Nguồn số liệu thực hiện luận văn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 45)

Nguồn số liệu của các cơ quan, tổ chức và các tác giả quốc tế nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài.

Nguồn số liệu của các cơ quan, tổ chức, các tác giả trong nƣớc và các luận văn tiêu biểu của một số tác giả đi trƣớc có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.

Nguồn số liệu thống kê đƣợc từ các mô hình, cách làm khác nhau của các huyện, tỉnh bạn có điều kiện tƣơng đồng và có sự khác biệt để so sánh tìm giải pháp phù hợp.

Số liệu từ các văn kiện của Đảng bộ huyện, các báo cáo, nghị quyết, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện và các phòng ban, đơn vị chuyên môn của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Số liệu điều tra, thu thập do tác giả thực hiện phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Phƣơng pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu: dữ liệu thống kê về kinh tế trang trại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013; các thông tin bài viết từ tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề kinh tế trang trại của huyện và các tài liệu đƣợc sử dụng là: Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - Lênin; Giáo trình Triết học Mác - Lênin; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Ninh qua các nhiệm kỳ; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2015; Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh từ 2009 - 2013… Các số liệu đã thu thập đƣợc nhƣ: các số liệu về đặc điểm kinh tế - xã hội, tình

hình dân số, lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Quảng Ninh trong những năm gần đây… và các số liệu về kinh tế trang trại ở các địa phƣơng khác. Đây là những số liệu quan trọng, là cơ sở để tác giả so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp và đƣa ra những kết luận về tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian qua và giải pháp trong thời gian tới.

2.1.3. Phương pháp xữ lý số liệu

Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến, trao đổi với cán bộ của Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chi cục Thồng kê, Phòng Lao động - Thƣơng binh và xã hội ...huyện Quảng Ninh; trao đổi thảo luận với một số chủ trang trại, chủ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, các chủ trang trại, các nhà quản lý với các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Việc tổng hợp số liệu phải trung thực khách quan và khoa học. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc tác giả phân tích các số liệu đó phục vụ cho việc đánh giá một hoặc một số mặt hay khía cạnh nào đó của vấn đề nghiên cứu.

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

Các số liệu thu thập đƣợc xử lý trên máy vi tính bằng chƣơng trình xử lý bảng tính Microsoft Office Excel. Sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê, kinh tế lƣợng để phân tích và xây dựng các bảng số liệu.

2.2.1. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở những số liệu đã thu thập đƣợc, sử dụng phƣơng pháp thống kê nhằm hệ thống các số liệu, phục vụ công tác nghiên cứu. Các biện pháp xử lý số liệu giúp tác giả tìm đƣợc những số liệu chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Việc xử lý số liệu thể hiện ở việc hệ thống hóa các số liệu, các bảng để so sánh. Trong luận văn tác giả đã thống kê các số liệu về giá trị sản xuất của các ngành, đóng góp của các loại hình trang trại, tình hình huy động vốn, tốc độ tăng

giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế từ năm 2009 - 2013...Phƣơng pháp này nhằm giúp tác giả có cơ sở để đƣa ra những đánh giá, nhận định các nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh có thể cho biết những biến động của các chỉ tiêu, qua đó có thể giúp đƣa ra những đánh giá, nhận định. Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh số liệu qua các năm, tăng giảm về giá trị tƣơng đối, giá trị tuyệt đối: so sánh tỷ lệ cơ cấu ngành kinh tế, số lƣợng và cơ cấu từng loại hình trang trại qua các năm để thấy đƣợc sự biến động qua các năm nhƣ thế nào; so sánh các chỉ tiêu về quy mô diện tích, thực trạng sữ dụng đất của các loại hình trang trại…để đƣa ra những nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn. Từ đó đƣa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian tới.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Trong luận văn tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để phân tích các số liệu có liên quan đến đề tài nhƣ: phân tích số liệu về giá trị sản xuất các ngành, các vùng trong huyện; những biến động về sử dụng lao động của các loại hình trang trại, số liệu lao động theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế….Dựa trên những phân tích về số liệu qua các năm từ năm 2009 - 2013 giúp tác giả đƣa ra những nhận định, đánh giá, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.

2.2.4. Phương pháp đánh giá, tổng hợp

Từ những tài liệu thu thập đƣợc thông qua các quá trình nghiên cứu, tác giả đƣa ra những nhận định, đánh giá của mình về vấn đề nghiên cứu. Qua phân tích, so sánh những biến động về các loại hình trang trại giữa các vùng: vùng đồi núi, vùng

đồng bằng, vùng biển và sản phẩm làm ra của các trang trại, thị trƣờng tiêu thụ, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại, khả năng về vốn… tác giả đã đƣa ra đƣợc những đánh giá về sự hình thành các trang trại của huyện Quảng Ninh cơ bản đúng hƣớng, đáp ứng theo yêu cầu của CNH, HĐH, nhƣng tốc độ còn chậm, chƣa phát huy hết tiềm năng của huyện.

