Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển kinh tếtrang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 25)

- Về mặt kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa và thâm canh cao. Mặt khác, qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Phát triển kinh tế trang trạ i làm tăng giá tri ̣ sản xuất nông nghiê ̣p : Lợi thế về quy mô (đất đai , lao đô ̣ng… ) giúp các trang trại tạo ra một khối lƣợng sản phẩm lớn. Trang tra ̣i có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi trong viê ̣c giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu thu ̣ sản phẩm, đă ̣c biê ̣t là dễ dàng hơn khi áp du ̣ng các tiến bô ̣ khoa học - kỹ thuật , sƣ̉ du ̣ng máy móc , trang thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuất.

Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, cùng với tính chất sản xuất hàng hóa mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị. Thông thƣờng thì ngƣời làm trang trại hiểu rõ mục đích sản xuất của mình là cung cấp cho thị trƣờng nên họ chỉ chọn kinh doanh những loại cây, con sao cho có hiệu quả kinh tế, đáp ứng đòi hỏi của thị trƣờng. Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thƣờng có giá thành cạnh tranh, chất lƣợng đồng đều, có khả năng cung cấp với khối lƣợng lớn nên thƣờng dễ đƣợc các cơ sở chế biến và ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm cao không chỉ đem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó sẽ là phần đóng góp đáng kể để gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.

nông thôn: Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Rõ ràng khối lƣợng, chất lƣợng, giá cả nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lƣợng trong các mối liên hệ ngƣợc với các ngành này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng lƣợng, cần đƣợc cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu…đó là không kể nhƣ̃ng trang tra ̣i kinh doanh tổng hợp còn tƣ̣ sơ chế , chế biến ngay ta ̣i chỗ. Yêu cầu này cần đƣợc sƣ̣ giúp đỡ của công nghê ̣ sinh ho ̣c , công nghê ̣ thƣ̣c phẩm…Mối quan hê ̣ qua la ̣i này chỉ ra rằng : Sƣ̣ phát triển của ngành này là động lƣ̣c phát triển của ngành kia.

Mă ̣t khác, kinh tế trang trại phát triển sẽ đem la ̣i thu nhâ ̣p cho mô ̣t bô ̣ phâ ̣n nông dân, tiêu dùng của khu vƣ̣c nông nghiê ̣p , nông thôn tăng lên kéo theo sƣ̣ khởi sắc của ngành di ̣ch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trƣờng.

- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tăng số hộ giàu ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Một chủ trang trại làm ăn hiệu quả là tấm gƣơng cho các hộ nông dân trong vùng về cách thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các mối quan hệ xã hội đan xen nhau.

Phát triển kinh tế trang tra ̣i góp phần giải quyết viê ̣c làm cho lƣ̣c lƣợng lao đô ̣ng nông thôn: Theo ƣớc tính, lao đô ̣ng ở khu vƣ̣c nông thôn mới chỉ sƣ̉ du ̣ng hết khoảng 3/4 thời gian lao đô ̣ng nông nghiê ̣p , nhƣ vâ ̣y là đã lãng phí mô ̣t lƣợng lớn lao đ ộng nông thôn. Trong số đó, nhiều ngƣời thâ ̣m chí còn hoàn toàn không có viê ̣c làm. Mô ̣t phần lao đô ̣ng dƣ thƣ̀a ở nông thôn sẽ đƣợc giải quyết khi các trang tra ̣i hình thành vì trang tra ̣i không chỉ giải quyết viê ̣c làm cho bản thân chủ trang tra ̣i cũng nhƣ ngƣời nhà của họ mà còn thu hút một lực lƣợng đáng kể lao động làm thuê.

Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn : Để đáp ƣ́ng yêu cầu sản xuất hàng hóa của m ình, các trang trại cần phải đƣợc đảm bảo

bằng mô ̣t hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng đầy đủ và hiê ̣n đa ̣i . Nhằm nâng cao hiê ̣u quả và khả năng cạnh tranh , các trang trại có thể kết hợp với các địa phƣơng , cùng các doanh nghiê ̣p khác để giải quyết nhƣ̃ng vấn đề chung nhƣ : giao thông , kho tàng , bến bãi, các phƣơng tiện vận tải đƣợc mở rộng và xây dựng mới để phục vụ cho sản xuất hàng hóa của các trang tra ̣i . Không phải trang tra ̣i nào cũng có khả năng tƣ̣ xây dƣ̣ng hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng nên cần có sƣ̣ giúp đỡ tƣ̀ phía nhà nƣớc . Đi đôi với viê ̣c phát triển hê ̣ thống kết cấu ha ̣ tầng phu ̣c vu ̣ sản xuất là hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng phục vụ đời sống nhƣ : trƣờng ho ̣c , trạm y tế , chợ, các công trình văn hóa , thể thao…Qua đó, mô ̣t số thi ̣ trấn, thị tứ đã đƣợc hình thành cùng với sự phát triển kinh tế trang tra ̣i.

- Về mặt môi trƣờng: Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, rừng có hiệu quả. Trang trại phát triển góp phần tăng nhanh diện tích rừng che phủ, đa dạng hóa sinh học thông qua trồng và bảo vệ rừng, cải thiện môi trƣờng sinh thái.

Về mặt môi trƣờng, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái có quan hệ chặt chẽ và ảnh hƣởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Sự kết hợp hài hòa ba mặt này đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tối ƣu các nguồn lực. Tóm lại: Trong các mặt kinh tế - xã hội, môi trƣờng của trang trại thì mặt kinh tế là mặt cơ bản, chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của trang trại, ngƣời ta gọi tắt là kinh tế trang trại.

1.2.4. Phân loại và tiêu chí xác đi ̣nh kinh tế trang trại

- Phân loại kinh tế trang trại theo hình thức tổ chức quản lý:

Trang trại gia đình: Toàn bộ tƣ liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình. Hộ gia đình là ngƣời tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ.

Trang trại hợp tác: Là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tƣ liệu sản xuất và công nghệ tạo ƣu thế cạnh tranh.

Trang trại cổ phần: Là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. Loại hình trang trại này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản.

Nông trại ủy thác: Là loại hình trang trại mà chủ trang trại ủy thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.

- Phân loại kinh tế trang trại theo cơ cấu sản xuất:

Trang trại kinh doanh tổng hợp: Là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn với trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác.

Trang trại sản xuất chuyên môn hóa là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm nhƣ trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thủy sản.

- Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại: Ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau:

1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp đạt các tiêu chí:

 Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

 Giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lƣợng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

Các loại hình trang trại bao gồm: Trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại thủy sản, trang trại tổng hợp.

1.2.5. Phát triển số lượng trang trại

Phát triển số lƣợng trang trại là việc gia tăng giá trị tổng sản lƣợng v à sản lƣợng hàng hóa nông sản bằng cách tăng tuyệt đối số lƣợng các trang trại.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lƣợng trang trại: Số lƣợng trang trại tăng qua các năm

Tốc độ tăng của số lƣợng các trang trại

Số lƣợng trang trại tăng của từng ngành, từng khu vực, từng địa phƣơng, từng lĩnh vực sản xuất.

Phát triển số lƣợng trang trại là việc gia tăng số lƣợng cơ sở trang trại qua các năm theo chiều hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc . Nói cách khác là làm tăng số lƣơ ̣ng tuyê ̣t đối các trang trại, nhân rô ̣ng các trang tra ̣i hiê ̣n ta ̣i , làm cho loại hình kinh tế trang tra ̣i phát triển lan tỏa sang khu vƣ̣c khác và qua đó phát triển thêm số lƣơ ̣ng các cơ sở trang tra ̣i mới . Phát triển số lƣợng trang trại góp ph ần làm cho các ngành kinh tế phát triển . Viê ̣c gia tăng số lƣợng trang tra ̣i đƣợc thể hiê ̣n bằng cách phát triển mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại hoặc chuyển hóa kinh tế các hộ gia đình thành kinh tế trang tra ̣i, hoă ̣c là phát triển về mă ̣t cơ cấu , tƣ́c là chuyển hóa cơ cấu của c ác trang trại theo hƣớng CNH , HĐH, cụ thể là chuyển di ̣ch hình thƣ́c sản xuất tƣ̀ quảng canh sang thâm canh , từ sản xuất lê ̣ thuô ̣c vào tự nhiên sang sản xuất chủ đô ̣ng mang tính chất công nghiê ̣p tiên tiến.

