Thực trạng các yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 71)

- Đất đai

Để đƣợc công nhận trang trại, các hộ đồng thời phải có quy mô đất đai và giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt tiêu chí quy định tại Thông tƣ 27/2011/TT-BNN&PTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ BNN&PTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Bảng 3.9: Quy mô diện tích của các loại hình trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013 Năm 2013 TT Mô hình Dƣới 5 ha Từ 5-10 ha Từ 10-20 ha Trên 20 ha Tổng số Tỷ lệ % 1 TT trồng cây hàng năm 3 3 5,17

2 TT trồng cây lâu năm 1 1 1,72

3 TT lâm nghiệp 4 4 6,90 4 TT chăn nuôi 18 8 6 32 55 5 TT thủy sản 3 7 10 17,24 6 TT tổng hợp 5 3 8 14 Cộng 29 18 7 4 58 100 Cơ cấu % 50% 31% 12,1% 6,9% 100%

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh

Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp và cho các trang trại. Sự hình thành trang trại gắn liền với việc tập trung tích tụ ruộng đất. Quy mô đất đai là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của các trang trại.

Năm 2013, xét về quy mô diện tích cho từng loại hình kinh tế trang trại, thông qua bảng 3.9. T rang trại có quy mô diện tích dƣới 5 ha là 29 trang trại, chiếm 50% tổng số trang trại, chủ yếu là các loại hình kinh tế trang trại trồng cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trang trại tổng hợp sử dụng diện tích đất nhỏ. Quy mô diện tích từ 5 đến 10 ha, có 18 trang trại và chiếm 31% tổng số trang trại gồm các trang trại chăn nuôi, thủy sản và tổng hợp. Quy mô diện tích từ

10 đến 20 ha có 7 trang trại, chiếm 12,1% tổng số trang trại, chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm và trang trại chăn nuôi. Quy mô diện tích trên 20 ha, có 4 trang trại, chiếm 6,9% tổng số trang trại. Quy mô sử dụng diện tích đất đai vào sản xuất lớn trên 20 ha/trang trại chủ yếu là các trang trại lâm nghiệp.

Qua phân tích cho thấy, thời gian qua trên địa bàn huyện diện tích đất sử dụng cho sản xuất của các trang trại tăng nhanh. Quy mô sử dụng đất của từng loại hình kinh tế trang trại phụ thuộc vào đối tƣợng sản xuất cần đất nhiều hay ít. Vì vậy, huyện cần rà soát, quy hoạch vùng sản xuất gắn với đối tƣợng sản xuất cho phù hợp.

Bảng 3.10: Thực trạng sử dụng đất của các loại hình trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013

(ĐVT: ha) Các loại đất Tổng số TT trồng trọt TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thủy sản TT tổng hợp Đất trồng cây hàng năm 106,92 65,32 24,60 17,0

Đất trồng cây lâu năm 51,10 27,50 23,60

Đất lâm nghiệp 476,92 128,60 73,67 143,65 131,0 Đất đồng cỏ chăn nuôi 110,00 43,00 67,0 Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 147,90 5,70 95,40 46,8 Đất khác 57,80 28,00 23,00 5,80 1,0 Tổng cộng 950,64 221,42 174,97 190,25 101,20 262,80

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh

Qua bảng 3.10, tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại ở huyện năm 2013 là 950,64 ha, chiếm 0,88% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, bình quân 16,39 ha/trang trại. Trong đó, diện tích đất của trang trại tổng hợp lớn nhất: 262,80 ha, chiếm 27,64% tổng diện tích đất trang trại và bình quân 32,85 ha/trang trại; tiếp đến diện tích đất của trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp lần lƣợt là 221,42 ha, chiếm 23,29% và 20,01% tổng diện tích đất trang trại và bình quân 55,35 ha/trang trại trồng trọt và 47,56 ha/trang trại lâm nghiệp; diện tích đất bình quân trang trại thủy sản tƣơng

đối nhỏ: 101,2 ha chiếm 10,65%, trung bình 10,12 ha/trang trại và trang trại chăn nuôi là nhỏ nhất: 174,97 ha chiếm 18,41%, trung bình là 5,47 ha/trang trại.

