Thực trạng về liên kết sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 78)

Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Việc giải quyết tốt sản phẩm đầu ra giúp đảm bảo sự phát triển ổn định của trang trại. Chƣơng trình liên kết 4 "nhà" (nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) vẫn chƣa thực sự cho hiệu quả nhƣ mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân với nông dân trong các trang trại, tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết đƣợc lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau…Mối liên kết thiếu chặt chẽ đã khiến nông dân, doanh nghiệp không an tâm đầu tƣ, sản xuất. Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn huyện chƣa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Đây là vấn đề tồn tại trong thời gian dài nhƣng chƣa có hƣớng giải quyết triệt để. Nông sản hàng hóa các trang trại sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc hoặc phải bán với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trƣờng ở những địa bàn thuận lợi, trong khi các yếu tố đầu vào phải mua với giá cao đang nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc mà các chủ trang trại đang phải chấp nhận, chƣa có giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc liên kết sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện thời gian qua chƣa phát triển. Vấn đề liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các nông lâm trƣờng, với các hợp tác xã nông nghiệp chƣa đƣợc các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Vì thế, các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra còn nhiều bất cập, gây thiệt hại cho các chủ trang trại.

3.2.4. Thực trạng về phát triển thị trường

Nhìn chung, quy mô các trang trại nông, lâm, thủy sản ở Quảng Ninh không lớn, các sản phẩm làm ra còn nhỏ lẻ, thời điểm thu hoạch, trữ lƣợng và chất lƣợng

các loại nông sản, thủy sản không đồng đều do có sự khác biệt về giống, kỹ thuật canh tác và cơ cấu sản phẩm nên các trang trại gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Đối với nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng thì phần lớn các trang trại tiêu thụ gián tiếp, bán cho các thƣơng lái trƣớc khi đến với ngƣời tiêu dùng.

Bảng 3.13: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013 Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ĐVT Tổng số TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT lâm nghiệp TT chăn nuôi TT thủy sản TT tổng hợp

Tiêu thụ SP tại địa bàn

trang trại tr.trại 58 3 1 4 32 10 8

Tiêu thụ SP phạm vi

trong tỉnh tr.trại 53 3 1 4 28 10 7

Tiêu thụ SP phạm vi

trong nƣớc tr.trại 31 2 1 4 15 5 4

Xuất khẩu tr.trại 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh

Qua khảo sát điều tra, sản phẩm hàng hoá của các trang trại chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn huyện và tỉnh là chủ yếu, ngoài ra cung cấp cho nhà máy chế biến công nghiệp chiếm 75% số lƣợng hàng hoá. Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài và nhiều đối tƣợng sản xuất nên bán một số hàng hoá nông sản cho ngƣời tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn.

Xét về nhóm hàng hoá nông sản của trang trại phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhƣ mía, ngô, sắn, dứa tiêu thụ qua trung gian và trực tiếp cho nhà máy nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn do quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ. Trang trại chăn nuôi lợn tiêu thụ 98% số lƣợng lợn nuôi bán qua trung gian đến nhà các nhà máy tiêu thụ ở thành phố Đà Nẵng hoặc bán qua Trung Quốc. Trang trại lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản bán trực tiếp cho nhà máy chế biến ở tỉnh từ 25-30% sản phẩm thu hoạch, còn lại bán qua trung gian vận chuyển đến bán cho các nhà máy chế biến dăm gỗ khu công nghiệp Hòn La, Quảng Trị và nhà máy đông lạnh ở Đồng Hới. Hai loại trang trại này thu hoạch theo mùa vụ, nên các nhà máy ở địa phƣơng

tiêu thụ không hết sản phẩm.

