dự báo nhu cầu về xăng dầu cho đầu tƣ phát triển, cho tiêu dùng sẽ tăng theo hàng năm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khó khăn: Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo nhất cả nƣớc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thời tiết khí hậu diễn biến bất thƣờng, trình độ phát triển kinh tế đạt mức thấp so với mặt bằng chung trong cả nƣớc. Nguồn lực đầu tƣ phát triển của tỉnh chủ yếu vẫn dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng.
Đối với ngành xăng dầu trong thời gian tới nhà nƣớc tiếp tục điều hành xăng dầu trên cơ sở quy định giá tại 2 vùng đầu nguồn và xa đầu nguồn với mức tối đa là 2%. Với hiện trạng kinh doanh hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì việc thiết lập một thị trƣờng xăng dầu đảm bảo sự cạnh tranh và hiệu quả đối với các doanh nghiệp là điều khó khăn do quá xa đầu nguồn. Vì vậy để có thể thu hút đƣợc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào kinh doanh xăng dầu tại các vùng sâu, vùng xa đòi hỏi các đơn vị quản lý nhà nƣớc phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu;
78
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
4.2.1 Giải pháp đối với cơ chế kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
4.2.1.1 Đổi mới tư duy về kinh doanh xăng dầu, chuyển hẳn kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường
Đây là giải pháp quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu nói chung.
Giảm sự can thiệp của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng:
Ở mỗi nƣớc, tùy theo mục tiêu của từng thời kỳ mà mức độ can thiệp của Nhà nƣớc vào thị trƣờng khác nhau. Đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì mức độ can thiệp của Nhà nƣớc sâu hơn, mức độ điều tiết của chính phủ thƣờng vƣợt quá mức cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp trong nƣớc và bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng; Chính phủ cũng có xu hƣớng dùng các chính sách thuế và giá để kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trƣờng; Tuy nhiên các chính sách của Nhà nƣớc chỉ nên can thiệp gián tiếp vào thị trƣờng, tạo dựng môi trƣờng kinh doanh và khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, còn lại là do thị trƣờng quyết định.
Trao quyền định giá xăng dầu cho các doanh nghiệp:
Theo nghị định 83/2014/NĐ-CP thì giá xăng dầu đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Việc điều chỉnh giá của các thƣơng nhân đầu mối phải thực hiện theo đúng quy định về thời gian giữa 2 lần thay đổi giá (tăng giá và giảm giá) đồng thời phải gửi đăng ký giá cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền là liên Bộ Công thƣơng - Tài chính; còn đối với các thƣơng nhân phân phối xăng dầu thì căn cứ vào giá bán buôn phải quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình và không đƣợc cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công thƣơng - Tài chính công bố hoặc tối đa không vƣợt quá 2% so với giá cơ sở tại các địa bàn xa cảng đầu mối. Điều này không
79
phù hợp với cơ chế thị trƣờng, không đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi thực hiện đầu tƣ kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa.
Giải pháp đề xuất là cho phép các doanh nghiệp tự xác định giá kinh doanh cho mình, điều đó đảm bảo cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, muốn bán đƣợc hàng buộc các doanh nghiệp phải đầu tƣ đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Lúc đó mới thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở những vùng miền núi hải đảo xa trung tâm đầu mối;
Nhà nƣớc phải tạo dựng hành lang pháp lý, xây dựng thị trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho kinh doanh xăng dầu, các chính sách cần đƣợc hình hành và vận hành một cách toàn diện.
4.2.1.2 Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trong những năm gần đây cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh xăng dầu đã có nhiều thay đổi, qua đó đã phần nào tạo lập một thị trƣờng kinh doanh xăng dầu theo hƣớng phù hợp với sự phát triển chung của đất nƣớc cũng nhƣ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên các cơ chế, chính sách đó cần phải đƣợc cải cách đáng kể, cụ thể:
Chính sách thuế
Hiện nay xăng dầu là mặt hàng phải chịu các loại thuế nhƣ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trƣờng và Nhà nƣớc thƣờng dùng công cụ thuế bằng cách tăng giảm thuế nhập khẩu theo từng thời kỳ để thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn, việc này ảnh hƣởng đến nguồn thu của nhà nƣớc cũng nhƣ hạn chế tính chủ động đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy cần phải áp dụng mức thuế suất nhập khẩu một cách ổn định với mức thuế suất phù hợp để tạo sự bình đẳng giữa 2 nguồn
80
cung từ nhập khẩu và từ sản xuất trong nƣớc đồng thời cũng tạo đƣợc sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc xác định giá.
