bàn tỉnh Hà Giang
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chủ yếu áp dụng phƣơng pháp hành chính trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, thông qua các quy định bắt buộc của Nhà nƣớc mà cụ thể là nghị định số 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Biện pháp giáo dục chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, do vậy trong công tác quản lý còn nhiều bất cập, nặng về xử phạt;
3.3 Những yếu tố tác động đến công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3.3.1. Nhu cầu xăng dầu
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, xăng dầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân trên địa bàn; nhu cầu xăng dầu trong những năm gần đây tƣơng đối ổn định và có sự tăng trƣởng đáng kể so với những năm trƣớc năm 2009 (Bảng 3.5).
68
Bảng 3.5 Nhu cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang 2014 và Dự kiến nhu cầu giai đoạn 2015-2018
Đvt: lít
2014 Dự kiến 2015 Dự kiến 2016 Dự kiến 2017 Dự kiến 2018
63.000.000 66.000.000 69.000.000 72.000.000 74.000.000
(Nguồn: Báo cáo khảo sát thị trường Công ty Xăng dầu Hà Giang)
Nhu cầu xăng dầu tăng dần qua hàng năm, và phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ. Theo báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn từ nay đến năm 2020 ƣớc đạt khoảng 7,7%/năm. Nhƣ vậy, nếu tính tƣơng quan giữa mức tăng trƣởng kinh tế với mức tăng trƣởng về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thì nhu cầu xăng dầu trong những năm tới sẽ ở mức cao. Mặt khác, do sự mở rộng các ngành nông nghiệp và công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong việc sử dụng máy móc, thiết bị trong các ngành sản xuất này.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân; do vậy việc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng có một vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định xã hội và lạm phát đặc biệt đối với một tỉnh miền núi có cự ly vận chuyển xa tính từ trung tâm đầu mối, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc có đời sống kinh tế khó khăn, dân trí thấp.
Đối với xăng dầu để đảm bảo nền kinh tế xã hội phát triển ổn định, Nhà nƣớc cần thống nhất công tác quản lý trên cơ sở vận hành theo cơ chế thị trƣờng.
3.2.2 Cung xăng dầu
Trên cả nƣớc đến cuối tháng 7/2014 có 19 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu gồm:
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Tập đoàn dầu khí Việt Nam
69 Công ty hóa dầu quân đội (Mipec)
Công ty TNHH MTV dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) Công ty thƣơng mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)
Tổng công ty xăng dầu quân đội Công ty xăng dầu Hằng hải Việt Nam
Công ty thƣơng mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ Công ty TNHH điện lực Hiệp Phƣớc
Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco) Công ty CP nhiên liệu bay
Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà
Công ty lọc hóa dầu Nam Việt (Nam Việt oil) Công CP dầu khí Đông Dƣơng
Công ty xăng dầu và Dịch vụ Hằng hải STS Công ty CP TM Đầu tƣ Dầu khí Nam Sông Hậu Công ty CP xăng dầu Thái Sơn Bộ quốc phòng Công ty CP Dƣơng Đông Hóa Phú
Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang mới chỉ xuất hiện 3 đầu mối cung ứng xăng dầu thông qua các công ty con hoặc đại lý gồm: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Thƣơng mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Các nhà cung cấp xăng dầu chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 73% 73% 73% 77% 76%
Tập đoàn dầu khí Việt Nam 15% 16% 11% 11% 12%
Tổng công ty Thƣơng mại xuất nhập
khẩu Thanh Lễ 0% 0% 5% 5% 12%
Đại lý của đầu mối khác 12% 11% 11% 7% 0
70
Trong tổng số các cửa hàng bán xăng dầu trên toàn tỉnh năm 2014 thì Công ty xăng dầu Hà Giang (Công ty con của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) sở hữu nhiều cửa hàng bán xăng dầu nhất và có vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trƣờng; Đầu mối còn lại sở hữu số lƣợng ít cửa hàng hoặc có các đại lý trực thuộc chủ yếu nằm ở những khu tập trung dân cƣ và đô thị.
3.2.3 Giá xăng dầu
Theo nghị định số 84/2009/NĐ-CP và nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì giá xăng dầu đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Song thực tế việc xác định giá hiện nay vẫn còn bị giới hạn bởi các quy định quản lý Nhà nƣớc. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cùng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp mà chủ yếu là vốn nhà nƣớc do tỷ trọng chi phối kinh doanh xăng dầu các Tập đoàn Nhà nƣớc là rất lớn (gồm Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam).
Khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP đƣợc Chính phủ ban hành và tại thông tƣ số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ tài chính hƣớng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo đó quy định chi phí bán lẻ bình quân giữa các vùng trong cả nƣớc đối với xăng, dầu điêzen, dầu hoả tối đa: 600 đồng/lít; Chi phí bán buôn bình quân giữa các vùng trong cả nƣớc đối với dầu madut tối đa: 400 đồng/kg. Các mức chi phí kinh doanh định mức tối đa trên sẽ đƣợc Bộ Tài chính Thông báo điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thƣơng nhân đầu mối trong từng thời kỳ.
