Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 41)

một điều rất khó khăn, phức tạp và còn nhiều bất cập.

Năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng: Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nhà nƣớc đã xây dựng và ban hành khá đầy đủ các công cụ để quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên để chính sách đi vào cuộc sống phải do đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực. Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ cũng nhƣ sự đầu tƣ về nguồn lực cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về xăng dầu còn chƣa mang tính đồng bộ, chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Cơ sở hạ tầng, các phòng thí nghiệm cũng nhƣ các thiết bị kiểm tra tại chỗ còn chƣa đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.3.3 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu doanh xăng dầu

Các yếu tố đánh giá là năng lực về vốn, về cơ sở vật chất và khả năng thích ứng với thị trƣờng, công tác quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…

1.4 Các giai đoạn phát triển của thị trƣờng xăng dầu và quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

Xăng dầu là mặt hàng có tính chiến lƣợc đối với mỗi quốc gia do đó Quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu luôn là đề tài đƣợc xã hội quan tâm. Trong lịch sử ngành xăng dầu thì Nhà nƣớc giữ các vai trò quản lý ở các cấp độ khác nhau nhƣ:

Từ năm 1988 trở về trƣớc: Giai đoạn này chỉ có một nguồn cung cấp xăng dầu từ Liên xô cũ và Nhà nƣớc trực tiếp phân phối, quy định giá bán và quản lý sử dụng. Hoạt động cung ứng đƣợc thực hiện thông qua một đầu mối duy nhất là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; Việc phân phối xăng dầu đƣợc thực hiện thông qua hình thức phân chia khối lƣợng xăng dầu cho các hộ sử dụng theo chỉ tiêu; Giá do Nhà nƣớc quy định thống nhất một mức giá trên mọi địa bàn, áp dụng cho mọi đối tƣợng.

32

Giai đoạn từ 1988 đến trƣớc năm 2000: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự gia tăng các đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa, từ một đầu mối duy nhất đến năm 1999 đã có 10 đầu mối nhập khẩu; Trong giai đoạn này Nhà nƣớc ban hành quy định giá tối đa, doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi tối đa; Nhà nƣớc sử dụng các công cụ nhƣ thuế nhập khẩu… để điều tiết. Trong giai đoạn này giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (khoảng 10USD/thùng) tƣơng đối ổn định do vậy Nhà nƣớc đã đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra… tuy nhiên, nhƣợc điểm trong cơ chế điều hành này là Nhà nƣớc giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài, thoát ly giá thế giới nên tạo ra tâm lý phản ứng của ngƣời sử dụng về thay đổi giá…;

Cuối giai đoạn này giá thế giới đã có những biến động mạnh, các chỉ tiêu nhƣ tăng trƣởng, lạm phát có nguy cơ bị phá vỡ, để ổn định kinh tế xã hội Nhà nƣớc đã sử dụng biện pháp bình ổn giá khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho ngƣời tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu.

Giai đoạn từ năm 2000 đến trƣớc thời điểm Nhà nƣớc công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng; Trong giai đoạn này nội dung và phƣơng thức điều hành kinh doanh xăng dầu vẫn chƣa có sự thay đổi so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên đã có sự đổi mới về quản lý giá: theo quyết định số 187/2003/QĐ-CP quy định về việc xác định giá định hƣớng: doanh nghiệp đầu mối đƣợc điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi +10% (đối với xăng) và +5% đối với các mặt hàng dầu; Hình thành giá bán vùng 2 (vùng xa cảng nhập khẩu) đƣợc phép cộng vào giá bán một phần chi phí vận tải nhƣng không đƣợc vƣợt quá 2% so với giá bán vùng gần cảng nhập khẩu;

Tuy nhiên vì những lý do khách quan mà sự đổi mới trong cơ chế điều hành giá tại Quyết định 187/2003/QĐ-CP chƣa đƣợc triển khai trên thực tế, Nhà nƣớc vẫn tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp đối với giá bán xăng dầu kể cả chiều tăng và giảm;

