- Giải pháp về đất đai
Đất đai, mối quan tâm hàng đầu của những ngƣời làm kinh tế trang trại. Vì vậy, chính sách đất đai của huyện thời gian đến cần dựa trên cơ sở khuyến khích phát triển, bằng cách:
+ Hoàn chỉnh quy hoạch đất đai
Huyện cần quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên của huyện và từng xã.
Vùng núi: Với độ cao trung bình từ 500 - 750 m, mật độ dân cƣ thƣa thớt , chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính . Mặt khác, phần lớn diện tích vùng núi đều đã giao cho các lâm trƣờng quản lý . Phần diện tích trên 1.660 ha đất đồi núi chƣa sử dụng ở xã Trƣờng Sơn (1.205 ha xã đang quản lý ngoài ranh giới lâm trƣờng và 455 ha Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Đại thống nhất bàn giao), huyện cần quy hoạch bố trí sản xuất phù hợp. Về cơ bản loại hình trang trại ở vùng này là trang trại nông, lâm kết hợp.
Vùng gò đồi: Bao gồm diện tích 6 xã dọc đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh phía Đông) và xã Trƣờng Xuân với chức năng vừa phòng hộ, vừa khai thác kinh tế nên các loại hình kinh tế trang trại ở đây có thể kết hợp nông - lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp (cao su, thông, bạch đàn, keo...), cây ăn quả, vừa phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, lợn).
Vùng cát ven biển: Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, trồng rau, hoa, trang trại nuôi trồng thủy sản, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi gia súc. Mô hình phát triển chủ yếu là trang trại tổng hợp: Trồng rừng kinh tế, kết hợp chăn nuôi lợn tập trung theo phƣơng pháp công nghiệp; hoặc trồng rừng kết hợp chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...) và nuôi trồng thủy sản.
+ Đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai
Để đẩy nhanh quá trình tập trung đất phục vụ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, ngoài việc thực hiện dồn điền, đổi thửa còn phải giải quyết vấn đề chuyển nhƣợng, cho thuê ruộng đất ở nông thôn. Việc chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho phép những ngƣời có điều kiện về vốn, kỹ thuật tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất trang trại. Tuy nhiên, quá trình chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cần phải tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc, triệt tiêu tƣ tƣởng đầu cơ, bao chiếm đất đai vì nó gây nên sự bất ổn trong giá cả chuyển nhƣợng và không mang lại hiệu quả cho sản xuất.
- Giải pháp về lao động và nguồn lực
UBND huyện cần chỉ đạo các ban ngành liên quan sử dụng nguồn vốn ngân sách để xây dựng chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động bằng cách liên kết với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, các trung tâm dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trƣờng, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,… Đối với những ngƣời lao động trong các trang trại cũng phải đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo trở thành những lao động có kỹ thuật và tay nghề vững vàng. Các lớp học nên mở với thời gian ngắn hạn, buổi học nên trình bày súc tích,
ngắn gọn, tập trung vào nội dung chính, tăng kinh nghiệm thực tế bằng cách mời những chủ trang trại thành đạt đến luận giải những thắc mắc với tinh thần “cầm tay, chỉ việc”. Đồng thời, khuyến khích những ngƣời có chuyên môn, tay nghề cao trong các trang trại tự đào tạo nghề cho lao động trang trại mình, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, hiệp hội để các chủ trang trại có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Nên tổ chức thị trƣờng lao động ở nông thôn bằng cách thông qua các đoàn thể xã hội nhƣ: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, bộ phận quản lý lao động ở các xã, thị trấn,… để làm nơi cung cấp về việc làm. Từ đó, tạo thuận lợi cho ngƣời lao động và chủ trang trại trong việc tìm kiếm việc làm và thuê mƣớn lao động, nhất là vào giai đoạn cao điểm nhƣ mùa thu hoạch.
- Giải pháp về vốn
Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tƣ. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hƣớng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phƣơng thức “ lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ đó tích lũy vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất.
Chủ trang trại có thể hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhƣ: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản,…để giảm bớt áp lực về vốn.