Viê ̣c phát triển số lƣợng trang tra ̣i đòi hỏi sƣ̣ gia tăng các yếu tố nguồn lƣ̣c trong nông nghiê ̣p nhƣ đất đai , lƣ̣c lƣợng lao đô ̣ng trong nông thôn , vốn đầu tƣ , đồng thời chú trọng phát triển những trang trại sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng đƣơ ̣c nhƣ̃ng nhu cầu lớn của thi ̣ trƣờng , sản phẩm có khả năng xuất khẩu , sản xuất có giá trị kinh tế cao , nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh của các trang trại, qua đó giúp các trang trại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế với các yếu tố môi trƣờng thƣờng xuyên biến đô ̣ng.

1.2.6. Gia tăng các yếu tố nguồn lực

Gia tăng các yếu tố ngồn lƣ̣c của trang tra ̣i là viê ̣c làm tăng năng lƣ̣c sản xuất của từng trang trại thông qua gia tăng quy mô về đất đai , lao đô ̣ng, vốn đầu tƣ , cơ sở vâ ̣t chất và các điều kiê ̣n về khoa ho ̣c - công nghê ̣ của trang tra ̣i . Các yếu tố nguồn lƣ̣c để phát triển kinh tế trang tra ̣i gồm:

- Nguồn lƣ̣c đất đai: Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đất đai đƣợc sử dụng trong trang trại tăng lên theo hƣớng tập trung và theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá. Đất đai vừa là tƣ liệu sản xuất vừa là đối tƣợng lao đô ̣ng của các trang tra ̣i . Nâng cao nguồn lƣ̣c đất đai thông qua viê ̣c tích tụ và tập trung ruộng đất, các chính sách hạn điền…

Sau một thời gian hoạt động kinh doanh quy mô đất đai của trang trại sẽ đƣợc phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lƣợng các loại đất đai không ngừng đƣợc cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.

- Nguồn nhân lƣ̣c : Nguồn nhân lực nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông ngiê ̣p bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng gồm những ngƣời trong độ tuổi, những ngƣời trên và dƣới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông ngiê ̣p . Về chất lƣợng gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề. Chất lƣợng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ của ngƣời lao động. Tiêu chí phản ánh tăng chất lƣợng lao động là các yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ …

Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của chủ trang trại, xây dựng tác phong công nhân nông nghiệp cho ngƣời lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trang trại . Lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế trang tra ̣i .

liệu lao động và đối tƣợng lao động, đƣợc sử dụng vào quá trình sản xuất nông nghiê ̣p. Vốn trong nông nghiệp có thể đƣợc chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu.

Nâng cao khả năng huy đô ̣ng vốn và khả năng tƣ̣ tài trợ của trang tra ̣i . Khả năng vay nơ ̣ và khả năng tƣ̣ tài trợ ảnh hƣởng lớn đến khả năng mở rô ̣ng sản xuất kinh doanh của các trang tra ̣ i. Vốn là yếu tố vật chất hết sức quan trọng cho sản xuất. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn, mức độ đầu tƣ cho sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu tƣ ngày càng lớn thể hiện sức mạnh của trang trại. Vốn đầu tƣ đƣợc thể hiện dƣới hình thức là những tài sản nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và các loại tài sản lƣu động khác. Các yếu tố vật chất này càng nhiều và chất lƣợng ngày càng cao, càng hiện đại thì càng chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của trang trại.

- Nguồn lƣ̣c về khoa ho ̣c - công nghê ̣: Mức độ đầu tƣ công nghệ và trình độ công nghệ đƣợc các trang trại đƣa vào sử dụng ngày càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt , chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ đƣợc áp dụng ngày càng nhiều là những yếu tố quyết định đến năng suất lao động , năng suất cây trồng , vâ ̣t nuôi và trƣ̣c tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của trang tra ̣i , mô ̣t yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của kinh tế trang trại trên thị trƣờng .

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 25)