Thời điểm 20h ngày 28/3/2013 theo thông báo số 135/TB-BTC của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức xăng dầu và thông báo số 308/TB-BTC ngày 28/8/2013 về việc điều chỉnh một số nội dung tại
71
thông báo số 135/TB-BTC thì chi phí đƣợc điều chỉnh nhƣ sau: Chi phí kinh
doanh định mức tối đa để tính giá cơ sở:
Đối với xăng, dầu điêzen, dầu hỏa: 860 đồng/lít (bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ); Đối với dầu mazut: 500 đồng/kg (chi phí bán buôn).
Trong cơ cấu chi phí kinh doanh định mức trên đây đã bao gồm thù lao dành cho tổng đại lý, đại lý khi nhận xăng, dầu tại cửa kho của thƣơng nhân đầu mối do thƣơng nhân đầu mối thỏa thuận với tổng đại lý, đại lý. Mức thù lao của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối dành cho từng tổng đại lý, đại lý của từng hóa đơn xuất bán cụ thể đối với các chủng loại xăng, dầu không đƣợc vƣợt quá chi phí kinh doanh định mức quy định trên đây.
Mức thù lao dành cho mỗi tổng đại lý, đại lý do Hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch và Ban giám đốc của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối xem xét quyết định đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị mình theo nguyên tắc:
- Đối với những tổng đại lý, đại lý có cửa hàng xăng dầu năm trong phạm vi 50km tính từ kho của thƣơng nhân đầu mối đến cửa kho của tổng đại lý, đại lý: mức thù lao bình quân cả năm tối đa không vƣợt quá 50% mức chi phí kinh doanh định mức trong năm tài chính.
- Đối với những tổng đại lý, đại lý có cửa hàng bán lẻ xăng dầu năm ngoài phạm vi nói trên: mức thù lao đƣợc xác định đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, công bằng giữa các tổng đại lý, đại lý.
- Mức thù lao này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển từ cửa kho của thƣơng nhân đầu mối đến kho của Tổng đại lý, đại lý.
Từ khi Nghị định 83/2014/NĐ-CP ra đời, theo thông tƣ hƣớng dẫn thì chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lƣu thông xăng dầu trong nƣớc (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thƣơng nhân đầu mối để tính giá cơ sở từ ngày 1/11/2014 theo mức tối đa là: Chi phí kinh
72
doanh bình quân định mức đối với các loại xăng: 1.050 đ/lít; Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại Điêzel, dầu hỏa là 950 đ/lít tt; Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại Dầu ma zút là 600 đ/kg;
Đối với các địa bàn xa cảng đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (đƣợc kiểm toán nhà ƣớc hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn so với mức quy định trên, thƣơng nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời đƣợc quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhƣng giá bán không vƣợt quá 2% giá cơ sở công bố cùng thời điểm;
Lợi nhuận định mức trƣớc thuế là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nƣớc của các thƣơng nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là: 300 đồng/lít, kg và sẽ đƣợc Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thƣơng nhân đầu mối trong từng thời kỳ.
Lợi nhuận thực tế thu đƣợc trong kinh doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thƣơng nhân.
Mặc dù chi phí định mức là do Bộ tài chính xây dựng song trên thực tế việc xác định các chi phí hợp lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn. Đơn cử nhƣ đối với địa bàn Thành phố Hà Giang cách xa đầu mối (là Cảng B12 – Quảng Ninh) năm 2014 chi phí vận chuyển lên đến thành phố Hà Giang là 774 đồng; chi phí vận chuyển lên đến Đồng Văn là 1.160 đồng/lít (nguồn báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014 - Cty Xăng dầu Hà Giang); mặt khác do là địa bàn vùng núi cao có nhiệt động thấp đặc biệt là các huyện vùng cao núi đá phía bắc thông thƣờng nhiệt độ của xe hàng nhập thƣờng thấp hơn từ 7 độ đến 10 độ dẫn đến chi phí hao hụt tăng cao đây là do đặc điểm và tính chất lý hóa của mặt hàng xăng dầu; chƣa kể đến các khoản chi phí nhƣ tiền lƣơng, khấu hao, chi phí cho ngƣời lao động ….