Hình thành tổ chức tƣơng trợ về vốn gồm 10-15 trang trại cùng đóng góp xây dựng một quỹ chung trích ra từ mỗi vụ thu hoạch, khi trang trại nào có nhu cầu thì có thể vay mƣợn quỹ chung này.
Cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng cho vay và chủ trang trại, làm sao để chủ trang trại có thể vay vốn không cần thế chấp tại ngân hàng theo quy định của chính phủ. Nên kiểm tra lại phƣơng thức cho vay, tránh thủ tục phiền hà, cung cấp tín dụng với lãi xuất ƣu đãi cho các trang trại mới thành lập.
Xây dựng mô hình quan hệ giữa chủ trang trại, công ty chế biến, thƣơng mại và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón gắn với cho vay vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa ba đối tác có tính
chất pháp lý. Mối quan hệ đó là:
Quan hệ giữa công ty và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.
Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân hàng ký khế ƣớc cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ƣớc đã ký.
Quan hệ giữa ngân hàng và công ty là mối quan hệ thanh toán cho công ty giá trị vật tƣ, giống theo hóa đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá phù hợp.
- Giải pháp về khoa học - công nghệ
Các phòng ban chuyên môn của huyện cần có cơ chế thích hợp trong việc thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp cho trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trƣờng của Đảng và Nhà nƣớc.
UBND huyện tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các chủ trang trại mạnh dạn đầu tƣ nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng năng suất và chất lƣợng giống cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ các trang trại nhƣ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…để thực hiện việc hƣớng dẫn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, phục vụ tƣới tiêu…đến các trang trại.
Nhà nƣớc đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng mối liên kết, hợp đồng giữa các trang trại với nhà khoa học trong việc nghiên cứu, chế tạo máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu lai tạo giống cây trồng,vật nuôi, hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho chủ trang trại và ngƣời lao động làm việc trong các trang trại, nhờ đó làm tăng năng suất, tăng hàm lƣợng chất xám trong các sản phẩm do các trang trại làm ra. Ngƣợc lại, các trang trại tạo môi trƣờng cho nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm. Mối liên kết này đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất trong các trang trại mà chính quyền huyện phải làm vai trò trung gian.
kỹ thuật vào phát triển sản xuất của các trang trại, huyện cần đẩy mạnh việc triển khai áp dụng công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến sản phẩm. Quy hoạch, xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm xa các khu vực dân cƣ và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trƣờng. Chọn hƣớng phát triển công nghệ chế biến ở những vùng trọng điểm, vùng đã hình thành khu chuyên canh nguyên liệu nông sản.
4.2.3. Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất các trang trại
Hình thành các trang trại theo mô hình liên kết giữa trang trại với nông dân. Đây là hình thức liên kết mà một trang trại có uy tín ký hợp đồng với các hộ nông dân trong vùng về việc sử dụng ruộng đất theo kế hoạch sản xuất chung, việc tiến hành canh tác vẫn giao cho các hộ gia đình thực hiện. Tùy theo quy mô và trình độ sản xuất, các trang trại có đƣợc mở rộng sang trang trại cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ cho nông dân.
Các trang trại trong cùng lĩnh vực phải liên kết và hợp tác với nhau, bên cạnh việc tìm kiếm hợp tác với những tổ chức kinh tế khác, nhắm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Một hình thức hợp tác, liên kết tiêu biểu và đem lại hiệu quả là chƣơng trình liên kết “ 4 nhà” giữa nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Chính quyền huyện liên hệ, tìm kiếm doanh nghiệp có thể hổ trợ đầu vào cho nông dân sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Chính quyền quy hoạch, hƣớng dẫn ngƣời nông dân sản xuất cây, con để đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng yêu cầu. Huyện hƣớng dẫn nhân dân thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác hoặc các hợp tác xã, cử ra ban đại diện cùng với chính quyền làm việc với doanh nghiệp thống nhất giá cả hoặc những vấn đề khó khăn, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời, chính quyền tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng hợp đồng để giữ uy tín, duy trì niềm tin đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, chính quyền có thể dành một lƣợng vốn ngân sách hổ trợ nông dân sản xuất vụ mùa sau nếu vụ mùa trƣớc doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua vì nhu cầu thị trƣờng.