Nhà nƣớc cần quy định đối tƣợng nộp thuế môi trƣờng là những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kể cả các đại lý hay tổng đại lý bởi hiện nay chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là các công ty con của các Công ty đầu mối thì thực hiện nộp thuế môi trƣờng tại địa bàn đăng ký kinh doanh, còn các đại lý thì nộp tại các doanh nghiệp có đại lý điều đó dẫn đến tình trạng có những thƣơng nhân đầu mối có các đại lý ở khắp nơi, khắp các địa bàn trong cả nƣớc song chỉ nộp tổng thể thuế bảo vệ môi trƣờng ở một nơi điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến nguồn thu của cơ quan quản lý sở tại có các đại lý đóng chân.
Chính sách đối với thƣơng nhân
Chính sách đối với các thƣơng nhân cần phải đảm bảo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia sâu vào thị trƣờng xăng dầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Việc chuẩn hóa các điều kiện liên quan đến kinh doanh xăng dầu chính là điều kiện tốt để tạo môi trƣờng cho các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng.
Chuẩn hóa điều kiện kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi cho nhau khi không đủ năng lực vận hành hoặc không đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trƣờng xăng dầu, nâng tính linh hoạt trong kinh doanh.
Hiện nay chính phủ cũng đã quy định cụ thể điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối, các đại lý phân phối, các cửa hàng bán lẻ khi tham gia kinh doanh xăng dầu. Mỗi đối tƣợng đƣa ra những bộ điều kiện khác nhau bao gồm các điều kiện về cấp giấy phép kinh doanh, các điều kiện về cơ sở vật chất, hồ sơ đủ điều kiện phòng cháy chƣa cháy, điều kiện về cam kết bảo vệ môi trƣờng…
81
Các bộ điều kiện này đến nay đã tƣơng đối đầy đủ song để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì cần thiết phải điều chỉnh theo hƣớng tinh gọn cho phù hợp với sự phát triển. Ví dụ: hiện nay nếu theo quy định một ngƣời muốn bán xăng dầu phải có đủ 5 chứng chỉ theo quy định bao gồm: Chứng chỉ về bán xăng dầu, chứng chỉ về nghiệp vụ bảo vệ môi trƣờng, giấy chứng nhận nghiệp vụ quản lý đo lƣờng chất lƣợng xăng dầu, giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy và chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động;
Về cơ chế, chính sách giá
Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng Nhà nƣớc nên tạo cơ chế để doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ về giá, cạnh tranh về giá và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý và chỉ can thiệp thị trƣờng thông qua điều chỉnh môi trƣờng pháp lý.
Đổi mới về giá cũng cần phải xem xét đến các loại nhiên liệu có thể thay thế và hiện nay một số vùng trong nƣớc đã cho triển khai ra thị trƣờng xăng sinh học (gồm E5, E10) theo đó sẽ có tỷ lệ pha trộn giữa ethanol và xăng 92 theo tỷ lệ quy định và ethanol đƣợc sản xuất trong nƣớc từ nguồn nguyên liệu là sắn. Đây là mặt hàng mới đem lại nhiều lợi ích về môi trƣờng điều nay chính phủ cần phải có những ƣu đãi về giá hoặc tuyên truyền cho những ngƣời dân hiểu và tin dùng xăng sinh học; Bên cạnh đó đối với những vùng nhƣ Hà Giang là một tỉnh giáp biên với Trung quốc thì giá trong nƣớc cần phải có mặt bằng giá tƣơng đƣơng với các nƣớc có chung đƣờng biên giới để ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới bởi hiện nay giá dầu vào thời điểm ngày 12/12/2014 của xã Thiên Bảo - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có đƣờng biên giới giáp với Hà Giang có giá là: Xăng 93 là 7,4 nhân dân tệ = 25.900 đồng/lít; Dầu Điêzel là 6,5 nhân dân tệ = 22.750 đồng/lít; so sánh với giá thời điểm này tại Hà Giang là giá bán tối đa theo giá vùng 2: Xăng: 20.940 đồng/lít là: Điêzel là: 18.770 đồng/lít nhƣ vậy xăng ở Việt Nam thấp
82
hơn 19% so với Trung Quốc; và Điêzel ở Việt Nam thấp hơn 17% so với Trung Quốc; điều này nhiều khả năng sẽ xẩy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu quan biên giới.
