Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 86)

- Về cơ chế, chính sách

Về chính sách hỗ trợ : Việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong điều kiện thực tế của huyện còn nhiều bất cập . Ngân sách địa phƣơng hằng năm còn hạn chế , chƣa đảm bảo nguồn lực để hỗ trợ tích cực cho các trang trại. Nhiều trang trại trong lĩnh vực nông lâm, nhất là các trang trại trong những năm đầu thành lập đứng trƣớc tình trạng thiếu vốn , thiếu máy móc nông cụ nhƣng chính quyền chƣa có chính sách hỗ trợ kịp thời ; hoặc thiếu kỹ thuật,

thiếu lao động lành nghề nhƣng bản thân các trang trại không có điều kiện tự đào tạo, bồi dƣỡng trong khi Nhà nƣớc chƣa quan tâm đúng mức.

Về công tác khuyến nông: Cán bộ làm công tác khuyến nông chƣa phát huy hết vai trò trong việc chuyển giao khoa học - công nghệ và hƣớng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” để các chủ trang trại và ngƣời lao động nhanh chóng áp dụng những phƣơng pháp canh tác, phƣơng thức sản xuất mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

Về cơ sở pháp lý: Hiện tại, chủ trang trại thƣờng chỉ đƣợc xem nhƣ là một chủ hộ nông dân bình thƣờng, trong khi quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn nhiều lần so với nông hộ, nhất là về vốn đầu tƣ. Chính vì vậy các trang trại chƣa đƣợc chính quyền thừa nhận về mặt pháp lý nên chƣa có tƣ cách pháp nhân trong quan hệ giao dịch với cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế, nhất là với các tổ chức tín dụng.

- Về phía các trang trại

Vốn sản xuất kinh doanh: Nhu cầu về vốn của các trang trại rất lớn, có khoảng 90% các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn với mức bình quân từ 40 – 50 triệu đồng/năm/trang trại để đầu tƣ phát triển của trang trại, nhƣng khả năng tự thân của các trang trại còn nhiều hạn chế. Thiếu vốn các chủ trang trại không thể đầu tƣ phát triển theo chiều sâu. Nhiều trang trại theo cách làm của mình là đầu tƣ rải đều, kết hợp trồng cây lâu năm với trồng xen cây ngắn ngày và chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài, tích lũy dần để đầu tƣ mở rộng qui mô diện tích, qui mô sản xuất. Một số trang trại phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hoặc sang nhƣợng, cho thuê bớt diện tích, hoặc bỏ hoang để tập trung đầu tƣ kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng cho phần diện tích còn lại,...dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh chƣa cao.

Về lao động: Thực tế cho thấy thành phần của chủ trang trại chủ yếu là nông dân, tuy có nhiều kinh nghiệm thực tế nhƣng thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu kiến thức tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nền kinh tế thị trƣờng. Lao động sản xuất trong các trang trại chủ yếu lao động gia đình và lao động làm thuê phần lớn là lao động phổ thông, số ít có

kinh nghiệm thực tiễn nhƣng thiếu kiến thức về kỹ thuật chuyên môn.

Về khả năng tiếp cận thị trƣờng: Đa số các trang trại cho rằng không gặp nhiều khó khăn trong việc mua các yếu tố đầu vào, đặc biệt là việc tìm mua vật tƣ nông nghiệp, thuê lao động và mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm (tìm thị trƣờng đầu ra khó, giá cả nông sản chƣa ổn định), đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới khâu thu tiền về của các trang trại sau một chu kỳ sản xuất. Điều này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng quy mô sản xuất mặc dù khả năng đất đai, lao động vẫn còn.

Về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ: Đối với hầu hết các trang trại nông lâm hiện nay, trình độ quản lý của chủ trang trại còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn khiêm tốn, nhiều ứng dụng chƣa mang tính đặc thù riêng cho từng vùng sinh thái, thiếu chọn lọc nên chƣa đem lại hiệu quả. Công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch chƣa đƣợc đầu tƣ. Hầu hết lao động làm thuê cho các trang trại thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, chƣa đƣợc đào tạo nghề chính thống.

CHƢƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,

TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)