73
Nhƣ vậy việc xác định chi phí cố định và mức giá co giãn tối đa 2% theo quy định của Nhà nƣớc sẽ không đảm bảo về quyền lợi của các doanh nghiệp cũng nhƣ của nhà nƣớc, không khuyến khích đƣợc các thành viên trong xã hội tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu, nơi thì nhiều, nơi thì ít hoặc không có do không đảm bảo về lợi nhuận. Hiện nay ở tất cả các cửa hàng tuyến vùng cao phía bắc Hà Giang duy nhất chỉ có thƣơng nhân kinh doanh duy nhất là Công ty xăng dầu Hà Giang, còn các doanh nghiệp khác không chấp nhận đầu tƣ do không đủ bù đắp chi phí;
3.4 Đánh giá chung
3.4.1 Những thành tựu của quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong thời gian qua công tác quản lý kinh doanh xăng dầu đã có những tác động tích cực đến thực tiễn. Đến nay Nhà nƣớc đã hình thành đƣợc hệ thống các cơ chế, chính sách trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Các chính sách này đã và đang tiếp tục phát huy những mặt tích cực góp phần ổn định và phát triển thị trƣờng xăng dầu nói chung và thị trƣờng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
Cơ chế chính sách quản lý Nhà nƣớc đã gỡ bỏ tình trạng độc quyền, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đủ điều kiện đều có thể tham gia thị trƣờng xăng dầu. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trƣờng, sự cạnh tranh này tạo ra những ƣu thế đối với thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng; các doanh nghiệp đều phải cố gắng giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, vận chuyển bằng phƣợng tiện hiệu quả nhất, xây dựng những dịch vụ tối ƣu nhất để phục vụ khách hàng.
Việc cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu đã thu hút đƣợc các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn tham gia vào việc bán lẻ trực tiếp xăng dầu cho ngƣời tiêu
74
dùng chủ yếu tại các địa bàn trung tâm, nơi tập trung đông dân cƣ và có thuận lợi về địa lý.
Cơ chế điều hành giá xăng dầu đã góp phần ổn định kinh tế. Thực chất tại địa bàn Hà Giang, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều thực hiện bán theo giá tối đa vùng 2 (mặc dù có thể bán thấp hơn để cạnh tranh) để bù đắp chi phí do xa cảng đầu nguồn chi phí vận chuyển lớn. Các cơ quan quản lý trên địa bàn chỉ có trách nhiệm giám sát việc bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không đƣợc vƣợt giá tối đa theo quy định của Nhà nƣớc. Và việc điều chỉnh giá tại địa bàn Hà Giang cũng áp dụng theo sự điều chỉnh giá chung trên cả nƣớc theo giá thế giới cũng đã góp phần ổn định kinh tế và đời sống của nhân dân trong từng thời kỳ.
Xét về khía cạnh ngƣời tiêu dùng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giúp cho ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, uy tín nhất trên thị trƣờng.
Quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua đã tạo ra đƣợc nguồn thu rất lớn cho ngân sách tính trên sản lƣợng tiêu thụ hàng năm. Theo báo cáo thuế hàng năm của Cục thuế tỉnh Hà Giang thì số thu thuế đối với mặt hàng xăng dầu (gồm thuế GTGT, thuế môi trƣờng) đứng thứ 2 trong toàn tỉnh sau mặt hàng khoáng sản.
3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu nói chung còn nhiều bất cập, nhiều nơi chƣa phù hợp với tỉnh hình thực tế đặc biệt là đối với nơi nhƣ Hà Giang là địa bàn xa cảng đầu mối.
Công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, chống gian lận thƣợng mại trong kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập. Theo các văn bản thì các quy định về kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc là rất đầy đủ và chặt chẽ.
75
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công tác kiểm tra giám sát tại các cơ quan chức năng tại địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn do nhân lực mỏng, thiếu cơ sở vật chất và những trang thiết bị cần thiết; cơ chế phối hợp giữa các ngành, lực lƣợng còn chƣa đồng bộ; kinh phí phục vụ cho công tác này còn nhiều hạn chế nên khó khăn trong việc kiểm tra định kỳ hoặc thƣờng xuyên.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện còn nhiều yếu kém ngoại trừ những cửa hàng do Công ty Xăng dầu Hà Giang đầu tƣ còn lại đa số các cửa hàng xăng dầu do tƣ nhân đầu tƣ đều kém về hình thức, chất lƣợng từ đó dẫn đến công tác phục vụ bị giảm sút; nhiều cửa hàng bán xăng dầu không đảm bảo những điều kiện nhƣng vẫn tồn tại, nhiều cửa hàng vì trục lợi thƣơng mại mà có thể nêu ra những lý do bất hợp lý nhƣ mất điện, hỏng cột bơm… để đầu cơ găm hàng vào những lúc chuẩn bị lên giá hoặc ngang nhiên bán hàng không thông qua những dụng cụ đong đếm đƣợc kiểm định … những điểm bán này ngoài việc gây mất an toàn còn là nguồn gốc của việc trốn lậu thuế, bán thiếu cho khách hàng, xăng dầu chất lƣợng kém, gây ô nhiễm môi trƣờng, làm thất thu cho ngân sách địa phƣơng, gây hại