Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loạ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 100)

- Đối với huyện Quảng Ninh:

Ban hành những chính sách nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Sau khi ký kết hợp đồng, các tổ chức, cá nhân cung ứng yếu tố đầu vào cho trang trại kịp thời với giá cả thoả đáng, tránh tƣ thƣơng ép giá, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trang trại.

Xúc tiến tìm kiếm thị trƣờng, giới thiệu nông sản trong và ngoài nƣớc giúp các trang trại tiêu thụ đƣợc sản phẩm làm ra với giá cả phù hợp, tránh tình trạng ép giá của tƣ thƣơng ở địa phƣơng. Tổ chức các hội chợ nông sản để buôn bán nông sản của trang trại.

- Đối với chủ trang trại:

Tổ chức đánh giá nhu cầu thị trƣờng trƣớc khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu đƣợc có thể ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng trƣớc khi đầu tƣ sản xuất. Sản xuất phải gắn chặt với nhu cầu của thị trƣờng, thị hiếu của khách hàng và khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng.

Không ngừng nâng cao số lƣợng, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm của các trang trại nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trƣờng.

Sản xuất kinh doanh của trang trại gắn liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty chế biến, thƣơng mại.

4.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loại hình trang trại trang trại

- Đối với trang trại trồng trọt

Loại hình trang trại này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số trang trại của huyện. Trang trại trồng cây hàng năm chủ yếu trồng các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm và trang trại trồng cây lâu năm chủ yếu trồng hồ tiêu, cao su. Muốn các trang trại trồng trọt làm ăn hiệu quả thì yếu tố đầu tiên cần chú trọng là đất và nguồn nƣớc. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm trang trại làm ra, bao gồm:

đồng bộ, nâng cao diện tích chủ động tƣới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trƣớc hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với thuỷ lợi phải thực hiện tốt dự báo khí tƣợng, thuỷ văn, thực hiện phòng chống hạn hán, lụt bão có hiệu quả.

Mở rộng diện tích gieo trồng giống mới với cơ cấu hợp lý.

Đẩy mạnh viê ̣c sản xuất phân bón , nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.

Phát triển hệ thống giao thông, nhất là hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá.

Coi trọng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm.

Thực hiện trồng xen cây hàng năm nhƣ sắn, dứa.. với các cây lâu năm mới trồng chƣa đến thời kỳ thu hoạch để tận dụng diện tích và là lấy ngắn nuôi dài.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.

Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho ngƣời sản xuất. Xã Võ Ninh, Gia Ninh có diện tích đất cát tự nhiên lớn , phù hợp với các loại cây rau màu , cây thực phẩm nên huyện cần tập trung chỉ đạo và chuyển giao kỹ thuật trồng rau , hoa cho các xã này . Địa hình đồi núi ở các xã : Trƣờng Xuân, An Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh phù hợp cho các loại cây lâu năm có khả năng chịu hạn cao nhƣ hồ tiêu , cao su nên tích cực khuyến khích các hộ nông dân, các chủ trang trại hiện có ở những vùng này gia tăng diện tích canh tác nâng cao năng suất cây trồng.

Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt nhƣ: chính sách giá cả, thị trƣờng, chính sách vốn, chính sách đấy đai...

Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp Nhà nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá trong trang trại trồng trọt.

- Đối với trang trại lâm nghiệp

Phát triển các trang trại lâm nghiệp có ý nghĩa lớn về kinh tế , xã hội và môi trƣờng. Đây là trang trại có quy mô diện tích rất lớn vì vậy đòi hỏi phải đầu tƣ lớn, chu kỳ sản xuất dài trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng và giao thông hạn chế nên gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn trƣớc mắt và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Huyện cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài (các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho miền núi, cho lâm nghiệp...) để tiếp tục mở rộng và đầu tƣ theo chiều sâu.

Thực hiện giao đất, giao rừng, quy hoạch đất rừng dài hạn cho các hộ ở xã Trƣờng Xuân, Trƣờng Sơn.

Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc nhằm tận dụng lợi thế vùng đồi núi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong việc quy hoạch, trồng mới, chăm sóc và khai thác vƣờn cây.

Mạnh dạn sử dụng lao động thuê ngoài để triển khai trồng mới và chăm sóc kịp thời vụ nhằm nâng cao tỷ lệ cây sống, rút ngắn thời gian thu hoạch.

Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy ván dăm, nhà máy giấy ở khu kinh tế Hòn La, Vũng Áng…, tạo sự chủ động cho đầu ra của sản phẩm cũng nhƣ đƣợc các nhà máy này hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, khai thác, vận chuyển.

- Đối với trang trại chăn nuôi

Loại trang trại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số trang trại của huyện. Hƣớng tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt...). Tiếp tục thực hiện chƣơng trình cải tạo đàn bò lai, đƣa giống lợn lai siêu nạc, lai kinh tế, giống gà siêu thịt, vịt siêu trứng vào chăn nuôi.

* Chăn nuôi trâu, bò

Tập trung đầu tƣ cải tạo đàn bò địa phƣơng theo hƣớng Zêbu hóa, tăng nhanh số bò lai. Đẩy nhanh công tác lai tạo đàn bò bằng cả hai phƣơng pháp: Thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp. Quy hoạch lại vùng thụ tinh nhân tạo và vùng nhảy trực tiếp cho phù hợp trên địa bàn toàn huyện.

Khuyến khích các hộ trồng cỏ nuôi bò nhốt để từng bƣớc hình thành và phát triển phƣơng thức chăn nuôi bò thâm canh, bán thâm canh. Khuyến khích phát triển bò trang trại ở các xã vùng đồi núi có tiềm năng, lợi thế.

Mở các lớp tập huấn, tham quan học tập, nâng cao trình độ kiến thức chăn nuôi bò thâm canh cho ngƣời dân.

* Chăn nuôi lợn

Có chính sách khuyến khích hỗ trợ các hộ chăn nuôi trang trại phát triển để làm hạt nhân tạo con giống ổn định và có chất lƣợng cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài huyện.

Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn nái ngoại gồm xã: Vĩnh Ninh, Gia Ninh, An Ninh và Xuân Ninh.

* Đối với chăn nuôi gia cầm, thủy cầm

Trong những năm tới gắn việc phòng chống dịch bệnh với việc phát triển đàn gia cầm, thủy cầm theo hƣớng:

Nâng cao chất lƣợng đàn gia cầm, thủy cầm bằng cách nhập các giống mới có tiềm năng để thay thế giống địa phƣơng.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi ngỗng, ngan Pháp... Hình thành các trang trại chăn nuôi vịt ở các xã An Ninh, Vạn Ninh, Gia Ninh, Tân Ninh và trang trại chăn nuôi gà ở xã Hải Ninh và các xã dọc đƣờng Hồ Chí Minh.

Đƣa vào thử nghiệm các đối tƣợng nuôi mới để lựa chọn vật nuôi phù hợp. Áp dụng các quy trình kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình nuôi gà an toàn sinh học và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ở các xã phía Tây huyện xa dân cƣ. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất theo hƣớng khép kín.

Khuyến khích nuôi các loại gia cầm, thủy cầm theo nhu cầu thị trƣờng lâu dài.

- Đối với trang trại thủy sản

Khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ xây dựng các trại cá giống để cung ƣ́ng nguồn giống cá nuôi trên địa bàn . Trong đó, chú trọng 2 điểm ƣơm nuôi ở xã Gia Ninh , Lƣơng Ninh và sản xuất giống ở An Ninh. Tăng cƣờng công tác phối hợp với cơ

quan chức năng để kiểm dịch con giống khi đƣa vào nuôi thƣơng phẩm.

Đầu tƣ quy hoạch tổng thể các vùng nuôi có điều kiện, chú trọng kết cấu hạ tầng nhƣ điện, đê bao, giao thông, thủy lợi.

