Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tếtrang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 36)

- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất + GO : Tổng giá trị sản xuất

Công thức tính: GO=∑ Pi * Qi

Trong đó: Pi: Giá trị sản phẩm i, Qi: khối lƣợng sản phẩm i + VA: Giá trị gia tăng (thu nhập)

Công thức: VA= GO – IC

+ IC (Intermediate Cost): Chi phí trung gian Công thức tính: IC=∑Ci

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất/ chi phí ( GO/IC ): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỷ suất giá trị gia tăng ( VA/IC ): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng đất ( GO/ ha canh tác): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích canh tác sử dụng cho sản xuất thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động: Thu nhập/lao động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất kinh doanh thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập.

1.2.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại * Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế trang trại gồm: vị trí địa lý, khí hậu, nguồn nƣớc, đất đai, …. Mỗi yếu tố của tự nhiên tạo nên các đặc điểm riêng và có vai trò quan trọng để khai thác các nguồn lực này trong phát triển nông nghiệp.

- Vị trí địa lý

Vị trí xây dựng trang trại ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trang trại. Ở vị trí thuận lợi, gần đƣờng giao thông, nơi cung cấp vật tƣ, gần thị trƣờng tiêu thụ hay các cơ sở chế biến thì chủ trang trại sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, chí phí vận chuyển, hạ giá thành nông sản. Có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, chủ trang trại có điều kiện thuận lợi hơn để chủ động sản xuất, nhanh chóng tiếp cận thông tin thị trƣờng, dễ dàng tiêu thụ nông sản, nhờ đó trang trại có lợi thế cạnh tranh so với các trang trại khác trong cùng lĩnh vực.

- Địa hình, thổ nhƣỡng

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tƣ cách vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trƣớc lao động, đất có giới hạn về mặt diện tích nhƣng không có giới hạn về sức sản xuất.

Để trở thành trang trại, đòi hỏi phải có quy mô diện tích đất đủ lớn. Vì vậy, trang trại dễ dàng ra đời và phát triển ở những vùng có đất đai rộng lớn, mật độ dân số thấp. Ở những vùng đất hoang hóa, chƣa có nhiều ngƣời sử dụng sẽ là điều kiện thuận lợi để những ngƣời có đủ điều kiện đề nghị Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất xây dựng và phát triển trang trại. Bên cạnh đó, việc thể chế hóa các quan hệ đât đai nhƣ các điều kiện về chuyển nhƣợng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài là những nhân tố quan trọng để các nhà đầu tƣ tích tụ và tập trung ruộng đất, yên tâm phát triển sản xuất.

Tính chất nông hóa thổ nhƣỡng, độ phì của đất, địa hình, điều kiện canh tác là những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế trang trại. Quy mô đất đai, vị trí, địa hình và thổ nhƣỡng có liên quan mật thiết đến từng loại nông sản, số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm làm ra, giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu đƣợc. Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật, phát triển theo những quy luật tự nhiên và quy luật sinh học. Nếu đất có tính nông hóa thổ nhƣỡng phù hợp, đồ phì cao, có thể tận dụng những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lƣợng cao và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Thời tiết, thủy văn

Lƣợng mƣa, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống sông ngòi,…trên các vùng lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng các loại đất. Ở các vùng lãnh thổ khác nhau có điều kiện thời tiết, thủy văn khác nhau sẽ có cơ cấu cây trồng, mùa vụ khác nhau và kết quả sản xuất cũng hoàn toàn khác nhau. Thời tiết, khí hậu, thủy văn ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Việc bố trí chủng loại cây trồng, vật nuôi ở trang trại phải căn cứ vào điều kiện thời tiết, thủy văn của vùng. Do vậy, thời tiết, thủy văn cũng là những nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất và sự phát triển của kinh tế trang trại.

* Điều kiện kinh tế

- Vốn đầu tƣ

Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dù có đủ các điều kiện về đất đai, lao động hay ý muốn sản xuất lớn, song thiếu vốn thì chủ trang trại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển trang trại.