33

Giai đoạn từ ngày 16/9/2008 đến nay: Nhà nƣớc công bố chấm dứt bù giá, cơ chế quản lý về hoạt động xăng dầu đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Thị trƣờng xăng dầu đƣợc phát triển trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay có khoảng 19 đầu mối nhập khẩu xăng dầu với mạng lƣới phủ khắp trên toàn quốc. Trong giai đoạn này, nhà nƣớc đã ban hành khá nhiều văn bản quy định về kinh doanh xăng dầu nhƣ Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009 quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu, quy định về giá bán lẻ xăng dầu đƣợc thả nổi trong khuôn khổ cho phép và đặc biệt nghị định này quy định cụ thể việc kinh doanh xăng dầu hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Việc ban hành nghị định 84/2009/NĐ-CP đã có những tác động tích cực trong việc đảm bảo xăng dầu cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả trong thời gian qua. Song trong quá trình thực hiện nghị định 84/2009/NĐ-CP cũng bộc lộ nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc tính linh hoạt của cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ chƣa đƣợc vận hành đầy đủ theo đúng các quy định và mục tiêu đề ra. Nghị định 83/2014/NĐ-CP đƣợc chính phủ ban hành ngày 3/9/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014 đã đƣa ra một số điểm mới trong cơ chế điều hành giá xăng dầu đƣợc kỳ vọng là sẽ minh bạch công thức hình thành giá, quản lý chặt việc tăng, giảm giá..., khắc phục những bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của 3 bên liên quan là: Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

1.5 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xăng dầu tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp phát triển, trong chiến lƣợc phát triển nguồn năng lƣợng Hàn Quốc đã quan tâm xây dựng các nhà máy lọc dầu từ rất sớm do đó ổn định đƣợc nguồn cung trong nƣớc. Hiện nay kinh doanh

34

xăng dầu tại Hàn Quốc là thị trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy luật phát triển của cơ chế thị trƣờng bởi:

Thứ nhất: Chính phủ Hàn quốc đã mở rộng nhiều thành phần tham gia bán lẻ xăng dầu, các thành phần tham gia thị trƣờng bán lẻ đều đƣợc tự quyết định giá bán lẻ và chi phí kinh doanh. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên bƣớc ngoặt cạnh tranh của thị trƣờng, tạo ra động lực và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng quy luật thị trƣờng; Giá của mặt hàng xăng dầu đƣợc niêm yết tại nơi bán hàng và ở mỗi cửa hàng là khác nhau do chiến lƣợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nơi nào có chi phí cao thì giá cao - phù hợp với quy luật của thị trƣờng, doanh nghiệp nào có khả năng chịu đƣợc áp lực cạnh tranh thì tồn tại còn không sẽ bị đào thải; Tuy nhiên không phải ngƣời tiêu dùng nào cũng chọn nơi có giá bán thấp, nhiều ngƣời lựa chọn giá bán cao bởi những lợi ích mà họ đƣợc hƣởng từ những dịch vụ khác đem lại;

Thứ hai là khả năng cung ứng dịch vụ tốt nhất tại các cửa hàng kinh doanh dầu, ngoài việc bố trí sắp xếp nơi bán hàng còn phải tạo ra nhiều loại hình dịch vụ để chăm sóc khách nhƣ dịch vụ rửa xe, thay thế phụ tùng, mua bán hàng hóa thông thƣờng; Ngoài ra các cột bơm đều hiện đại với công nghệ tự động, các khách hàng có thể tự bơm xăng dầu và thanh toán bằng thẻ tín dụng và đƣợc giám sát qua hệ thống camera do vậy tiết kiệm đƣợc số nhân viên trong cửa hàng; các cửa hàng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về công tác phòng cháy chữa cháy và môi trƣờng;

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội và Lào Cai Lào Cai

Hà Nội, Lào Cai hay Hà Giang đều chịu sự điều chỉnh chung của các quy định về quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên ở một số tỉnh việc áp dụng các cơ chế chính sách vào thực hiện có những điểm phù hợp có thể áp dụng tại Hà Giang cụ thể:

35

Tại Hà Nội: Là thành phố lớn, có cự ly vận chuyển gần so với đầu mối nhập khẩu, đây là thị trƣờng hiệu quả có chi phí thấp do vậy tập trung hầu hết tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu. Do vậy để thị trƣờng xăng dầu đảm bảo hoạt động lành mạnh, các cơ quan chức năng của thành phố nhƣ Sở Công thƣơng đã phối hợp với các cơ quan nhƣ Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Sở Khoa học công nghệ, Sở Giao thông vận tải định kỳ lên kế hoạch kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu qua đó phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, thực hiện xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu nhƣ: Vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trƣờng, chất lƣợng, số lƣợng, các giấy phép kinh doanh, quy hoạch…

