Kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 26)

1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh xăng dầu

Kinh doanh là thuật ngữ đƣợc sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế nƣớc ta. Theo quan niệm thông thƣờng, kinh doanh đƣợc hiểu là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán hàng hóa. Khái niệm «kinh doanh» đƣợc Luật Việt Nam chính thức sử dụng từ năm 1990 tại Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và đƣợc nhắc lại năm 2005 tại Luật Doanh nghiệp, theo đó kinh doanh đƣợc hiểu là «việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi».

Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ban hành ngày 3/9/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014 của chính phủ thì “Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nƣớc và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trƣờng trong nƣớc; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu”.

Nhƣ đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, luận văn không phân tích tất cả các hoạt động kinh doanh xăng dầu nhƣ đƣợc đề cập trong Nghị định 83/2014/NĐ-CP mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh phân phối, tiếp nhận, bảo quản xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

17

1.1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu

Xuất phát từ đặc điểm của mặt hàng kinh doanh là xăng dầu với những đặc tính lý hóa riêng nhƣ đã đề cập ở trên, để đƣợc phép kinh doanh cơ sở kinh doanh cần đảm bảo đạt những điều kiện nhất định: phải có thiết bị và phƣơng tiện chuyên dùng cho kinh doanh xăng dầu, công tác phòng cháy, chữa cháy phải gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, có biện pháp hạn chế tối đa tác động đến môi trƣờng, …

Hoạt động kinh doanh xăng dầu liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng kinh tế. Có thể nói, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu nhƣ hệ thống cảng biển, hệ thống vận tải, hệ thống kho chứa là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Các hệ thống này càng phát triển thì không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng mà còn tăng cƣờng tiềm lực phát triển của nền kinh tế nói chung.

Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chịu ảnh hƣởng mạnh của các quan hệ kinh tế-chính trị quốc tế. Do vị trí và tầm quan trọng của xăng dầu, mỗi quốc gia đều xây dựng chiến lƣợc riêng về lĩnh vực này. Trên thực tế, quan hệ ngoại giao song phƣơng, chính sách phong tỏa, cấm vận của các nƣớc lớn có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xuất nhập khẩu xăng dầu. Là mặt hàng chiến lƣợc, các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có thế lực trong buôn bán quốc tế luôn sử dụng xăng dầu nhƣ một con bài trong các quan hệ kinh tế-chính trị quốc tế. Vì vậy, kinh doanh xăng dầu không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà còn chịu ảnh hƣởng trực tiếp của tình hình chính trị quốc tế.

Xăng dầu là mặt hàng có tính nhạy cảm cao. Nhƣ trên đã trình bày, xăng dầu là mặt hàng có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế, xã hôi, chính trị và an ninh quốc phòng, do đó kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực nhạy cảm, một thay đổi nhỏ trong cung cầu có thể có tác động lớn đến kinh tế xã hội đất nƣớc.

18

Kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam có đặc điểm là kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn xăng dầu cho nhu cầu trong nƣớc nên chịu ảnh hƣởng khá rõ từ những biến động của thị trƣờng xăng dầu thế giới. Mặc dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động từ năm 2009 nhƣng Việt Nam hiện vẫn đang nhập khẩu một lƣợng lớn xăng dầu cho tiêu dùng, hơn 60% nhu cầu (Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp).

Hình 1.1: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2020

(Nguồn: Bộ Công thương)

Hình 1.1 cho thấy nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của Việt Nam tiếp tục gia tăng với tốc độ cao. Theo dự báo của Bộ Công Thƣơng, năm 2015 lƣợng xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam có thể đạt 23,95 triệu tấn và đến 2020 có thể lên tới 35.2 triệu tấn và nhu cầu nhập khẩu vẫn cao ở mức 50-60%. (Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)