Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 37)

Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nƣớc lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.

Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, cũng nhƣ các hoạt động kinh tế xã hội khác nhà nƣớc sử dụng các phƣơng pháp nhƣ:

1.2.3.1 Phương pháp hành chính

Đây là phƣơng pháp mang tính bắt buộc, tính quyền lực, “là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước để tạo ra sự phục tùng của các cá nhân, tổ

chức trong hoạt động kinh doanh xăng dầu” (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn

Bƣu, 2008, trang 131).

Nhà nƣớc tạo ra một khung pháp lý nhất định, nhà nƣớc ban hành các chính sách mà gần đây nhất là nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu trong đó quy định rõ đối tƣợng, những thủ tục hành chính nhƣ thủ tục đăng ký kinh doanh, xác định giá, điều chỉnh giá, cơ sở vật chất, điều kiện về an toàn cháy nổ, môi trƣờng…; những quy định về chất lƣợng, số lƣợng xăng dầu khi cung cấp ra thị trƣờng theo các bộ quy chuẩn nhất định… đây là những điều kiện bắt buộc đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng nhƣ tạo ra khung pháp lý cho các chủ thể kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật; đồng thời đối với các chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nƣớc căn cứ vào các quy định của nhà nƣớc để thực hiện công việc quản lý của mình.

28

1.2.3.2 Phương pháp kinh tế

Phƣơng pháp kinh tế trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của nhà nƣớc, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hƣớng dẫn, lên đối tƣợng quản lý của nhà nƣớc về kinh tế nhằm làm cho họ quan tâm tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2008, trang 132).

Trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu nhà nƣớc cũng thực hiện phƣơng pháp kinh tế nhƣ: ƣu đãi thuế đối với những mặt hàng mới đƣa vào sử dụng có ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng, dự kiến Bộ Tài chính có thể sẽ trình Chính phủ về việc ƣu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng xăng sinh học trong thời gian tới. Các đơn vị đầu mối căn cứ vào điều kiện thực tế để có sự lựa chọn đem lại hiệu quả kinh tế;

1.2.3.3 Phương pháp giáo dục

Phƣơng pháp giáo dục trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế là cách thức tác động của Nhà nƣớc vào nhận thức và tình cảm của những con ngƣời thuộc đối tƣợng quản lý của nhà nƣớc về kinh tế, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2008, trang 136).

Trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu nhà nƣớc cũng thực hiện phƣơng pháp giáo dục nhƣ tuyên truyền, giáo dục thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng… cho những cán bộ làm công tác quản lý phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình; các chủ thể kinh doanh cần phải có đạo đức nghề nghiệp…

1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý kinh doanh xăng dầu

Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu cần phải xác định các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý này.

29

Ở Hà Giang hoạt động kinh doanh xăng dầu chỉ diễn ra ở khâu phân phối do vậy có những nhóm nhân tố tác động sau: (i) Tƣ duy nhận thức và năng lực điều hành quản lý của Nhà nƣớc; (ii) Nhóm nhân tố về thị trƣờng xăng dầu; (iii) Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các chủ thể kinh doanh;

1.3.1 Nhóm nhân tố về tư duy nhận thức quản lý và năng lực điều hành quản lý của Nhà nước quản lý của Nhà nước

Tƣ duy nhận thức là cơ sở cho việc hình thành các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, năng lực quản lý điều hành của Nhà nƣớc quyết định tới xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách; (Nguyễn Duyên Cƣờng, 2010, trang 80).

Nhận thức đƣợc tính cấp thiết của việc phải quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu giúp cho các cán bộ quản lý xây dựng những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Thấy rõ đƣợc vai trò quan trọng của Nhà nƣớc trong việc xây dựng thị trƣờng, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh… Nhà nƣớc tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh theo đúng pháp luật, tạo quyền chủ động cho các chủ thể kinh doanh xăng dầu;

Đối với các tỉnh biên giới nhƣ Hà Giang, Nhà nƣớc đã ban hành chính sách đối với các tỉnh biên giới, trong đó quy định cụ thể về giờ bán hàng, số lƣợng bán cho các khách hàng là ngƣời nƣớc ngoài;

Năng lực quản lý của các cơ quan chức năng có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi, đƣa các chính sách đi vào cuộc sống.

1.3.2 Nhóm nhân tố về thị trường

Nhu cầu về xăng dầu: Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có tác động tới toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, nếu không đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thì sẽ có tác động đến lạm phát (Nguyễn Duyên Cƣờng, 2010, trang 82).