Phần lớn sản phẩm của các trang trại chƣa qua chế biến, tỷ trọng sản phẩm qua sơ chế và tinh chế rất thấp, dẫn tới giá trị sản phẩm từ trang trại không cao. Mặt khác, sản phẩm bán là tƣơi sống mà các trang trại không có đủ điều kiện để bảo quản nên vấn đề liên kết trong tiêu thụ là khâu rất quan trọng để tạo ra nguồn hàng hoá lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Hiện nay, trên địa bàn huyện chƣa có trang trại nào có sản phẩm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Bảng 3.14: Sản lƣợng sản phẩm của trang trại huyện Quảng Ninh các năm 2011-2013

Loại hình trang trại ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. TT trồng cây hàng năm

Cây lƣơng thực tấn 14.688,2 5.056,5 8.050,0

Cây màu tấn 1.981,0 925,0 1.288,0

Cây thực phẩm tấn 3.246,0 2.607,0 4.124,0

2. TT trồng cây lâu năm

Chè hái lá tấn 46,5 27,0 50,0

Hồ tiêu tấn 9,0 4,5 7,0

Cao su tấn 20,0 13,5 18,7

3. Trang trại lâm nghiệp

Gỗ tròn các loại m3 14.641 5.010 8.000

SL nhựa thông tấn 4.030 2.366 3.476

Song, mây các loại tấn 95 14 695 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bông đốt tấn 16 15 22

4. Trang trại chăn nuôi

Trâu tấn 261,0 293,0 200,0

Bò tấn 425,0 958,0 196,0

Lợn tấn 4.716,0 2539 4.648,0

5. Trang trại thủy sản Cá tấn 740 379 699 Hàu tấn 62 46 78 Tôm tấn 330 175 384 6. Trang trại tổng hợp Cá tấn 249 137 211 Thỏ con 1.438 795 1.040 Nhông con 66 24 57 Chanh không hạt tấn 132 78 125

Cây ăn quả tấn 220,4 149,5 220,0

Gia cầm tấn 561 164 359

Lợn tấn 1.919 865 1.264

Bò tấn 257 102 136

Trứng gà, vịt quả 3.650.000 1.630.000 5.500.000

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh 2011-2013

Tóm lại, các nông sản hàng hoá của trang trại bán qua trung gian và làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến là chủ yếu, thông tin thị trƣờng nông sản đến với trang trại gặp nhiều khó khăn, bị các thƣơng lái ép cấp, ép giá khi bán nông sản . Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của các chủ trang trại còn yếu . Các chủ trang trại chỉ trao đổi thông tin về giá cả thị trƣờng để mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm. Hầu hết các chủ trang trại chƣa có hợp đồng với các nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm để yên tâm đầu tƣ sản xuất, nâng cao số lƣợng, chất lƣợng nông sản. Mặt khác, các chủ trang trại chƣa liên kết với nhau để tạo ra chuỗi giá trị nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm sự ép giá, ép cấp của ngƣời mua.

3.2.5. Thực trạng về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, ta đi tiềm hiểu quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và thu nhập hỗn hợp của các trang trại chia theo các loại hình sản xuất. Giá trị sản xuất của trang trại có sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất của sản phẩm làm ra và

phục thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại.

Bảng 3.15: Doanh thu, chi phí của các trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013

TT Loại hình trang trại

Doanh thu Chi phí Thu nhập Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % 4.422 3.170 1.252 1 Trồng cây hàng năm 3.840 6,98 2.870 7,19 970 6,44

2 Trồng cây lâu năm 582 1,06 300 0,75 282 1,87

3 Lâm nghiệp 14.100 25,64 11.435 28,65 2.665 17,68 4 Chăn nuôi 15.628 28,42 10.564 26,46 5.064 33,60 5 Thủy sản 12.700 23,10 9.530 23,87 3.170 21,03 6 Tổng hợp 8.140 14,80 5.218 13,07 2.922 19,39 Cộng 54.990 100,00 39.917 100,00 15.073 100,00 BQ/1 trang trại 948,1 688,2 259,9