Phát triển các đối tƣợng nuôi chủ lực nhƣ tôm sú, cá rô phi. Giảm dần diện tích nuôi quảng canh, tăng diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi có tiềm năng nhƣ cá chẻm, cá mú, rô phi, ốc hƣơng, cá lóc, cá chình, trê lai... Áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế dịch bệnh. Hạn chế nuôi các đối tƣợng dễ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng nhƣ cá trắm.

Đối với nuôi lồng cần có quy hoạch hàng năm cho các địa điểm đặt lồng, đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi nhƣ cá lốc, trê lai, rô phi.

Đầu tƣ quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, các đối tƣợng nuôi chính và chủ lực. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên các vùng nuôi, bố trí kinh phí cho công tác nghiên cứu định hƣớng phát triển ở các vùng đã có quy hoạch nhƣng đầu tƣ chƣa có hiệu quả, gắn quy hoạch nuôi trồng thủy sản với quy hoạch trồng trọt một cách có hiệu quả. Hàng năm có điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nuôi các loại thủy sản sạch nhƣ nuôi sinh thái, nuôi theo công nghệ sinh học, nuôi thủy sản không sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất cấm sử dụng.

- Đối với trang trại tổng hợp

Đây là loại hình trang trại đang đƣợc đánh giá có thu nhập ổn định, rủi ro thấp nhất hiện nay ở huyện Quảng Ninh, tuy nhiên chi phí vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu. Điểm mạnh của loại hình này chính là các mô hình VAC hoặc VACR. Để những năm tới, loại hình trang trại tổng hợp phát triển mạnh, cần thực hiện triệt để các vấn đề sau:

Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng tỷ trọng hàng hoá, ƣu tiên trồng các loại cây đặc sản trên đất nông nghiệp nhƣ rau thực phẩm, rau an toàn (phát triển mạnh ở xã Võ Ninh).

Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm, cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thực hiện mô hình BIOGAS nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nhất là loại

hình trang trại này đang đƣợc phát triển mạnh ở những khu vực trung tâm và đông dân cƣ sinh sống của huyện.

4.2.6. Giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước

Nhà nƣớc tăng cƣờng khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại . Các hộ gia đình , cá nhân đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại đƣợc huyê ̣n giao đất , cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.

Huyê ̣n đặc biệt khuyến khích việc đầu tƣ khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nƣớc eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, ngƣời đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thƣơng mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ƣu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất,quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

Nhà nƣớc cần thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông lâm trƣờng quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Nhà nƣớc phải hỗ trợ về vốn, KH-CN, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.

Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại là xu hƣớng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là loại hình sản xuất đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế trang trại ở Quảng Ninh cũng mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Quảng Ninh trong những năm qua phản ánh trình độ phát triển và quy mô mới ở dạng dƣới trung bình của cả nƣớc. Phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Ninh, con đƣờng xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa và các xã thuộc chƣơng trình 135 để tạo ra cách làm ăn mới trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Để kinh tế trang trại trên đi ̣a bàn huyê ̣n Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình phát triển mạnh mẽ theo hƣớng bền vững cần thực hiện tốt các giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng loại hình trang trại . Chung quy lại, đó là việc giải quyết tốt các vấn đề mấu chốt sau: nâng cao trình độ về kiến thức quản lý kinh tế, kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc cho trang trại, tạo niềm tin cho chủ trang trại trong quá trình đầu tƣ lâu dài, quy hoạch đất đai, cung vốn, giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các trang trại. Kinh tế trang trại phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Quang Bình, 2012. Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011. Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy

chứng nhận kinh tế trang trại. Hà Nội.

3. Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh. Quảng Ninh. Quảng Bình. 4. Phạm Văn Chung, 2011. Phát triển Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài

Nhơn, tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đà Nẵng.

5. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Trần Quốc Đạt, 2012, Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển. Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

7. Đinh Phi Hổ, 2004. Giáo trình Kinh tế phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế.

8. Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2007. Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 100)