4.2.4. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại
- Đối với huyện Quảng Ninh:
Ban hành những chính sách nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Sau khi ký kết hợp đồng, các tổ chức, cá nhân cung ứng yếu tố đầu vào cho trang trại kịp thời với giá cả thoả đáng, tránh tƣ thƣơng ép giá, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trang trại.
Xúc tiến tìm kiếm thị trƣờng, giới thiệu nông sản trong và ngoài nƣớc giúp các trang trại tiêu thụ đƣợc sản phẩm làm ra với giá cả phù hợp, tránh tình trạng ép giá của tƣ thƣơng ở địa phƣơng. Tổ chức các hội chợ nông sản để buôn bán nông sản của trang trại.
- Đối với chủ trang trại:
Tổ chức đánh giá nhu cầu thị trƣờng trƣớc khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu đƣợc có thể ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng trƣớc khi đầu tƣ sản xuất. Sản xuất phải gắn chặt với nhu cầu của thị trƣờng, thị hiếu của khách hàng và khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng.
Không ngừng nâng cao số lƣợng, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm của các trang trại nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trƣờng.
Sản xuất kinh doanh của trang trại gắn liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty chế biến, thƣơng mại.
4.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loại hình trang trại trang trại
- Đối với trang trại trồng trọt
Loại hình trang trại này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số trang trại của huyện. Trang trại trồng cây hàng năm chủ yếu trồng các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm và trang trại trồng cây lâu năm chủ yếu trồng hồ tiêu, cao su. Muốn các trang trại trồng trọt làm ăn hiệu quả thì yếu tố đầu tiên cần chú trọng là đất và nguồn nƣớc. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm trang trại làm ra, bao gồm:
đồng bộ, nâng cao diện tích chủ động tƣới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trƣớc hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với thuỷ lợi phải thực hiện tốt dự báo khí tƣợng, thuỷ văn, thực hiện phòng chống hạn hán, lụt bão có hiệu quả.
Mở rộng diện tích gieo trồng giống mới với cơ cấu hợp lý.
Đẩy mạnh viê ̣c sản xuất phân bón , nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.
Phát triển hệ thống giao thông, nhất là hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá.
Coi trọng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm.
Thực hiện trồng xen cây hàng năm nhƣ sắn, dứa.. với các cây lâu năm mới trồng chƣa đến thời kỳ thu hoạch để tận dụng diện tích và là lấy ngắn nuôi dài.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho ngƣời sản xuất. Xã Võ Ninh, Gia Ninh có diện tích đất cát tự nhiên lớn , phù hợp với các loại cây rau màu , cây thực phẩm nên huyện cần tập trung chỉ đạo và chuyển giao kỹ thuật trồng rau , hoa cho các xã này . Địa hình đồi núi ở các xã : Trƣờng Xuân, An Ninh, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh phù hợp cho các loại cây lâu năm có khả năng chịu hạn cao nhƣ hồ tiêu , cao su nên tích cực khuyến khích các hộ nông dân, các chủ trang trại hiện có ở những vùng này gia tăng diện tích canh tác nâng cao năng suất cây trồng.
Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt nhƣ: chính sách giá cả, thị trƣờng, chính sách vốn, chính sách đấy đai...
Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp Nhà nƣớc, hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá trong trang trại trồng trọt.
- Đối với trang trại lâm nghiệp
Phát triển các trang trại lâm nghiệp có ý nghĩa lớn về kinh tế , xã hội và môi trƣờng. Đây là trang trại có quy mô diện tích rất lớn vì vậy đòi hỏi phải đầu tƣ lớn, chu kỳ sản xuất dài trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng và giao thông hạn chế nên gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn trƣớc mắt và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Huyện cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài (các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho miền núi, cho lâm nghiệp...) để tiếp tục mở rộng và đầu tƣ theo chiều sâu.
Thực hiện giao đất, giao rừng, quy hoạch đất rừng dài hạn cho các hộ ở xã Trƣờng Xuân, Trƣờng Sơn.
Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc nhằm tận dụng lợi thế vùng đồi