30

Hiện nay nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Do vậy nhà nƣớc phải đảm bảo quản lý thống nhất trên cơ sở vận hành theo cơ chế thị trƣờng để đảm bảo ổn định phát triển kinh tế xã hội;

Nguồn cung xăng dầu:

Hiện nay Việt Nam đã sản xuất và cung cấp đƣợc khoảng trên 30% số lƣợng nhu cầu xăng dầu ra thị trƣờng. Nhƣ vậy, một bộ phận lớn nguồn cung xăng dầu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu do vậy các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc chủ động đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm xăng dầu và phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trƣờng xăng dầu thế giới.

Cho đến tháng 7 năm 2014 có 19 đầu mối nhập khẩu xăng dầu phá bỏ dần thế độc quyền, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh; tuy nhiên lƣợng cung ứng của mạng lƣới của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam vẫn chiếm đa số trên thị trƣờng trung bình khoảng 50% thị phần cả nƣớc. Tuy nhiên, thị phần phân bố không đều ở các vùng thị trƣờng, trong khi khu vực miền núi và trung du thị phần chiếm trên 70% thì tại các vùng thị trƣờng kinh doanh có hiệu quả (gần cảng đầu mối, các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc), thị phần của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% và đang có xu hƣớng giảm (Nguồn: Báo cáo tổng kết Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam).

Giá cả xăng dầu trên thị trƣờng: Hiện nay giá bán xăng dầu đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Giá xăng dầu đƣợc xác lập trên cơ sở giá vốn, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp (theo Thông tƣ liên tịch 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014 thì chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với xăng là 1.050đ/lít thực tế; đối với dầu điêzel và dầu hỏa là 950 đ/lít thực tế; dầu mazut là 600đ/kg và lợi nhuận định mức là 300đ/lít,kg). Tuy nhiên trên thực

31

tế việc xác định chi phí hợp lý của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là một điều rất khó khăn, phức tạp và còn nhiều bất cập.

Năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng: Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nhà nƣớc đã xây dựng và ban hành khá đầy đủ các công cụ để quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên để chính sách đi vào cuộc sống phải do đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực. Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ cũng nhƣ sự đầu tƣ về nguồn lực cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về xăng dầu còn chƣa mang tính đồng bộ, chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Cơ sở hạ tầng, các phòng thí nghiệm cũng nhƣ các thiết bị kiểm tra tại chỗ còn chƣa đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.3.3 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu doanh xăng dầu

Các yếu tố đánh giá là năng lực về vốn, về cơ sở vật chất và khả năng thích ứng với thị trƣờng, công tác quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…

1.4 Các giai đoạn phát triển của thị trƣờng xăng dầu và quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

Xăng dầu là mặt hàng có tính chiến lƣợc đối với mỗi quốc gia do đó Quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu luôn là đề tài đƣợc xã hội quan tâm. Trong lịch sử ngành xăng dầu thì Nhà nƣớc giữ các vai trò quản lý ở các cấp độ khác nhau nhƣ:

Từ năm 1988 trở về trƣớc: Giai đoạn này chỉ có một nguồn cung cấp xăng dầu từ Liên xô cũ và Nhà nƣớc trực tiếp phân phối, quy định giá bán và quản lý sử dụng. Hoạt động cung ứng đƣợc thực hiện thông qua một đầu mối duy nhất là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; Việc phân phối xăng dầu đƣợc thực hiện thông qua hình thức phân chia khối lƣợng xăng dầu cho các hộ sử dụng theo chỉ tiêu; Giá do Nhà nƣớc quy định thống nhất một mức giá trên mọi địa bàn, áp dụng cho mọi đối tƣợng.

32

Giai đoạn từ 1988 đến trƣớc năm 2000: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự gia tăng các đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa, từ một đầu mối duy nhất đến năm 1999 đã có 10 đầu mối nhập khẩu; Trong giai đoạn này Nhà nƣớc ban hành quy định giá tối đa, doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi tối đa; Nhà nƣớc sử dụng các công cụ nhƣ thuế nhập khẩu… để điều tiết. Trong giai đoạn này giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (khoảng 10USD/thùng) tƣơng đối ổn định do vậy Nhà nƣớc đã đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra… tuy nhiên, nhƣợc điểm trong cơ chế điều hành này là Nhà nƣớc giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài, thoát ly giá thế giới nên tạo ra tâm lý phản ứng của ngƣời sử dụng về thay đổi giá…;

Cuối giai đoạn này giá thế giới đã có những biến động mạnh, các chỉ tiêu nhƣ tăng trƣởng, lạm phát có nguy cơ bị phá vỡ, để ổn định kinh tế xã hội Nhà nƣớc đã sử dụng biện pháp bình ổn giá khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho ngƣời tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu.