Bên cạnh đó để xác định chính xác mức độ sai phạm của những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các đơn vị quản lý của Nhà nƣớc tại Hà Nội đã đƣợc trang bị những phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy test nhanh… tại địa bàn Hà Nội có nhiều phòng hóa nghiệm có thể cho kết quả ngay để xác định sai phạm; Mặt khác đội ngũ cán bộ đông đảo có đủ trình độ và chứng chỉ hoạt động đối với các thiết bị kiểm tra.

Tại Lào Cai: Là thị trƣờng có những điểm tƣơng đồng đối với tỉnh Hà Giang nhƣ tỉnh biên giới, xa trung tâm đầu mối…Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tỉnh Lào Cai đã thực hiện lập quy hoạch phù hợp với thị trƣờng, yêu cầu các cửa hàng giáp biên giới thực hiện giờ mở cửa, bán hàng theo đúng quy định của Bộ Công thƣơng áp dụng đối với những vùng giáp biên.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm

Đối với Việt Nam:

Bài học về sự can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu: Ở các nƣớc phát triển, mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trƣờng xăng dầu thƣờng ở mức tối thiểu, hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc vận hành đầy đủ theo cơ chế thị trƣờng. Còn ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì mức

36

độ can thiệp vào thị trƣờng xăng dầu của Chính phủ sâu hơn điều đó đã không tạo ra động lực đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nhƣ hiện nay quy định về chi phí cố định, mức độ chênh lệch giá giữa vùng 1 và vùng 2 là 2% dẫn đến tình trạng 1 lít xăng dầu ở Đồng Văn - Hà Giang bằng 1 lít xăng dầu trung tâm thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) cách nhau gần 400km.

Bài học về đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế và đây là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này là hữu hạn do vậy việc tổ chức khai thác phải đảm bảo phù hợp đồng thời phải tìm kiếm nguồn tài nguyên thay thế. Bên cạnh đó phải xây dựng các nhà máy lọc dầu phù hợp để chế biến ra thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của đất nƣớc;

Đối với Tỉnh Hà Giang: Bài học về công tác quản lý:

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang trong việc lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn chặn những sai phạm làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ môi trƣờng sống;

+ Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về xăng dầu tại tỉnh Hà Giang nên đầu tƣ về con ngƣời, cơ sở vật chất để có thể kiểm tra xác minh các sai phạm xẩy ra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

37

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu vấn đề: Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp Lịch sử và logic

Đây là phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Phƣơng pháp lịch sử: Do các đối tƣợng nghiên cứu luôn biến đổi, phát triển theo hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục đƣợc biểu hiện trong sự đa dạng và phức tạp. Nên để nghiên cứu đối tƣợng, ta phải thông qua mô tả bề ngoài để nêu bật tính quy luật, bản chất của đối tƣợng.

Phƣơng pháp logic: Nghiên cứu quá trình phát triển của đối tƣợng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng chung. Phƣơng pháp này phải đi sâu vào phân tích, so sánh để tìm ra bản chất, nắm chắc bƣớc phát triển tất yếu của đối tƣợng nghiên cứu.

Hai phƣơng pháp này có mối liên hệ thống nhất, không tách rời nhau. Đối với nghiên cứu về Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang , sử dụng hai phƣơng pháp này trong nghiên cứu để phân tích các nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ cụ thể là trong bối cảnh lịch sử từ năm 2010 đến 2014 và điều kiện cụ thể của tỉnh Hà Giang, một tỉnh miền núi vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn.

2.1.2. Phương pháp Phân tích và Tổng hợp

Phƣơng pháp Phân tích: Là việc phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tƣợng cần nghiên cứu.

38

Phƣơng pháp Tổng hợp: Là quy trình ngƣợc với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm đƣợc cái chung khái quát của đối tƣợng nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã phân theo mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng cần nghiên cứu. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ các quy định của nhà nƣớc về quản lý kinh doanh xăng dầu nói chung, phân cấp cho tỉnh và các sở ban ngành trong việc quản lý…

2.2 Địa bàn nghiên cứu

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang

2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu

Các thông tin và số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 41)