Theo quy định mới nhất thì nhà nƣớc đã trao quyền tự chủ về giá cho doanh nghiệp và nhà nƣớc tham gia điều tiết giá cùng với doanh nghiệp khi có biến động về giá cả trên thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên việc Nhà nƣớc xác lập một chi phí bình quân chung cho các vùng thị trƣờng trong cả nƣớc hoặc cố định mức co giãn đƣợc phép điều chỉnh là 2% giữa các vùng thị trƣờng là mang tính bắt buộc điều đó cũng làm giảm tính chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng. Giải pháp ở đây là để các doanh nghiệp tự xác định giá kinh doanh cho mình, đảm bảo hoạt động kinh doanh, cách xác định giá giống nhƣ các hàng hóa thông thƣờng khác, dựa trên giá vốn, chi phí đầu vào và cung cầu trên thị trƣờng cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việc áp dụng giá bán theo chi phí cộng tới sẽ thu hút các nhà đầu tƣ tham gia vào tổ chức kinh doanh xăng dầu tại các địa bàn vùng sâu, xa có chi phí phát sinh cao.
Việc kiểm soát giá có thể thực hiện qua các biện pháp về chống độc quyền và những chính sách kiểm soát về thuế, các quy định có liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để đảm bảo việc kinh doanh đƣợc diễn ra lành mạnh theo quy luật thị trƣờng, không vi phạm các quy định của pháp luật.
Việc giá đƣợc xác định theo tình hình thị trƣờng và thực tế kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến việc điều chỉnh giá cả sẽ gắn chặt hơn đối với các biến động của thị trƣờng, giá sẽ tăng nếu giá các yếu tố đầu vào tăng và giá sẽ giảm nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm. Điều này sẽ tạo đƣợc thế chủ động cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức kinh doanh xăng dầu theo diễn biến của thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, chất lƣợng xăng dầu đảm bảo; mặt khác khi các doanh nghiệp
83
có lợi nhuận sẽ có điều kiện để tái sản xuất, đầu tƣ mở rộng các dịch vụ, thị trƣờng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng;
Một giải pháp khác có thể áp dụng là:
Đối với những vùng thị trƣờng thuận lợi có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh thì giá xăng dầu nên đƣợc thả nổi theo thị trƣờng bởi lúc này quyền quyết định sẽ vào tay ngƣời tiêu dùng, ngƣời tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và các doanh nghiệp muốn đứng vững đƣợc trên thị trƣờng phải đƣa ra mức giá phù hợp kèm theo những dịch vụ chăm sóc khách hàng và lúc này khách hang mới đúng theo nghĩa “thƣợng đế”.
Đối với những vùng khó khăn xa cảng đầu mối, không có cạnh tranh, chi phí kinh doanh cao, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu tất yếu cao hơn các vùng thị trƣờng khác, để tránh trƣờng hợp do độc quyền mà các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đẩy giá lên cao làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng thì có thể nhà nƣớc quy định giá bán tối đa phù hợp kèm theo đó là những chính sách hỗ trợ giá cho từng đơn vị sản phẩm bán ra trên thị trƣờng này đồng thời cũng tăng cƣờng những biện pháp giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để tránh những trƣờng hợp lợi dụng chính sách nhằm trục lợi tuy nhiên giải pháp này lại cần đến một khoản hỗ trợ tài chính của nhà nƣớc do vậy có thể cân nhắc khi áp dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; Bên cạnh đó tạo điều kiện có các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tƣ vào những vùng thị trƣờng khó khăn trong thủ tục thuê đất, miễn hoặc giảm tiền thuê đất hàng năm, ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…để dần dần cân bằng thị trƣờng;
Việc kiểm tra, kiểm soát giá bán và chất lƣợng xăng dầu trên thị trƣờng cũng cần đƣợc các cơ quan quản lý tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục bởi trên thực tế một số doanh nghiệp đã lợi dụng vấn đề này để trục lợi nhƣ: Chất lƣợng Điêzel 0,25S nhƣng lại treo biển bán Điêzel 0,05S…điều này khó đƣợc nhận biết chính xác bằng các biện pháp quan sát thông thƣờng.
84
4.2.2 Giải pháp đối với cơ chế kinh doanh xăng dầu ở Hà Giang
Trong điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay, Nhà nƣớc tiếp tục xác định giá bán tối đa cho các vùng thị trƣờng có cự ly xa so với cảng đầu mối nhƣ Hà Giang; Hiện nay trên địa bàn Hà Giang điểm gần trung tâm đầu mối