Diện tích đất của trang trại đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài chỉ có 376,86 ha, chiếm 39,64% tổng diện tích trang trại; chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận là 473,78 ha, chiếm 49,83% tổng diện tích đất. Trong đó, diện tích đất trang trại chăn nuôi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lớn nhất, chiếm 97% diện tích; diện tích đất trang trại lâm nghiệp chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cao nhất, chiếm 73,5% diện tích.

Tóm lại: Việc huy động và sử dụng đất vào sản xuất tính bình quân của các loại hình trang trại khác nhau. Ngoài trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có mức độ đầu tƣ thâm canh cao, còn các trang trại khác chủ yếu hoạt động quảng canh và bán thâm canh. Đất sử dụng sản xuất của trang trại chủ yếu là đất chƣa đƣợc nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận sử dụng lâu dài nên chủ trang trại chƣa mạnh dạn đầu tƣ thâm canh sản xuất.

- Nguồn lao động

Lao động là nhân tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, ngoài lao động gia đình thì các trang trại còn sử dụng thêm lao động thuê bên ngoài. Quy mô của lao động phản ánh quy mô sản xuất của trang trại. Số liệu bảng 3.11 cho biết số lƣợng, trình độ và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của các trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh.

Bảng 3.11: Thực trạng lao động của các loại hình trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013 Các chỉ tiêu ĐVT Tổng số TT trồng trọt TT lâm nghiệp TT chăn nuôi TT thủy sản TT tổng hợp Bình quân 1. Lao động 633 30 307 107 72 117

- Lao động gia đình ngƣời 125 7 75 25 10 8 2,0

- Lao động thuê ngoài

+ Lao động thƣờng xuyên ngƣời 163 20 120 12 7 4 2,7

+ Lao động thời vụ công 345 3 112 70 55 105 4,1

2. Trình độ của chủ TT 2.1. Trình độ văn hóa 100 100 100 100 100 - 10/10 % 26,5 24,5 14,8 8,6 16,5 18,2 - 12/12 % 73,5 75,5 85,2 91,4 83,5 81,8 - Khác % 2.2. Trình độ chuyên môn 100 100 100 100 100 - Đại học, cao đẳng % 5,6 3,8 14,8 21,2 9,1 - Trung cấp % 21,5 38,7 27,8 45 28,7 32,3 - Sơ cấp % 49,2 27,2 33,8 22,0

- Chƣa qua đào tạo % 72,9 57,5 23 13 16,3 36,5

3. Tuổi của chủ trang trại 100 100 100 100 100

- Dƣới 30 tuổi % 0 0 0

- Từ 30 tuổi đến dƣới 45 tuổi % 45,3 76,2 78,5 45,6 69,7 63,1 - Từ 45 tuổi đến dƣới 60 tuổi % 54,7 23,8 18,3 54,4 22,5 34,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trên 60 tuổi % 3,2 7,8 2,2

Nguồn: Phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Quảng Ninh

Bảng 3.11 cho thấy, năm 2013 số lao động làm việc trong các loại hình trang trại là 633 ngƣời. Trong đó: trang trại lâm nghiệp sử dụng số lao động lớn nhất: 307 ngƣời chiếm 48,5% tổng số lao động, sử dụng ít lao động nhất là trang trại trồng trọt với 30 lao động, chỉ chiếm 4,74% tổng số lao động. Sử dụng nhiều lao động thuê ngoài thời vụ, bình quân 48 ngƣời/trang trại. Nhƣ vậy, thực trạng lao động và sử dụng lao động của các trang trại mới ở quy mô nhỏ, sản xuất với trình độ thấp.