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh

Qua bảng 3.15 ta thấy: Năm 2013, giá trị sản xuất bình quân của 1 trang trại là 948,1 triệu đồng. Trang trại chăn nuôi có giá trị sản xuất cao nhất hơn 15 tỷ đồng/năm, trung bình 488,4 triệu đồng/trang trại là do số lƣợng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn nhiều (32/58 trang trại), sản phẩm của loại hình trang trại này có thể đáp ứng thƣờng xuyên nhu cầu của thị trƣờng với số lƣợng lớn. Tiếp đến là trang trại lâm nghiêp với 14,1 tỷ đồng. Loại hình trang trại này tuy thời gian thu hoạch sản phẩm không dài nhƣng lại thu hoạch với số lƣợng rất lớn và giá thành sản phẩm lâm nghiệp khá cao nên tạo ra giá trị sản xuất lớn. Trang trại có giá trị sản xuất thấp nhất là trang trại trồng trọt, cụ thể là trang trại trồng cây lâu năm chỉ đạt giá trị 582 triệu đồng, do thời gian thu hoạch sản phẩm dài nên phần nào chịu nhiều tác động từ thiên tai, dịch bệnh làm giảm chất lƣợng sản phẩm từ đó giảm giá trị sản xuất.

nguồn thu từ các trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản khá đồng đều. Trong đó, tỷ trọng doanh thu từ các trang trại chăn nuôi cao nhất với 28,42%, thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm chỉ với 1,06%.

Chi phí sản xuất của các trang trại trên thực tế là chỉ tiêu khó xác định chính xác, vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và trình độ sản xuất của các trang trại mang tính trang trại gia đình, trình độ hạch toán kinh doanh của trang trại còn thô sơ, đơn giản và trình độ quản lý của chủ trang trại còn thấp nên việc điều tra, thu thập, tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ tiêu chi phí trung gian ở đây đƣợc tập hợp từ tất cả các khoản chi phí vật chất, chi phí dịch vụ thuê ngoài cho các sản phẩm thu hoạch. Bảng 3.15 cho thấy tổng chi phí đầu tƣ kinh tế trang trại gần 40 tỷ đồng, bình quân chi phí cho 1 trang trại là 688,2 triệu đồng/năm, các trang trại có tỷ trọng chi phí cao là trang trại lâm nghiệp với 28,65% do loại hình trang trại này cần lƣợng vốn đầu vào lớn, tiếp đó là tỷ trọng chi phí của trang chăn nuôi và thủy sản lần lƣợt là 26,46% và 23,87% do giá thành của các loại con giống cao, chi phí thức ăn và chi phí nhân công lớn.

Tổng thu nhập của các trang trại năm 2013 là 15 tỷ đồng, bình quân thu nhập 1 trang trại là 259,9 triệu đồng. Ngƣợc lại với tỷ lệ chi phí sản xuất, tỷ lệ thu nhập cao nhất là các trang trại chăn nuôi với 33,6%, tiếp theo là trang trại thủy sản với 21,03% và trang trại tổng hợp với 19,39%, trang trại lâm nghiệp 17,68%, thấp nhất là trang trại trồng trọt.

Bảng 3.16: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của trang trại

TT Loại hình trang trại DT/vốn (lần) DT/CP (lần) TN/vốn (lần) TN/CP (lần) DT/LĐ tr.đồng TN/LĐ tr.đồng DT/D.t (trđồng TN/D.t (trđồng 1 Trồng trọt 2,13 1,39 0,60 0,39 147,40 41,73 19,97 5,65 2 Lâm nghiệp 1,45 1,23 0,27 0,23 45,93 8,68 80,59 15,23 3 Chăn nuôi 1,46 1,48 0,47 0,48 146,06 0,31 82,14 26,62 4 Thủy sản 1,36 1,33 0,34 0,33 176,39 44,03 125,49 31,32 5 Tổng hợp 0,83 1,56 0,30 0,56 69,57 24,97 30,97 11,12 Cộng 1,32 1,38 0,36 0,38 86,87 23,81 57,85 15,86

Bảng 3.16 đánh giá hiệu quả chi phí, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại.