Giai đoạn từ năm 2000 đến trƣớc thời điểm Nhà nƣớc công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng; Trong giai đoạn này nội dung và phƣơng thức điều hành kinh doanh xăng dầu vẫn chƣa có sự thay đổi so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên đã có sự đổi mới về quản lý giá: theo quyết định số 187/2003/QĐ-CP quy định về việc xác định giá định hƣớng: doanh nghiệp đầu mối đƣợc điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi +10% (đối với xăng) và +5% đối với các mặt hàng dầu; Hình thành giá bán vùng 2 (vùng xa cảng nhập khẩu) đƣợc phép cộng vào giá bán một phần chi phí vận tải nhƣng không đƣợc vƣợt quá 2% so với giá bán vùng gần cảng nhập khẩu;

Tuy nhiên vì những lý do khách quan mà sự đổi mới trong cơ chế điều hành giá tại Quyết định 187/2003/QĐ-CP chƣa đƣợc triển khai trên thực tế, Nhà nƣớc vẫn tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp đối với giá bán xăng dầu kể cả chiều tăng và giảm;

33

Giai đoạn từ ngày 16/9/2008 đến nay: Nhà nƣớc công bố chấm dứt bù giá, cơ chế quản lý về hoạt động xăng dầu đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Thị trƣờng xăng dầu đƣợc phát triển trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay có khoảng 19 đầu mối nhập khẩu xăng dầu với mạng lƣới phủ khắp trên toàn quốc. Trong giai đoạn này, nhà nƣớc đã ban hành khá nhiều văn bản quy định về kinh doanh xăng dầu nhƣ Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009 quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu, quy định về giá bán lẻ xăng dầu đƣợc thả nổi trong khuôn khổ cho phép và đặc biệt nghị định này quy định cụ thể việc kinh doanh xăng dầu hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Việc ban hành nghị định 84/2009/NĐ-CP đã có những tác động tích cực trong việc đảm bảo xăng dầu cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả trong thời gian qua. Song trong quá trình thực hiện nghị định 84/2009/NĐ-CP cũng bộc lộ nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc tính linh hoạt của cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ chƣa đƣợc vận hành đầy đủ theo đúng các quy định và mục tiêu đề ra. Nghị định 83/2014/NĐ-CP đƣợc chính phủ ban hành ngày 3/9/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014 đã đƣa ra một số điểm mới trong cơ chế điều hành giá xăng dầu đƣợc kỳ vọng là sẽ minh bạch công thức hình thành giá, quản lý chặt việc tăng, giảm giá..., khắc phục những bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của 3 bên liên quan là: Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

1.5 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xăng dầu tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp phát triển, trong chiến lƣợc phát triển nguồn năng lƣợng Hàn Quốc đã quan tâm xây dựng các nhà máy lọc dầu từ rất sớm do đó ổn định đƣợc nguồn cung trong nƣớc. Hiện nay kinh doanh

34

xăng dầu tại Hàn Quốc là thị trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy luật phát triển của cơ chế thị trƣờng bởi:

Thứ nhất: Chính phủ Hàn quốc đã mở rộng nhiều thành phần tham gia bán lẻ xăng dầu, các thành phần tham gia thị trƣờng bán lẻ đều đƣợc tự quyết định giá bán lẻ và chi phí kinh doanh. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên bƣớc ngoặt cạnh tranh của thị trƣờng, tạo ra động lực và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng quy luật thị trƣờng; Giá của mặt hàng xăng dầu đƣợc niêm yết tại nơi bán hàng và ở mỗi cửa hàng là khác nhau do chiến lƣợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nơi nào có chi phí cao thì giá cao - phù hợp với quy luật của thị trƣờng, doanh nghiệp nào có khả năng chịu đƣợc áp lực cạnh tranh thì tồn tại còn không sẽ bị đào thải; Tuy nhiên không phải ngƣời tiêu dùng nào cũng chọn nơi có giá bán thấp, nhiều ngƣời lựa chọn giá bán cao bởi những lợi ích mà họ đƣợc hƣởng từ những dịch vụ khác đem lại;

Thứ hai là khả năng cung ứng dịch vụ tốt nhất tại các cửa hàng kinh doanh dầu, ngoài việc bố trí sắp xếp nơi bán hàng còn phải tạo ra nhiều loại hình dịch vụ để chăm sóc khách nhƣ dịch vụ rửa xe, thay thế phụ tùng, mua bán hàng hóa thông thƣờng; Ngoài ra các cột bơm đều hiện đại với công nghệ tự động, các khách hàng có thể tự bơm xăng dầu và thanh toán bằng thẻ tín dụng và đƣợc giám sát qua hệ thống camera do vậy tiết kiệm đƣợc số nhân viên trong cửa hàng; các cửa hàng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về công

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 37)