này đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía bắc, có vị trí quan trọng; Phía bắc và phía tây có tổng chiều dài 274km đƣờng biên giới giáp với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây - Trung quốc;
Giao thông duy nhất chỉ có đƣờng bộ, cách thủ đô Hà Nội 333 km trên trục quốc lộ 2 nối Hà Nội với cửa khẩu Thanh Thủy.
Về dân số: Dân số trung bình năm 2014 của Hà Giang là 792,154 nghìn ngƣời; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 100 ngƣời/km2; Dự báo đến năm 2020 khoảng 845 nghìn ngƣời (Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp).
Về kinh tế: Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 8,7%; Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời năm 2014 ƣớc đạt 17,64 triệu đồng/ngƣời/năm.
Thƣơng mại - dịch vụ có mức tăng trƣởng khá đã khai thác và phát huy lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, là cửa ngõ giao thƣơng, đầu mối nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với miền bắc Việt Nam, 8 cặp cửa khẩu nhỏ nhƣ Nà La - Xín Mần; Phó Bảng - Đồng Văn; Sơn Vĩ - Mèo Vạc; Bạch Đích - Yên Minh; Nghĩa Thuận - Quản Bạ; Thàng Tín - Hoàng Su Phì; Xín Chải, Lao Chải - Vị Xuyên; Mốc 198 - Xín Mần. Kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu có sự
44
tăng trƣởng khá trong những năm gần đây. Các khu công nghiệp Bình Vàng (huyện Vị Xuyên); Nam Quang - Huyện Bắc Quang nằm trong hệ thống khu công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt. Trong giai đoạn đến năm 2020 ƣu tiên chú trọng các ngành nghề: Công nghiệp xử lý, chế biến nông lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản và luyện kim…. Hai khu công nghiệp này bƣớc đầu đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần tăng thu ngân sách cũng nhƣ góp phần gia tăng tiêu thụ đối với sản phẩm xăng dầu; Du lịch ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều tour, tuyến đƣợc đƣa vào khai thác và có hiệu quả, đặc biệt là các tour đi thăm cao nguyên đá Đồng Văn góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế địa phƣơng;
Về công tác cải cách hành chính: Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, rà soát và đơn giản hóa toàn bộ thủ tục hành chính của các cấp có thẩm quyền giải quyết của các sở ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.
3.1.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – xã hội và kinh tế của tỉnh đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
* Thuận lợi:
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, cơ sở hạ tầng, lao động… trong những năm gần đây liên tục có sự tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đổi mới, hệ thống đƣờng giao thông đang đƣợc đầu tƣ, các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất đƣợc đầu tƣ và mở rộng …;
Những yếu tố trên làm tăng nhu cầu đi lại của dân cƣ, tăng đầu tƣ mua sắm các máy móc thiết bị, các phƣơng tiện vận tải tăng, các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động có hiệu quả làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn
45
dùng cho việc sản xuất và đi lại từ đó đã xuất hiện các thƣơng nhân kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu;
* Khó khăn:
Là một tỉnh miền núi, dân cƣ thƣa thớt, dân số trung bình năm 2014 là 792.154 ngƣời phân bố rải rác tại các địa bàn trong toàn tỉnh, địa hình núi cao, hiểm trở, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc, thu ngân sách không đủ chi chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ. Năm 2013 ngân sách trung ƣơng hỗ trợ chiếm 76% tổng chi ngân sách, năm 2014 ngân sách trung ƣơng hỗ trợ chiếm 80% tổng chi ngân sách (Nguồn: Hà Giang kinh tế - xã hội năm 2014) do vậy nguồn ngân sách dùng cho đầu tƣ còn nhiều hạn chế…
Hà Giang là địa bàn xa nguồn cung cấp xăng dầu (cảng biển hoặc tổng kho xăng dầu) do vậy chi phí vận chuyển và chi phí tiêu thụ cao. Bên cạnh đó, mức đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống kinh doanh xăng dầu sẽ lớn, đặc biệt là ở các huyện vùng cao do thiết bị, vật liệu chủ yếu phải vận chuyển từ dƣới xuôi; phát sinh nhiều chi phí để khắc phục những hạn chế về điều kiện địa hình hiểm trở. Mặt khác, do xăng dầu là chất lỏng có tính chất lý hóa nhất định do vậy thƣờng bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, hao hụt khi thời tiết thay đổi. Với thời tiết và khí hậu ở Hà Giang thƣờng lạnh hơn so với đầu nguồn đặc biệt là ở 4 huyện vùng cao, khí hậu có những thời điểm nhiệt độ đầu xuất hàng hóa (cảng kho xăng dầu) cao hơn so với đầu nhập (Đồng Văn - Hà Giang) lên đến 10 độ điều này ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh xăng dầu của thƣơng nhân; bên cạnh đó sản lƣợng tiêu thụ tại các địa bàn thấp. Mặc dù hiện nay tỉnh có cơ chế tạo điều kiện cho thuê đất để xây dựng các cửa hàng xăng dầu song tại một số huyện vùng cao trong tỉnh chỉ có một cửa hàng đủ tiêu chuẩn thuộc Công ty Xăng dầu Hà Giang kinh doanh còn lại là một số điểm bán hàng nhỏ lẻ qua các cột xăng mi ni hoặc bán qua can, phi, của các hộ gia đình.
46