Xét về hiệu quả sử dụng một đồng chi phí với các loại hình trang trại có sự khác nhau lớn. Một đồng chi phí bình quân của các trang trại tạo ra 1,38 đồng giá trị sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại tổng hợp đạt cao nhất , một đồng chi phí đầu tƣ thu đƣợc 1,56 đồng giá trị sản xuất . Tiếp đến là trang trại chăn nuôi , một đồng chi phí đầu tƣ chăn nuôi thu đƣợc 1,48 đồng giá trị sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó, cho thấy mức độ đầu tƣ cho chăn nuôi và trang trại tổng hợp khá cao, nhƣng giá trị sản xuất mà 2 loại hình trang trại này thu đƣợc lớn nên loại hình trang trang trại này vẫn hiệu quả. Loại hình kinh tế trang trại lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả vốn đầu tƣ thấp nhất, một đồng chi phí đầu tƣ tạo ra giá trị sản xuất từ 1,23 đến 1,33 đồng. Tuy nhiên, nếu xét về tổng giá trị sản xuất và thu nhập thì ngƣợc lại, kinh tế trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp là cao nhất và kinh tế trang trại trồng cây lâu năm là thấp nhất.

Xét về năng suất lao động của trang trại đƣợc thể hiện ở việc giá trị sản xuất của một lao động tạo ra trong một năm. Bình quân một lao động trong trang trại tạo ra giá trị sản xuất 86,87 triệu đồng/năm và tạo ra thu nhập là 23,81 triệu đồng/năm. Trong đó, trang trại trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và nuôi thâm canh nên sử dụng rất ít lao động . Nên lao động của trang trại thuỷ sản tạo giá trị sản xuất cao nhất là 176,39 triệu đồng/lao động/năm (cao hơn 3,46 lần so với giá trị sản xuất bình quân của trang trại) và thu nhập 44,03 triệu đồng/lao động/năm. Tiếp đến trang trại trồng trọt tạo ra giá trị sản xuất đạt 147,4 triệu đồng/laođộng/năm. Lao động của trang trại trồng cây lâm nghiệp thấp nhất khoảng 45 triệu đồng/lao động/năm.

Xét về hiệu quả sử dụng đất của các trang trại, một ha đất sử dụng của trang trại tạo ra giá trị sản xuất là 57,85 triệu đồng/năm và thu nhập là 15,86 triệu đồng/năm. Đất đai sử dụng trong trang trại nuôi trồng thuỷ sản tạo ra giá trị sản xuất cao nhất: 125,49 triệu đồng/ha/năm và thu nhập: 31,32 triệu đồng/ha/năm. Đất đai sử dụng của trang trại trồng trọt tạo ra giá trị sản xuất nhỏ nhất: 19,97 triệu

đồng/ha/năm và thu nhập là 5,65 triệu đồng/ha/năm.

Tóm lại, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ và năng lực quản lý của chủ trang trại. Đồng thời, hiệu quả kinh tế của các trang trại phụ thuộc vào đối tƣợng sản xuất kinh doanh. Các trang trại trồng cây có trình độ thâm canh và kỹ thuật thấp, chu kỳ kinh doanh dài, đòi hỏi nhiều lao động, diện tích lớn nhƣng chi phí cho sản xuất kinh doanh thấp; còn các trang trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản xuất thì ngƣợc lại.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển trang trại huyện Quảng Ninh thời gian qua

3.3.1. Kết quả đạt được

Những năm qua, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh có bƣớc phát triển và thu đƣợc những kết quả khả quan. Tiềm năng về đất đai, lao động, vốn …đƣợc khai thác có hiệu quả tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thực tiễn khẳng định: Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Một số trang trại cho thu nhập khá, nhất là trang trại lâm nghiệp trung bình 660 triệu đồng/năm, trang tra ̣i tổng hợp 365 triệu đồng/năm, thủy sản 317 triệu đồng/năm, chăn nuôi 158 triệu đồng/năm. Một số cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng góp phần tăng độ che phủ rừng, cải tạo môi trƣờng sinh thái.

Phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các chủ trang trại mạnh dạn đầu tƣ áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sự phát triển một số loại hình trang trại bƣớc đầu góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá nhƣ vùng sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 78)