Xét riêng chủ trang trại, đây là đối tƣợng ảnh hƣởng tới mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Qua điều tra cho thấy: chủ trang trại đều là nam giới, họ là ngƣời có nhiều kinh nghiệm nhất trong hộ gia đình. Trình độ văn hoá của chủ trang trại khá tốt, đa số tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 81,8%), trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ trang trại còn hạn chế: 9,1% cao đẳng, đại học chủ yếu là các chủ trang trại thủy sản, trồng trọt, 32,3% trình độ trung cấp chủ yếu ở các trang trại tổng hợp và chăn nuôi, 36,5% chƣa qua đào tạo thƣờng thuộc các trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tích lũy. Phần lớn các chủ trang trại nằm trong độ tuổi 30 đến dƣới 45 tuổi (chiếm 63,1%), đây là độ tuổi mà con ngƣời thƣờng chín

chắn trong công việc, dám nghĩ, dám làm sau khi đã đúc rút đƣợc kinh nghiệm. Trong các trang trại đƣợc điều tra, không có trang trại nào mà chủ trang trại dƣới 30 tuổi.

Nhƣ vâ ̣y: Tổng số lao động sử dụng trong trang trại tăng nhanh cùng với sự phát triển số lƣợng trang trại. Tuy nhiên, bình quân số lao động cho một trang trại giảm, thể hiện trình độ ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất của trang trại ngày càng tăng. Lao động thuê làm việc không thƣờng xuyên, theo thời vụ cần nhiều lao động nhất. Các trang trại cần bố trí xen canh, gối vụ để chủ động lao động và giảm áp lực lao động khi đến mùa vụ sản xuất. Số lƣợng lao động còn hạn chế, chất lƣợng thấp vì chƣa qua đào tạo còn nhiều, số lƣợng chủ trang trại trẻ chiếm tỷ lệ không cao. Do vậy cần có chiến lƣợc dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho lao động, cho chủ trang trại, cần quan tâm hơn nữa đến những chủ trang trại trẻ: dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới, có khả năng nhận thức và áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tƣ

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lƣợng vốn nhất định. Việc phát triển kinh tế trang trại cần đầu tƣ nhiều vốn và qua nhiều năm (nhƣ các trang trại trồng cây lâu năm) nhƣng nguồn vốn vay dài hạn còn hạn chế, chủ yếu vay trung hạn và ngắn hạn. Ta có thể xem xét tình hình nguồn vốn của các trang trại ở huyện Quảng Ninh qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.12: Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại huyện Quảng Ninh năm 2013

(ĐVT: triệu đồng) T T Loại hình trang trại Tổng số Vốn tự có Vốn vay Vốn đầu tƣ Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % dựng Xây

cơ bản Trực tiếp cho SX 1 Trồng trọt 2.080 1.300 62,50 780 37,50 920 1.160 2 Lâm nghiệp 9.730 5.100 52,42 4.630 47,58 600 9.130 3 Chăn nuôi 10.700 5.960 55,70 4.740 44,30 3.000 7.700 4 Thủy sản 9.340 3.700 39,61 5.640 60,39 5.040 4.300 5 Tổng hợp 9.770 5.270 53,94 4.500 46,06 3.500 6.270 Tổng cộng 41.620 21.330 51,25 20.290 48,75 13.060 28.560

Xét về quy mô vốn: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại trên 41tỷ đồng, vốn bình quân 717,6 triệu đồng/trang trại. Vốn tự có của chủ trang trại 21,33 tỷ đồng, trung bình 367,76 triệu đồng/trang trại. Vốn vay là 20,29 tỷ đồng, trung bình 349,83 triệu đồng/trang trại. Trong đó, trang trại chăn nuôi có nguồn vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh cao nhất 10,7 tỷ đồng, tiếp đến trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp có nguồn vốn đầu tƣ tƣơng đƣơng nhau khoảng trên 9 tỷ đồng.

Xét về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn tự có, tích luỹ của trang trại 21,33 tỷ đồng, chiếm 51,25% tổng nguồn vốn. Vốn vay của chủ trang trại thấp hơn nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 20,29 tỷ đồng, chiếm 48,75% tổng nguồn vốn (chủ yếu vay từ các ngân hàng thƣơng mại với lãi suất cao từ 10-12%/năm.

Nguồn vốn từ các trang trại đƣợc dùng để đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất của trang trại nhƣ xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị sản xuất là 13,06 tỷ đồng chiếm 31,38%, còn lại đƣợc sử dụng cho hoạt động trực tiếp sản xuất nhƣ mua cây, con giống, thức ăn, phân bón, thuê nhân công… 28,56 tỷ đồng chiếm 68,62%.

Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động vào đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh tƣơng đối lớn và chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tƣ phát triển. Qua điều tra, các trang trại thiếu vốn nhƣng việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn, lãi suất cao và thời hạn cho vay ngắn. Do các chủ trang trại chƣa có năng lực xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao. Mặt khác, các ngân hàng ngại cho vay sản xuất nông nghiệp vì rủi ro lớn do thiên tai, dịch bệnh và ngƣời nông dân thƣờng không có tài sản có giá trị lớn thế chấp.

- Khoa học - công nghệ

Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học trong phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng có những thành công nhất định.

Trong trồng trọt đã ứng dụng công nghệ sản xuất các loại nấm ăn nhƣ: nấm rơm, nấm sò, mọc nhĩ, tận dụng đƣợc nguồn rơm sau thu hoạch lúa. Năm 2009 huyê ̣n kết hợp với Trung tâm giống cây trồng triển khai trồng thử nghiệm giống hoa Lily, hoa Hồng, Cúc Đà Lạt tại xã Lƣơng Ninh, thị trấn Quán Hàu…Ứng dụng quy

trình công nghệ trong sản xuất rau chuyên canh và rau an toàn ở các xã Võ Ninh, Gia Ninh. Áp dụng phƣơng thức canh tác luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý với từng loại cây trồng nhƣ mô hình trồng sắn xen lạc.

Đối với cây cao su, ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc thực hiện đồng bộ trên cả 3 yếu tố trong trồng cao su, đó là cây giống, làm đất và bón phân. Đối với cây giống, qua khảo sát Tập đoàn công nghiệp cao su xác định, với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng của tỉnh Quảng Bình thì các giống cao su RRIM 712, RRIV1, RRIV3, RRIC 121, LH83/85 là những giống thích hợp nhất vì có khả năng chống chịu rét, chịu đƣợc gió bão, sinh trƣởng tốt. Việc làm đất đƣợc thực hiện theo phƣơng án, đối với diện tích đất dốc trên 8% sẽ tiến hành hạ độ dốc thành từng băng rộng 1,5 m, đất tạo độ dốc sẽ đƣợc kéo xuống phía dƣới dốc tạo thành băng hơi nghiêng về phía trên dốc để chống xói mòn và rửa trôi. Việc bón phân đƣợc thực hiện theo cách, tăng cƣờng bón phân vào vụ 2 để chống chịu rét, đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hàng cao su.

Trong chăn nuôi, ứng dụng mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là phƣơng pháp sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 nhằm tạo ra các quần thể vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trƣờng trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa giảm do vật nuôi có môi trƣờng tự nhiên để vận động, đào bới suốt ngày, kích thích quá trình tiêu hóa. Năm 2011, huyện Quảng Ninh kết hợp với Trƣờng Đại học Nông Lâm Huế tiếp thu công nghệ và chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ Newzealand trên hầu hết các xã, thị trấn của huyện. Hiện nay, mô hình đang đƣợc nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện còn kết hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để giới thiệu cho các chủ trang trại thủy sản tiếp thu công nghệ và chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh hàng vạn con cá rô, cá chép tại xã Gia Ninh,Võ Ninh, tôm thẻ chân trắng ở xã Hải Ninh, cá rô phi, cá loi ở xã Hiền Ninh, Tân Ninh. Nhu cầu thị trƣờng về sản phẩm Hàu lớn nên Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cùng với các chủ trang trại thủy sản đã thử nghiệm nuôi Hàu cửa sông theo mô hình công nghiệp bằng nguồn giống sinh sản tại thị trấn Quán Hàu, quy mô đã và đang đƣợc mở rộng ở nhiều hộ gia

đình. Du nhập về huyện nhiều loại vật nuôi nhƣ: Ngan Pháp, vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, gà Tam Hoàng,…đã cải thiện đáng kể năng suất vật nuôi, từng bƣớc ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp.

Đối với lâm nghiệp, huyện đã du nhập, chuyển giao công nghệ dâm bầu và trồng keo tai tƣợng, keo lá tràm, tre Điền trúc..., có vƣờn ƣơm nhân giống keo lai cung cấp cây giống cho việc trồng rừng hằng năm.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 71)