Để hình thành trang trại và tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi chủ trang trại phải có trong tay một lƣợng vốn ban đầu tƣơng đối lớn, bình quân vài chục triệu đồng để khai hoang hoặc mua ruộng đất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cây con giống, các loại máy móc, công cụ sản xuất, tiền thuê lao động và chi phí thƣờng xuyên mua các loại vật tƣ, phân bón cho cây trồng, thức ăn cho chăn nuôi,… Quy mô vốn đầu tƣ cần thiết phụ thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất, chu kỳ sống của cây trồng, vật nuôi mà trang trại kinh doanh. Vốn là nhân tố quyết định đến việc hình thành và phát triển trang trại, đặc biệt với nhƣng trang trại đòi hỏi nhiều vốn nhƣ: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao,…

Vốn đầu tƣ để xây dựng và phát triển trang trại đƣợc hình thành từ những nguồn cơ bản sau đây:

Vốn tự có của chủ trang trại: Đây là nguồn vốn chủ yếu, đóng vai trò quyết định, song nguồn vốn này không nhiều vì khả năng tích lũy của ngƣời dân không cao.

Vốn vay các tổ chức tín dụng.

Vốn liên doanh, liên kết sản xuất giữa chủ trang trại với các tổ chức, cá nhân khác. Vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc thông qua các chƣơng trình dự án. Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà việc sử dụng vốn trong sản xuất cũng có những đặc thù riêng ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại. Những ảnh hƣởng đó là:

Sự tác động của vốn vào quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh tế của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu của vốn cũng phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại.

Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp một mặt làm cho tuần hoàn và chu chuyển của vốn chậm, kéo dài thời gian thu hồi vốn. Phải sau một chu kỳ sản xuất thì chủ trang trại mới có thể thu hồi vốn đã bỏ ra, mới tính toán đƣợc hiệu quả của sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp có quan hệ trực tiếp với các điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn cũng gặp nhiều rủi ro, có thể dẫn đến tổn thất và giảm hiệu quả sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trƣờng

những gì thị trƣờng cần chứ không phải sản xuất những gì mà trang trại có điều kiện. Vì vậy, nhu cầu và giá cả của thị trƣờng nông sản ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế trang trại. Sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm của trang trại nói riêng chủ yếu hàng tƣơi sống, thời gian cất trữ hạn chế và dễ bị xuống cấp. Mặt khác, kinh tế trang trại làm ra khối lƣợng sản phẩm nhiều, nên phải có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn. Các nhà máy chế biến nông phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ các sản phẩm của kinh tế trang trại. Sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản kéo theo sự gia tăng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, ở những vùng công nghiệp chế biến phát triển thì ở những nơi đó và các vùng lân cận sẽ đƣợc đầu tƣ, quy hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu. Ngƣời nông dân đƣợc hỗ trợ đất đai, vốn, kỹ thuật,… để tăng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy ngƣời nông dân liên doanh, liên kết chặt chẽ hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Quy mô sản xuất tăng là điều kiện để hình thành các trang trại. Việc tiêu thụ nhanh, kịp thời với giá cả đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cho trang trại, tạo điều kiện để chủ trang trại thu hồi vốn và tái sản xuất.

- Cơ sở vật chất

Sự phát triển vể giao thông, thủy lợi, điện và mạng lƣới thông tin liên lạc trong vùng là điều kiện đảm bảo cho kinh tế trang trại tồn tại và phát triển. Một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất. Chẳng hạn nhƣ điện và thủy lợi tạo điều kiện cho máy móc công cụ sản xuât phát huy tác dụng và cho phép áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, hiệu quả. Nhà cửa và trang thiết bị nông nghiệp tạo điều kiện cho các tƣ liệu lao động phát huy tác dụng trong sản xuất và là phƣơng tiện bảo quản, giữ gìn sản phẩm. Giao thông, thông tin liên lạc phát triển cho phép vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sau thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản giúp bảo vệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Những điều kiện đó thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sản xuất tăng quy mô diện tích, hình thành các trang trại từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn với tính chất chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao. Từ những lý do

trên đây, mà cơ sở hạ tầng trở thành nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

- Khoa học - công nghệ

Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhanh, ngày càng đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế. Khoa học - công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và tác động vào mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Với môi trƣờng sản xuất tập trung, kinh tế trang trại càng đòi hỏi phải ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, khả năng thâm canh, mức độ cơ giới hóa, các biện pháp kỹ thuật khác nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt cùng thời điểm để tiện việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, tập tục, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phƣơng khác nhau nên việc xây dựng và phát triển trang trại ở từng vùng cũng hoàn toàn khác nhau.

Quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế trang trại, mở ra triển vọng cho việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng.

* Điều kiện xã hội

- Dân số

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với kinh tế trang trại, dân số vừa là nguồn lực sản xuất, vừa là thị trƣờng tiêu thụ nông sản hàng hoá.

Những vùng có chất lƣợng dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao là điều kiện cung cấp lực lƣợng lao động dồi dào, đảm bảo chất lƣợng cho quá trình phát triển kinh tế trang trại và ngƣợc lại. Trong khi các yếu tố nhƣ phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng của dân cƣ sẽ quyết định đến sản phẩm làm ra của các trang trại.

- Lao động

Để tiến hành sản xuất tất yếu phải có sƣ́c lao động của con ngƣời. Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, chủ trang trại không

chỉ sử dụng lao động của những thành viên trong gia đình mà còn phải thuê ngoài một lƣợng lao động nhất định. Quy mô và hình thức thuê lao động tùy thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại. Tình chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng đến nhu cầu lao động của trang trại. Lao động trong các trang trại có thể là lao động tại địa phƣơng hay lao động từ những nơi khác đến. Chủ trang trại trả công lao động bằng tiền hoặc sản phẩm tuỳ theo sự thỏa thuận giữa chủ trang trai và ngƣời lao động. Vì vây, muốn hình thành trang trại, các chủ trang trại phải tìm kiếm thị trƣờng cung ứng lao đông.

Trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ năng lao động cũng nhƣ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của chủ trang trại trực tiếp quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của trang trại. Sản xuất hàng hóa trong trang trại với quy mô lớn, nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải đƣợc xác định ngay từ đầu, trƣớc khi bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Muốn sản xuất có hiệu quả, đầu tƣ đúng hƣớng, chủ trang trại phải có những hiểu biết nhất định về kỹ năng sản xuất, cơ chế sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi mà mình sẽ đầu tƣ sản xuất kinh doanh; tìm hiểu và nắm chắc các điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội của địa phƣơng nơi mình sẽ xây dựng trang trại.

Trình độ của lao động thuê ngoài ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển của trang trại. Tính chất sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, trình độ cơ giới hóa và hiệu quả kinh tế còn hạn chế nên khó có thể thu hút lao động có trình độ cao. Bên cạnh đó, chủ trang trại hiện nay chủ yếu là nông dân có trình độ thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển trang trại.

- Truyền thống văn hóa

Trong nền kinh tế thị trƣờng, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hƣớng dẫn và thúc đẩy con ngƣời không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lƣợng, chất lƣợng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh các giá trị truyền thống, đạo lý dân tộc để hạn chế xu hƣớng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hƣớng hàng hóa và đồng tiền xuất

hiện với tính chất là lực lƣợng có khả năng xuyên tạc bản chất của con ngƣời cũng nhƣ những hệ lụy khác dẫn đến suy thoái đa ̣o đƣ́c xã hội.

Đối với kinh tế trang trại, các tập quán văn hóa làng xã, truyền thống cách mạng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến tâm lý, tính cách, thói quen tiêu dùng của ngƣời dân địa phƣơng, qua đó có ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế trang trại trong vùng.

*Chính sách Nhà nước, trình độ của chủ trang trại

- Chính sách của Nhà nƣớc

Bất kỳ một loại hình kinh tế nào ra đời, tồn tại và phát triển ngoài những điều kiện khách quan và những yêu cầu của sự phát triển đều gắn chặt với những chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc. Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc tác động tích cực đến quá trình phát triển nếu nó phù hợp với những điều kiện khách quan và giải quyết đƣợc những đòi hỏi nảy sinh trong quá trình phát triển, ngƣợc lại sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển.

Nhà nƣớc công nhận sự tồn tại và tác dụng tích cực của kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 36)