2.2.5. Phương pháp dự báo

Phƣơng pháp dự báo là tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai. Trên cơ sở việc thu thập, xử lý số liệu đã thu thập đƣợc nhƣ: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và đặc điểm xã hội…huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; thực trạng kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh và các địa phƣơng khác để dự đoán những bƣớc phát triển của kinh tế trang trại trong thời gian tới, đƣa ra một số định hƣớng, giải pháp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế trang trại phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.6. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tƣ duy trừu tƣợng. Để sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta thƣờng tìm các biện pháp loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng. Từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và kinh nghiệm thực tiễn của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam tác giả đƣa ra những nhận định có tính khoa học. Trên cơ sở những nhận định đó đƣa ra những giải pháp, định hƣớng có tính khoa học và đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian tới.

2.2.7. Phương pháp phân tích định tính

Phƣơng pháp phân tích định tính là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả, phân tích đặc điểm của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nhân khẩu học. Đây là phƣơng pháp giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

Phƣơng pháp phân tích định tính dựa trên một chiến lƣợc nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phƣơng pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng pháp phân tích định tính là một trong những phƣơng pháp đòi hỏi ở nhà nghiên cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình thành nên đề tài. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phƣơng pháp nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan nhƣ:

- Phỏng vấn: tác giả đã đƣa ra những câu hỏi phỏng vấn các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung đề tài nhƣ: phòng LĐ-TB&XH, Chi cục Thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh nhằm nắm đƣợc các thông tin các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại của huyện: vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, tình hình kinh tế - xã hội, lao động… trong những năm gần đây. Những thông tin này kết hợp với các số liệu để tác giả đƣa ra những kết luận về tình hình kinh tế trang trại của huyện và phƣơng hƣớng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

- Quan sát: Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua các tri thức nhƣ nghe, nhìn… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã quan sát và thu thập một số thông tin về thực trạng lao động của một số trang trại trên địa bàn, mô hình trang trại của một số hộ gia đình làm ăn hiệu quả… Phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp phỏng vấn đã giúp tác giả đƣa ra đƣợc những thông tin định tính, làm cơ sở để đánh giá đƣợc những vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lí từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’ đến 106048’ độ kinh Đông, là nơi hẹp nhất nƣớc Việt Nam với chiều dài theo đƣờng chim bay khoảng 50 km, có ranh giới:

Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy;

Phía Đông giáp biển Đông;

Phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 119.169,19 ha. Huyện có 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 1 thị trấn.

Quảng Ninh là cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt đi qua nên huyện có cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

- Địa hình, thổ nhƣỡng

* Địa hình: Huyện Quảng Ninh nằm ở sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân thành 4 dạng địa hình chính:

Vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Đặc điểm của dạng địa hình này là có núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ đỉnh U Bò - Ba Rền.

hình bát úp liên tục chạy theo hƣớng Bắc - Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 25o, sƣờn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên thuận lợi cho việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.

Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển, chiếm 9,5% diện tích tự nhiên. Vùng đồng bằng với độ cao từ 0,5 – 5m nên tƣơng đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thƣờng bị ngập lụt và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là vùng sản xuất lƣơng thực trọng điểm của huyện.

Vùng cát ven biển: Chiếm 6,7% diện tích tự nhiên, chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Vùng cát có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào nên phù hợp với các loa ̣i hình trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.

* Về thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu:

Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.

Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Nhóm đất này có 2 loại: Đất phù sa không đƣợc bồi đắp và đất phù sa đƣợc bồi đắp. Là nơi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi.

Nhóm đất mặn, đất phèn và lầy thụt chiếm 3,8% diện tích tự nhiên phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và sông Kiến Giang; hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhƣng do nƣớc mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay, nhờ đƣợc đầu tƣ các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao của huyện và tỉnh Quảng Bình.

Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lƣợng SiO2 chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dƣỡng và liên kết yếu, do đó thƣờng xuyên di

động, tạo ra hiện tƣợng cát bay, cát lấp vào mùa gió Tây - Nam.

Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%. Đây là loại đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại.

* Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 1.191,692 km2. Trong số 15 xã, thị trấn của huyện, xã Trƣờng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất: 774,279 km2 chiếm 64,98%, thị trấn Quán Hàu có diện tích nhỏ nhất: 3,267 km2, chiếm 0,27%.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 45)